CHƯƠNG 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
CHƯƠNG 9
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
❑ CISG Công ước trong khuôn khổ của Liên hợp quốc
❑ CISG do Ủy ban Liên hợp quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL - United Nations Commission on International Trade Law) soạn thảo
❑ Ý nghĩa của CISG:
▪ Thống nhất về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
▪ Hạn chế những vấn đề về chọn luật áp dụng trong thương mại quốc tế.
▪ CISG vừa có tính chất là luật thống nhất, vừa có tính chất là “luật mẫu” đòi hỏi mỗi quốc gia thành viên WTO phải hài hòa hóa luật thương mại trong nước.
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
CẤU TRÚC
Gồm 101 Điều, chia làm 4 Phần với các nội dung:
Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung (từ Đ.1 đến Đ.13)
Phần 2: Ký kết hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết hợp đồng) (từ Đ.14 đến Đ.24)
Phần 3: Mua bán hàng hóa (từ Đ.25 đến Đ.88)
▪ Chương I: Những quy định chung
▪ Chương II: Nghĩa vụ của người bán
▪ Xxxxxx XXX: Nghĩa vụ của người mua
▪ Chương IV: Chuyển rủi ro
▪ Chương V: Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua
Phần 4: Các quy định cuối cùng (từ Đ.89 đến Đ.101)
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
PHẠM VI ÁP DỤNG
❑Áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
❑Áp dụng cho các quốc gia là thành viên của Công ước CISG
❑Theo quy tắc tư pháp quốc tế (VD: nước A là thành viên CISG, nước B không là thành viên CISG, thương nhân nước A ký kết hợp đồng với thương nhân nước B, trong đó quy định luật áp dụng là luật nước A, mà luật nước A quy định dẫn chiếu đến CISG thì hợp đồng ký giữa thương nhân nước A và thương nhân nước B sẽ áp dụng CISG)
❑Các bên có trụ sở thương mại tại các nước không là thành viên CISG nhưng thỏa thuận áp dụng CISG
❑Do cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án, Trọng tài) lựa chọn CISG
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
XXXX XX KHÔNG ÁP DỤNG CISG
❑Hiệu lực của hợp đồng.
❑Quyền sở hữu: thời điểm chuyển giao quyền sở hữu giữa các bên (INCOTERMS quy định)
❑Hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác (hợp đồng dịch vụ)
❑Các hoạt động mua bán:
▪ Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ (hàng tiêu dùng), mà người bán biết hàng hóa sử dụng mục đích tiêu dùng.
▪ Bán đấu giá.
▪ Cổ phiếu, cổ phần, chứng chỉ quỹ, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
▪ Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
▪ Ðiện năng.
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
PHẠM VI KHÔNG ÁP DỤNG CISG
❑Thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật. (Bồi thường hợp đồng)
❑Trách nhiệm của người bán trong trường hợp: hàng hóa người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.
❑Thỏa thuận giữa các bên trái với công ước CISG
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG
❑Đề cao tuyệt đối tính tự do thỏa thuận về hình thức của hợp đồng.
❑Hợp đồng có thể được giao kết dưới mọi hình thức do các bên thỏa thuận.
▪ Bằng văn bản.
▪ Bằng lời nói.
▪ Bằng hành vi.
▪ Bằng lời khai nhân chứng.
▪ Bằng bất kỳ hình thức nào.
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
CHÀO HÀNG
CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
1. CHÀO HÀNG
❑ Là đề nghị giao kết hợp đồng khi:
▪ Gửi cho một hay nhiều người xác định.
▪ Thể hiện đầy đủ hàng hóa, ấn định số lượng, giá cả, phương thức giao nhận.
▪ Thể hiện ý chí của người chào hàng.
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
1. CHÀO HÀNG
Phân loại:
❑ Chào hàng có thể hủy bỏ.
▪ Thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
▪ Hoặc khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể hủy ngang chào hàng, nếu người được chào hàng nhận được thông báo về việc hủy ngang trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.
❑ Chào hàng không thể hủy bỏ.
Có thời hạn xác định để gửi chấp nhận, hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc
▪ Người chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo chiều hướng đó
1. CHÀO HÀNG
Phân loại:
❑ Chào hàng ban đầu: là chào hàng đầu tiên đưa ra.
❑ Hoàn giá chào:
▪ Là chào hàng thứ phát, chào hàng lần thứ 2.
▪ Là sự phúc đáp của người được chào hàng với mục đích muốn giao kết hợp đồng nhưng đưa ra thay đổi, bổ sung 1 số điều khoản cơ bản của chào hàng.
1. CHÀO HÀNG
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CHÀO HÀNG
❑ Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng và được chấp nhận.
❑ Chào hàng hết hiệu lực trong trường hợp chào hàng hủy bỏ thì thư hủy chào hàng phải tới tay người được chào hàng trước hoặc cùng lúc người được chào hàng nhận chào hàng thì chào hàng sẽ hết giá trị pháp lý.
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
2. CHẤP NHẬN CHÀO HÀNG
❑ Là sự trả lời của người được chào hàng.
❑ Mục đích giao kết hợp đồng.
❑ Có thể đơn thuần là chấp thuận hoặc có thể chứa đựng những điều khoản bổ sung nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng.
❑ Điều kiện của chấp nhận chào hàng:
▪ Đồng ý vô điều kiện với những nội dung cơ bản của chào hàng.
▪ Có thể thay đổi hoặc bổ sung điều khoản nhưng chỉ ở những điều khoản không cơ bản. Nếu thay đổi hoặc bổ sung những điều khoản cơ bản thì sẽ trở thành Hoàn giá chào.
▪ Chấp nhận chào hàng phải được thể hiện dưới hình thức mà người chào hàng có thể nhận biết được.
▪ Im lặng không được coi là đồng ý.
❑ Chấp nhận chào hàng có giá trị pháp lý khi nhận được thư chấp nhận chào hàng
3. GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
(CISG– Convention on Contracts for the International Sale of Goods)
NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ-NGUYÊN TẮC UPICC
(UNIDROIT PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS - )
(UNIDROIT PRINCIPLES OF INTERNATIONAL COMMERCIAL CONTRACTS - )
❑ Viện Quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tư, tiếng Anh “The International Institute for the Unification of Private Law”, tiếng Pháp “Institut international pour l'unification du droit privé “
❑ Mục đích: Nghiên cứu nhu cầu và phương pháp hiện đại hoá, hài hoà hoá và điều hoà pháp luật tư, đặc biệt là luật thương mại giữa các quốc gia và các nhóm quốc gia và xây dựng nên các văn kiện pháp lý, các nguyên tắc và luật lệ thống nhất nhằm đạt được các mục tiêu đó.
❑ Bộ quy tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) do Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế (UNIDROIT) soạn thảo và ban hành năm 1994, được sửa đổi và bổ sung năm 2004. Là văn bản tập hợp những nguyên tắc pháp lý cơ bản phản ánh những khái niệm đã được công nhận ở phần lớn các hệ thống pháp luật trên thế giới.
NGUYÊN TẮC HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ-NGUYÊN TẮC UPICC
TẬP QUÁN (ĐIỀU KIỆN) THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(International Commercial Terms – INCOTERMS)
❑ Incoterms® là nhãn hiệu đã đăng ký của Phòng Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commercial-ICC)
❑ Do Ủy ban luật và tập quán thương mại quốc tế của Phòng thương
mại quốc tế (ICC) biên soạn.
❑ Văn bản tập hợp các tập quán về mua bán hàng hóa quốc tế.
❑ Nguồn luật cơ bản được các bên áp dụng trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
NỘI DUNG CỦA INCOTERMS®
❑ Quy tắc giáo nhận hàng hóa quốc tế.
❑ Tập trung chủ yếu vào công đoạn giao - nhận hàng hóa quốc tế: nghĩa vụ, chi phí và rủi ro trong quá trình giao hàng
❑ Không điều chỉnh tất cả các vấn đề của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ INCOTERMS®
❑ Các bản Incoterms có giá trị ngang nhau, các bên có thể lựa chọn bất kỳ bản Incoterms nào để áp dụng
❑ Incoterms không phải là luật, nên chỉ phát sinh giá trị pháp lý khi
các bên thỏa thuận áp dụng trong hợp đồng.
❑ Thỏa thuận của các bên vẫn có giá trị cao nhất.
1. Incoterms 1936
2. Incoterms 1953 (sửa đổi 1967 & 1976)
3. Incoterms 1980
4. Incoterms 1990
5. Incoterms 2000 (13 điều kiện)
6. Incoterms 2010 (11 điều kiện)
7. Incoterms 2020 (11 điều kiện)
CÁC PHIÊN BẢN INCOTERMS QUA TỪNG THỜI KỲ
INCOTERMS 2000 | INCOTERMS 2010 | INCOTERMS 2020 | |
01 | Ex Works - Xxxx tại xưởng | Ex Works - Giao tại xưởng | Ex Works - Giao tại xưởng |
02 | FCA-Giao hàng cho người chuyên chở | FCA-Giao hàng cho người chuyên chở | FCA-Giao hàng cho người chuyên chở |
03 | FAS-Giao dọc mạn tàu | FAS-Giao dọc mạn tàu | FAS-Giao dọc mạn tàu |
04 | FOB-Giao lên tàu (lan can tàu) | FOB-Giao trên tàu | FOB-Giao trên tàu |
05 | CFR-Tiền hàng và cước phí vận tải | CFR-Tiền hàng và cước phí vận tải | CFR-Tiền hàng và cước phí vận tải |
06 | CIF-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải | CIF-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải | CIF-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải |
07 | CPT-Tiền hàng, bảo hiểm & cước phí vận tải | CPT-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải | CPT-Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải |
08 | CIP-Cước phí và bảo hiểm trả tới | CIP-Cước phí và bảo hiểm trả tới | CIP-Cước phí và bảo hiểm trả tới |
09 | DEQ-Giao hàng tại cầu cảng | DAT-Giao tại bến (bãi) | DPU-Giao hàng tại nơi đến đã dỡ hàng |
10 | DAF-Giao tại biên giới | ||
11 | DES-Giao hàng tại tàu. | DAP-Giao tại nơi đến (điểm tập kết) | DAP-Giao tại nơi đến |
12 | DDU-Giao hàng chưa nộp thuế | ||
13 | DDP-Giao hàng đã nộp thuế | DDP-Giao hàng đã thông quan | DDP-Giao hàng đã thông quan |
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO MỌI PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI
❑ EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
❑ FAS, FOB, CFR, CIF
(INCOTERMS 2010)
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG NGƯỜI BÁN THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
❑ CPT, CIP, DAT, DAP, DDP, CFR, CIF
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG NGƯỜI MUA THUÊ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
❑ EXW, FCA, FAS, FOB
(INCOTERMS 2010)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HCM KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT