Thủ tục tại Cơ quan tra cứu quốc tế. (1) Thủ tục tại Cơ quan tra cứu quốc tế được điều hành theo quy định của Hiệp ước này, Quy chế và bản thỏa thuận do Văn phòng quốc tế ký với Cơ quan đó theo Hiệp ước này và Quy chế.
(a) Nếu Cơ quan tra cứu quốc tế cho rằng:
(i) đơn quốc tế đề cập đến đối tượng mà, theo Quy chế, Cơ quan tra cứu quốc tế không bắt buộc phải tra cứu và trong trường hợp này Cơ quan quyết định không tra cứu, hoặc
(ii) bản mô tả sáng chế, yêu cầu bảo hộ hoặc các bản vẽ không đáp ứng các yêu cầu quy định đến mức không thể tiến hành việc tra cứu có giá trị được, thì Cơ quan tra cứu công bố việc này và thông báo cho người nộp đơn và Văn phòng quốc tế biết rằng Báo cáo tra cứu quốc tế sẽ không được lập.
(b) Nếu bất kỳ tình huống nào được đề cập ở mục (a) được phát hiện chỉ liên quan đến một số yêu cầu bảo hộ nhất định thì Báo cáo tra cứu quốc tế phải chỉ rõ các yêu cầu đó, còn các yêu cầu bảo hộ khác vẫn phải được làm báo cáo tra cứu theo quy định ở điều 18.
(a) Nếu Cơ quan tra cứu quốc tế cho rằng đơn quốc tế không thỏa mãn tính thống nhất của sáng chế theo quy định của Quy chế thì đề nghị người nộp đơn phải nộp lệ phí bổ sung. Cơ quan tra cứu quốc tế chỉ lập Báo cáo tra cứu quốc tế về các phần của đơn quốc tế liên quan đến sáng chế nêu đầu tiên trong yêu cầu bảo hộ (“sáng chế chỉnh”), và nếu lệ phí bổ sung theo yêu cầu được nộp đúng thời hạn quy định thì Báo cáo tra cứu cũng được thực hiện cho các phần của đơn quốc tế liên quan đến các sáng chế đã nộp lệ phí đó.
(b) Luật quốc gia của Nước được chỉ định bất kỳ có thể quy định rằng khi Cơ quan quốc gia của Nước đó nhận thấy đề nghị của Cơ quan tra cứu quốc tế nêu ở mục (a) là có cơ sở và nếu người nộp đơn không nộp tất cả lệ phí bổ sung thì các phần của đơn quốc tế vì lý do đó không tiến hành tra cứu, được coi như bị mất hiệu lực ở nước đó, trừ trường hợp người nộp đơn nộp lệ phí đặc biệt cho Cơ quan quốc gia của nước đó.