CHƯƠNG 20 MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG 20 MÔI TRƯỜNG
(Bản dịch không chính thức của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Bản này là nội dung cam kết TPP - CPTPP tiếp tục tất cả các cam kết TPP ngoại trừ các nội dung tạm hoãn (được đánh dấu chú thích bởi TTWTO-VCCI)
Chương 20 Môi trường
Ðiều 20.1: Các định nghĩa
Với mục đích dùng cho Chương này:
Luật môi trường nghĩa là luật hoặc quy định của một Bên, hoặc điều khoản liên quan, kể cả bất kỳ luật, quy định nào thực hiện nghĩa vụ của Bên đó trong khuôn khổ một hiệp định đa phương về môi trường, mục đích chính là bảo vệ môi trường, hoặc ngăn ngừa mối đe dọa đến cuộc sống hoặc sức khỏe con người, thông qua việc:
(a) ngăn ngừa, chấm dứt, hoặc kiểm soát việc phát tán, xả, hoặc phát thải các chất ô nhiễm hoặc các chất gây ô nhiễm môi trường;
(b) kiểm soát hoá chất độc hại với môi trường, các chất, vật liệu, chất thải, và phổ biến thông tin liên quan đến chúng; hoặc
(c) bảo vệ hoặc bảo tồn các loài động thực vật hoang dã, bao gồm cả các loài đang bị đe dọa, môi trường sống của các loài này, và các khu vực thiên nhiên được bảo vệ đặc biệt1 2,
nhưng Luật môi trường không bao gồm luật, quy định, hoặc điều khoản nào có liên quan trực tiếp tới an toàn và sức khỏe của người lao động, hay bất kỳ luật hoặc quy định, hoặc điều khoản liên quan nào có mục đích chính là quản lý sự tồn tại hoặc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân bản địa; và
Luật hoặc quy định có nghĩa là:
Ðối với Ốt-xtrây-li-a, Ðạo luật của Quốc hội liên bang, hay quy định của Thống đốc của Hội đồng được ủy quyền bởi Luật của Quốc hội liên bang, có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðối với Bru-nây, Ðạo luật, Lệnh hoặc Quy tắc được ban hành theo Hiến pháp
1 Với các mục đích phục vụ Chương này, thuật ngữ “Khu vực thiên nhiên được bảo vệ đặc biệt” có nghĩa là những khu vực được định nghĩa trong pháp luật của một Bên.
2 Các Bên nhận thức rằng việc bảo vệ hoặc bảo tồn đó có thể bao gồm việc bảo vệ hoặc bảo tồn đa dạng sinh học.
của Bru-nây Ða-rút-xa-lem, có hiệu lực thực thi bởi Chính phủ của Xxxx xxxxx và Yang Di-Pertuan của Bru-nây Ða-rút-xa-lem.
Ðối với Canada, Ðạo luật của Nghị viện Canada hoặc quy định trong khuôn khổ Ðạo luật của Nghị viện Canada có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðối với Chi-lê, Luật của Quốc hội hoặc Chỉ thị của Tổng thống nước Cộng hòa Chi lê, được ban hành theo Hiến pháp chính trị của nước Cộng hòa Chi lê.
Ðối với Nhật Bản, Luật của Nghị viện, Chỉ thị của Nội các, hoặc Sắc lệnh của Bộ trưởng và các Chỉ thị khác được xây dựng theo Luật của Nội các có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðối với Ma-lai-xi-a, Ðạo luật của Nghị viện hoặc quy định được ban hành theo Luật của Nghị viện có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền liên bang.
Ðối với Mê-xi-cô, Ðạo luật của Quốc hội hoặc quy định được ban hành theo Ðạo luật của Quốc hội có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền liên bang.
Ðối với New Zealand, Ðạo luật của Nghị viện New Zealand hoặc quy định do Thống đốc của Hội đồng ban hành dưới Ðạo luật của Nghị viện New Zealand có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðối với Pê-ru, Luật của Quốc hội, Nghị định hoặc Nghị quyết do chính quyền trung ương ban hành để thực thi Luật của Quốc hội có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðối với Singapore, Ðạo luật của Nghị viện Singapore, hoặc quy định được ban hành theo Ðạo luật có hiệu lực thực thi bởi Chính phủ Singapore.
Ðối với Hoa Kỳ, Ðạo luật của Nghị viện hoặc quy định được ban hành theo Ðạo luật của Quốc hội có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðối với Việt Nam, Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hoặc quy định do chính quyền trung ương ban hành để thực thi Luật của Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương.
Ðiều 20.2: Các mục tiêu
1. Mục tiêu của Chương này là thúc đẩy sự tương hỗ lẫn nhau giữa các chính sách về thương mại và môi trường; tăng cường bảo vệ môi trường ở mức
độ cao và việc thực thi hiệu quả luật pháp về môi trường; tăng cường năng lực của các Bên để giải quyết các vấn đề về môi trường liên quan đến thương mại, bao gồm cả việc thông qua hợp tác.
2. Xét đến các ưu tiên và điều kiện của từng quốc gia, các Bên nhận thức được rằng việc tăng cường hợp tác để bảo vệ và bảo tồn môi trường và kiểm soát một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên mang lại những lợi ích có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững, tăng cường quản lý môi trường và góp phần đạt được các mục tiêu của Hiệp định này.
3. Các Bên cũng nhận thức rằng việc thiết lập hoặc sử dụng luật môi trường hoặc các biện pháp về môi trường theo phương thức có thể tạo ra sự hạn chế trá hình lên thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên là không phù hợp.
Ðiều 20.3: Các cam kết chung
1. Các Bên nhận thức được tầm quan trọng của sự tương hỗ giữa các chính sách thương mại và môi trường trong việc nâng cao việc bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
2. Các Bên nhận thức được quyền tự chủ của mỗi Bên trong việc thiết lập mức độ bảo vệ môi trường và những ưu tiên về môi trường của mình, và trong việc xây dựng, thông qua hoặc sửa đổi luật pháp và các chính sách về môi trường của mình.
3. Mỗi Bên phải cố gắng đảm bảo đầy đủ luật pháp và chính sách môi trường, khuyến khích việc bảo vệ môi trường ở mức cao và tiếp tục cải thiện các mức độ bảo vệ môi trường.
4. Không Bên nào được thất bại trong việc thực thi hiệu quả pháp luật về môi trường của mình thông qua một hành động được duy trì liên tục hoặc lặp đi lặp lại theo phương thức gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên, kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Bên đó.
5. Các Bên thừa nhận rằng mỗi Bên có toàn quyền hành động và đưa ra quyết định liên quan đến việc: (a) điều tra, truy tố, thiết lập các quy định và việc tuân thủ; và (b) phân bổ nguồn lực thực thi luật pháp môi trường có ưu tiên cao hơn. Theo đó, các Bên hiểu rằng đối với việc thực thi pháp luật về môi trường một Bên phải thực hiện phù hợp với đoạn 4, nếu một hành động hoặc không
hành động cho thấy quyền hành động phù hợp, hoặc các kết quả từ một quyết định minh bạch liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực theo các ưu tiên dành cho việc thực thi pháp luật về môi trường.
6. Không làm ảnh hưởng đến đoạn 2, các Bên nhận thức rằng việc khuyến khích thương mại hay đầu tư bằng việc giảm mức độ bảo vệ được quy định trong pháp luật môi trường của mình là không phù hợp. Theo đó, một Bên sẽ không được phép bỏ qua, hay bằng cách nào đó giảm nhẹ hiệu lực pháp lý của các đạo luật và quy định môi trường của mình nhằm khuyến khích thương mại hay đầu tư giữa các Bên.
7. Chương này sẽ không được hiểu là trao cho các cơ quan của một Bên quyền được thực thi luật pháp về môi trường trên lãnh thổ của một Bên khác.
Ðiều 20.4: Các hiệp định đa phương về môi trường
1. Các Bên nhận thức rằng các hiệp định đa phương về môi trường mình tham gia đóng vai trò quan trọng ở phạm vi toàn cầu và trong nước trong việc bảo vệ môi trường và việc triển khai thực hiện các hiệp định này có tính quyết định nhằm đạt được các mục tiêu về môi trường trong các hiệp định này. Do đó, mỗi Bên khẳng định cam kết thực hiện các hiệp định đa phương về môi trường mà mình tham gia.
2. Các Bên nhấn mạnh nhu cầu tăng cường sự tương hỗ giữa luật pháp và chính sách về thương mại và môi trường thông qua đối thoại giữa các Bên về các vấn đề thương mại và môi trường cùng quan tâm, đặc biệt là liên quan tới việc đàm phán và thực thi các hiệp định đa phương liên quan về môi trường và thương mại.
Ðiều 20.5: Bảo vệ tầng Ô-zôn
1. Các Bên nhận thức rằng việc phát thải một số chất có thể làm suy giảm đáng kể hoặc biến đổi tầng ô-zôn theo hướng có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe con người và môi trường. Theo đó, mỗi bên phải thực hiện các biện pháp kiểm
soát việc sản xuất, tiêu thụ và mua bán những chất đó3 4 5.
2. Các Bên cũng nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia và tham vấn công chúng theo với luật pháp và chính sách trong nước của mình trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp liên quan đến việc bảo vệ tầng ô-zôn. Mỗi Bên sẽ công bố công khai các chương trình và hoạt động, bao gồm cả các chương trình hợp tác của mình liên quan đến việc bảo vệ tầng ô-zôn.
3. Trên cơ sở đồng nhất với Ðiều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến các chất làm suy giảm tầng ô-zôn. Hợp tác có thể bao gồm trao đổi thông tin và kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan đến:
(a) Các giải pháp thay thế các chất làm suy giảm tầng ô-zôn có thân thiện với môi trường;
(b) Các biện pháp, chính sách và chương trình quản lý chất làm lạnh;
(c) Các phương pháp luận cho việc đo mức ô-zôn tầng bình lưu;
(d) Chống mua bán bất hợp pháp các chất làm suy giảm tầng ô-zôn.
Ðiều 20. 6: Bảo vệ môi trường biển từ ô nhiễm của tàu biển
1. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển. Theo đó, mỗi Bên phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu biển6 7 8.
3 Ðể rõ hơn, đối với mỗi Bên, điều khoản này bao gồm những chất được kiểm soát trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn, ký tại Montreal ngày 16 tháng 09 năm 1987 (Nghị định thư Montreal) bao gồm cả những sửa đổi được áp dụng trong tương lai mà Bên đó áp dụng.
4 Một Bên được xem như tuân thủ điều này nếu Bên đó duy trì biện pháp hoặc các biện pháp liệt kê tại Phụ lục 20-A thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Nghị định thư Montreal hoặc bất kỳ biện pháp nào sau đó tương đương hoặc cao hơn mức độ bảo vệ môi trường như biện pháp hoặc các biện pháp được liệt kê.
5 Nếu việc tuân thủ không được thực hiện theo Chú thích 4, để kết luận sự vi phạm điều này, một Bên phải chứng minh rằng Bên kia đã thất bại trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát, tiêu thụ và thương mại các chất có thể làm suy giảm hoặc thay đổi tầng ô-zôn theo phương thức có thể dẫn đến những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người và môi trường và ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.
6 Ðể rõ hơn, đối với mỗi Bên, điều khoản này bao gồm những chất được kiểm soát trong khuôn khổ Công ước quốc tế về ngăn ngùa ô nhiễm tù tàu (Marpol), ký tại London ngày 2 tháng 11 năm 1973, đã được sủa đổi tại NĐT năm 1978 tại London ngày 17 tháng 02 năm 1978, và NĐT năm 1997 sủa đổi Công ước Marpol 1973 bằng NĐT 1978 tại London ngày 26 tháng 09 năm 1997 (Marpol), bao gồm cả những sửa đổi được áp dụng trong tương lai mà Bên đó áp dụng.
7 Một Bên được xem như tuân thủ điều này nếu Bên đó duy trì biện pháp hoặc các biện pháp liệt kê tại Phụ lục 20-B thực thi nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Công ước Marpol hoặc bất kỳ biện pháp nào sau đó tương đương hoặc cao hơn mức độ bảo vệ môi trường như biện pháp hoặc các biện pháp được liệt kê.
2. Các Bên cũng nhận thức tầm quan trọng của việc tham gia và tham vấn công chúng theo luật pháp và chính sách trong nước của mình trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển. Mỗi Bên sẽ công bố công khai các chương trình và hoạt động, bao gồm cả các chương trình hợp tác của mình liên quan đến việc ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển.
3. Trên cơ sở đồng nhất với Ðiều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến ô nhiễm môi trường biển từ tàu biển. Lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm:
(a) Ô nhiễm do tai nạn từ tàu biển;
(b) Ô nhiễm từ việc vận hành thông thường của tàu biển;
(c) Ô nhiễm cố ý từ tàu biển;
(d) Phát triển công nghệ giảm thiểu phát thải;
(e) Phát thải từ tàu biển;
(f) Thiết bị tiếp nhận thải tại cảng;
(g) Tăng cường bảo vệ ở các khu vực địa lý đặc biệt; và
(h) Các biện pháp thực thi bao gồm các thông báo đối với các quốc gia mang cờ, và khi thích hợp, đối với các quốc gia có cảng.
Ðiều 20.7: Các vấn đề về thủ tục
1. Mỗi Bên phải tăng cường nhận thức cộng đồng về pháp luật và chính sách về môi trường của mình, bao gồm các quy trình tuân thủ và cưỡng chế, thông qua việc đảm bảo các thông tin liên quan được phổ biến rộng rãi.
2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng những người có quan tâm đang cư trú hoặc thành lập trên lãnh thổ của mình có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của Bên đó điều tra các vi phạm luật pháp về môi trường, và các cơ quan đó sẽ xem xét các yêu cầu đó một cách phù hợp theo với pháp luật của Bên đó.
3. Mỗi Bên đảm bảo rằng việc tố tụng tư pháp, bán tư pháp, hoặc hành
8 Nếu việc tuân thủ không được thực hiện theo Chú thích 7, để kết luận sự vi phạm điều này, một Bên phải chứng minh rằng Bên kia đã thất bại trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển theo phương thức làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên .
chính về thi hành luật pháp môi trường được quy định trong luật pháp và việc tố tụng đó mang tính công bằng, khách quan, xxxx xxxx và tuân theo quy trình pháp luật. Bất kỳ xét xử nào đều phải được công khai với công chúng, trừ khi việc thực thi pháp lý yêu cầu khác và tuân theo luật pháp của Bên đó.
4. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng những người có quan tâm đến một vấn đề cụ thể được pháp luật công nhận được tiếp cận phù hợp với hoạt động tố tụng nêu tại đoạn 3.
5. Mỗi Bên phải quy định biện pháp trừng phạt hoặc biện pháp khắc phục thích hợp đối với các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường nhằm thực thi có hiệu quả các luật này. Các biện pháp chế tài hay bồi hoàn có thể bao gồm quyền khởi kiện bên vi phạm đòi bồi thường thiệt hại hoặc áp dụng biện pháp khẩn cấp, hoặc quyền tìm sự trợ giúp của chính phủ.
6. Mỗi Bên bảo đảm rằng mình sẽ quan tâm xem xét một các phù hợp các nhân tố liên quan trong việc thiết lập các biện pháp trừng phạt hoặc biện pháp bồi hoàn được nêu trong đoạn 5. Những nhân tố đó có thể bao gồm bản chất và mức độ của hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại đến môi trường và lợi ích kinh tế người vi phạm được hưởng từ hành vi vi phạm.
Ðiều 20.8: Cơ hội tham gia của công chúng
1. Mỗi Bên phải đáp ứng yêu cầu về thông tin liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương này.
2. Mỗi Bên phải sử dụng các cơ chế tham vấn có sắn, hoặc thiết lập mới, ví dụ như các ủy ban tư vấn quốc gia, để tiếp thu các ý kiến/quan điểm về các vấn đề liên quan đến việc triển khai Chương này. Những cơ chế như vậy có thể bao gồm các cá nhân với kinh nghiệm liên quan, gồm kinh nghiệm trong kinh doanh, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các vấn đề môi trường khác.
Ðiều 20.9: Sự đăng nộp của công chúng
1. Mỗi Bên phải tiếp nhận và xem xét các yêu cầu bằng văn bản của những cá nhân của Bên mình liên quan đến việc thực hiện Chương này9. Mỗi Bên phải
9 Nếu phù hợp và có sắn, một Bên có thể sử dụng cơ quan hoặc cơ chế hiện thời cho mục đích này.
phản hồi đúng thời hạn những yêu cầu đó bằng văn bản, phù hợp với quy trình trong nước và công bố công khai những yêu cầu và phản hồi này ra công chúng, ví dụ như đăng tải trên một website thích hợp.
2. Mỗi Bên phải công bố công khai các quy trình tiếp nhận và xem xét các yêu cầu bằng văn bản cho công chúng và đảm bảo những nội dung này dễ dàng được tiếp cận, ví dụ như đăng tải trên một website thích hợp. Ðể phù hợp cho việc xem xét trong quy trình này, đơn yêu cầu cần phải:
(a) được viết với ngôn ngữ sử dụng là một trong những ngôn ngữ chính thức của Bên tiếp nhận yêu cầu;
(b) xác định rõ ràng đối tượng đưa ra yêu cầu;
(c) cung cấp thông tin đầy đủ để tiến hành xem xét yêu cầu bao gồm bất kỳ chứng cứ tài liệu nào mà yêu cầu đó dựa trên;
(d) giải thích bằng cách nào, và ở mức độ nào, vấn đề đưa ra ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư giữa các Bên;
(e) không đưa ra các vấn đề đang được đưa ra truy tố pháp lý hoặc hành chính; và
(f) trình bày rõ những trao đổi bằng văn bản đã có với cơ quan chính quyền liên quan của Bên đó và phản hồi của Bên đó, nếu có.
3. Mỗi Bên phải thông báo cho các Bên khác về cơ quan chịu trách nhiệm nhận và phản hồi được đề cập tới trong đoạn 1 trong vòng 180 ngày sau khi Hiệp định này đi vào hiệu lực đối với Bên đó.
4. Trường hợp có đơn khẳng định rằng một Bên không thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường của mình và theo đó là các văn bản trả lời bởi Bên đó, bất kỳ Bên nào khác có thể yêu cầu Tiểu ban môi trường thảo luận về đơn yêu cầu và văn bản trả lời với mục đích để hiểu rõ các vấn đề được nêu ra trong đơn và để xem xét khả năng hợp tác nhằm giải quyết vấn đề đó.
5. Tại cuộc họp đầu tiên, Xxxx xxx phải thiết lập thủ tục thảo luận về đơn yêu cầu và việc trả lời đơn yêu cầu. Thủ tục đó có thể cho phép sử dụng các chuyên gia hoặc các cơ quan chuyên môn trong việc xây dựng một báo cáo lên Tiểu ban trong đó chứa đựng các thông tin thực tế liên quan đến vấn đề đó.
6. Không quá ba năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và thời gian sau đó do các Bên quyết định, Tiểu ban phải chuẩn bị một báo cáo bằng văn bản lên Ủy
ban về việc thực hiện Ðiều này. Ðể chuẩn bị báo cáo này, mỗi Bên phải cung cấp một bản tổng kết bằng văn bản liên quan đến các hoạt động triển khai trong khuôn khổ Ðiều này.
Ðiều 20.10: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mỗi Bên phải nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ hoặc quyền tài phán của mình tự nguyện áp dụng/đưa vào các chính sách và hoạt động của mình các nguyên tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến môi trường, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã được công nhận và các hướng dẫn đã được Bên đó chấp nhận hoặc ủng hộ.
Ðiều 20.11: Các cơ chế tự nguyện để nâng cao việc bảo vệ môi trường
1. Các Bên nhận thức rằng các cơ chế linh hoạt, tự nguyện, như kiểm toán và báo cáo tự nguyện, cơ chế thưởng trên cơ sở thị trường, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm tự nguyện và hợp tác công - tư có thể đóng góp vào việc đạt được mức độ bảo vệ cao về môi trường và hỗ trợ các biện pháp quản lý trong nước. Các Bên cũng nhận thức rằng các cơ chế này được xây dựng trên cơ sở tối đa hóa các lợi ích môi trường và tránh việc tạo lập những rào cản thương mại không cần thiết.
2. Vì vậy, theo luật, quy định hoặc chính sách của mình và trên cơ sở xem xét mức độ phù hợp, mỗi Bên phải khuyến khích:
(a) việc sử dụng các cơ chế linh hoạt và tự nguyên để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trên lãnh thổ của mình; và
(b) sự tham gia của các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ liên quan và các đối tượng quan tâm khác vào việc xây dựng các tiêu chí sử dụng để đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường theo các cơ chế tự nguyện đó, tiếp tục phát triển và cải thiện những tiêu chí này.
3. Bên cạnh đó, khi các thực thể tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ xây dựng cơ chế tự nguyện để giới thiệu sản phẩm dựa trên chất lượng môi trường của mình, mỗi Bên ngoài những nội dung khác, cần khuyến khích các thực thể và tổ chức đó xây dựng các cơ chế tự nguyện:
(a) một cách trung thực, không gây hiểu lầm và có xem xét những thông tin
mang tính khoa học và kĩ thuật;
(b) nếu có thể, dựa trên các tiêu chuẩn, đề xuất hoặc hướng dẫn và thực tiễn liên quan của quốc tế;
(c) thúc đẩy tính cạnh tranh và sáng tạo; và
(d) không đối xử kém ưu đãi hơn với bất kỳ sản phẩm nào dựa trên nguồn gốc xuất xứ.
Ðiều 20.12: Các khuôn khổ hợp tác
1. Các Bên thừa nhận vai trò quan trọng của hợp tác như một cơ chế để thực hiện Chương này và để nâng cao các lợi ích nhằm tăng cường năng lực chung cũng như của từng Bên cho việc bảo vệ môi trường và nhằm thúc đẩy phát triển bền vững khi thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư.
2. Xét đến ưu tiên, điều kiện và nguồn lực sắn có của từng quốc gia, các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề quan tâm chung giữa các Bên liên quan đến việc thực hiện Chương này. Sự hợp tác có thể diễn ra trên phương diện song hay đa phương giữa hai hay nhiều Bên và trên cơ sở sự đồng thuận của các Bên tham gia, hợp tác có thể bao gồm sự tham gia của cả các tổ chức hay cơ quan phi chính phủ và các Bên khác không phải là thành viên Hiệp định này.
3. Mỗi Bên chỉ định một hoặc một số cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề hợp tác liên quan đến việc thực hiện Chương này để đảm nhiệm vai trò đầu mối quốc gia trong việc điều phối các hoạt động hợp tác và phải thông báo cho các Bên khác bằng văn bản trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực đối với Bên đó về đầu mối liên lạc của mình. Khi thông báo cho các Bên khác về đầu mối liên lạc của mình, hoặc bất kỳ thời gian nào sau đó thông qua đầu mối liên lạc, mỗi Bên có thể:
(a) chia sẻ ưu tiên hợp tác của mình với các Bên khác, gồm cả các mục tiêu của sự hợp tác đó;
(b) đề xuất các hoạt động hợp tác liên quan đến việc thực hiện Chương này với một hay các Bên khác.
4. Khi có thể và thích hợp, các Bên tận dụng các cơ chế hợp tác sắn có của mình và xem xét đến những kết quả/công trình của các tổ chức khu vực và quốc tế.
5. Việc hợp tác có thể thực hiện dưới nhiều hình thức bao gồm: đối thoại,
hội thảo, hội nghị chuyên đề, hội nghị, chương trình và dự án phối hợp và hỗ trợ kĩ thuật để thúc đẩy và hỗ trợ hợp tác và đào tạo; chia sẻ những điển hình thực tiễn liên quan đến chính sách, thủ tục và trao đổi chuyên gia.
6. Trong việc xây dựng các chương trình và hoạt động hợp tác, mỗi Bên, khi thích hợp, xác định các cách thức đánh giá việc thực hiện và các chỉ số để hỗ trợ việc kiểm tra và đánh giá hiệu quả, tiến độ của các chương trình và hoạt động hợp tác cụ thể, chia sẻ các chỉ số và cách thức này, cũng như kết quả những lần đánh giá trong hoặc sau khi hoàn thành hoạt động hay chương trình hợp tác nào đó với các Bên khác.
7. Các Bên, thông qua các đầu mối về hợp tác, phải định kỳ rà soát tình hình triển khai thực hiện Ðiều này và báo cáo kết quả, có thể bao gồm đề xuất lên Tiểu ban theo Ðiều 20.19(3)(c) (Tiểu ban Môi trường và Các đầu mối). Các Bên, thông qua Tiểu ban, có thể định kỳ đánh giá sự cần thiết của việc chỉ định một cơ quan để hỗ trợ về hành chính và vận hành cho các hoạt động hợp tác. Trong trường hợp đồng ý thành lập cơ quan này, các Bên sẽ thống nhất về điều khoản quỹ hỗ trợ hoạt động của cơ quan này trên cơ sở tự nguyện.
8. Mỗi Bên phải tăng cường sự tham gia của công chúng trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động hợp tác. Ðiều này có thể bao gồm các hoạt động như khuyến khích và hỗ trợ việc kết nối trực tiếp và hỗ trợ hợp tác trực tiếp giữa các thực thể liên quan và quyết định việc chuẩn bị giữa các thực thể này nhằm thực hiện các hoạt động hợp tác trong Chương này.
9. Khi một Bên xác định Luật môi trường theo Ðiều 20.1 chỉ bao gồm luật có hiệu lực thực thi ở cấp chính quyền trung ương (Bên thứ nhất), và Bên khác (Bên thứ hai) cho rằng luật ở cấp chính quyền địa phương của Bên thứ nhất không được thực thi có hiệu quả bởi chính quyền địa phương thông qua các hành động hoặc không hành động được duy trì liên tục hoặc lặp lại theo phương thức ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên, Bên thứ hai có thể yêu cầu đối thoại với Bên thứ nhất. Yêu cầu cần chứa đựng thông tin đầy đủ và cụ thể để cho phép Bên thứ nhất đánh giá bản chất vấn đề và bằng chứng cho thấy vấn đề này tác động tiêu cực đến thương mại và đầu tư của Bên thứ hai.
10. Tất cả các hoạt động hợp tác trong Chương này thực hiện trên cơ sở sự sắn có của nguồn tài chính và nguồn nhân lực cũng như các nguồn lực khác, tuân thủ luật pháp và quy định được áp dụng của các Bên tham gia. Kinh phí hỗ trợ các hoạt động hợp tác được quyết định bởi các Bên tham gia trên cơ sở xem xét từng
trường hợp.
Ðiều 20.13: Thương mại và Ða dạng sinh hqc
1. Các Bên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và vai trò chủ chốt của đa dạng sinh học để đạt được phát triển bền vững.
2. Theo đó, mỗi Bên phải thúc đẩy và khuyến khích việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học theo với luật pháp và chính sách của mình.
3. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo tồn và duy trì kiến thức và thực hành của cộng đồng người bản địa và cộng đồng địa phương bao gồm lối sống truyền thống có đóng góp cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
4. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của việc hỗ trợ tiếp cận các nguồn gien trong các khu vực thuộc quyền tài phán của mình phù hợp với nghĩa vụ quốc tế của mỗi Bên. Các Bên cũng nhận thức rằng một số Bên theo quy định của mình yêu cầu giấy phép khi tiếp cận các nguồn gien đó và việc tiếp cận được cho phép trên cơ sở hợp đồng trong đó bao gồm vấn đề chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gien giữa người sử dụng và người cung cấp.
5. Các Bên cũng nhận thức tầm quan trọng của sự tham gia và tham vấn của công chúng theo với luật pháp và chính sách của mình trong việc xây dựng và thực hiện các biện pháp liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Mỗi Bên sẽ công khai các chương trình và hành động, bao gồm cả những chương trình hợp tác của mình liên quan đến việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học.
6. Trên cơ sở thống nhất với Ðiều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác giải quyết các vấn đề cùng quan tâm. Hợp tác có thể bao gồm trao đổi thông tin và kinh nghiệm ở các lĩnh vực liên quan đến:
(a) Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học;
(b) Bảo vệ và duy trì các hệ sinh thái và các dịch vụ sinh thái; và
(c) Tiếp cận các nguồn gien và chia sẻ những lợi ích từ việc sử dụng nguồn gien.
Ðiều 20.14: Sinh vật ngoại lai xâm lấn
1. Các Bên nhận thức rằng sự di chuyển của các sinh vật ngoại lai xâm lấn trên bờ và dưới nước qua biên giới thông qua các con đường giao dịch thương mại có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường, các hoạt động phát triển kinh tế, sức khỏe con người. Các Bên cũng nhận thức rằng việc ngăn ngừa, phát hiện, kiểm soát, và nếu có thể, loại trừ các sinh vật ngoại lai xâm lấn là các hành động quan trọng trong việc quản lý các tác động có hại này.
2. Theo đó, Tiểu ban sẽ phối hợp với Tiểu ban về Vệ sinh dịcch tễ được thiết lập trong khuôn khổ Ðiều 7.5 (Tiểu ban về vệ sinh dịch tễ) để xác định các cơ hội hợp tác nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm quản lý về sự di chuyển, cách ngăn ngừa, phát hiện, kiểm soát và loại trừ các sinh vật ngoại lai xâm lấn với mục đích tăng cường nỗ lực đánh giá và giải quyết các rủi ro và tác động có hại của các sinh vật ngoại lai xâm lấn.
Ðiều 20.15: Chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải và có sức chống chịu
1. Các Bên thừa nhận rằng việc chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải đòi hỏi việc cùng hành động.
2. Các Bên nhận thức rằng những hành động của mỗi Bên nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải thể hiện hoàn cảnh và năng lực trong nước và trên cơ sở thống nhất với Ðiều 20.12 (Các khuôn khổ hợp tác), các Bên sẽ hợp tác để giải quyết các vấn đề chung và cùng quan tâm. Lĩnh vực hợp tác có thể bao gồm: Hiệu quả năng lượng; phát triển các công nghệ và giải pháp chi phí thấp, ít phát thải, các nguồn năng lượng sạch và nguồn năng lượng tái tạo; giao thông bền vững và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị bền vững; giải quyết nạn phá rừng và suy thoái rừng; quan trắc phát thải; các cơ chế thị trường và phi thị trường; phát triển ít phát thải và có sức chống chịu cũng như chia sẻ thông tin và kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, các Bên, khi thích hợp, phải tham gia vào hoạt động hợp tác và tăng cường năng lực liên quan đến chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải.
Ðiều 20.16: Ðánh bắt hải sản10
10 Ðể rõ hơn, điều này không áp dụng với ngành nuôi trồng thủy sản.
1. Các Bên thừa nhận vai trò là các thị trường tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh chủ yếu các sản phẩm thủy sản và tầm quan trọng của lĩnh vực hải sản đối với sự phát triển của các bên và đối với sinh kế của cộng đồng ngư dân, bao gồm cả nghề cá thủ công hoặc quy mô nhỏ. Các Bên cũng thừa nhận rằng, việc ngành khai thác hải sản đang ở trong tình trạng báo động về nguồn lợi là vấn đề mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt. Vì thế, các Bên thừa nhận tầm quan trọng của việc đưa ra các biện pháp nhằm bảo tồn và quản lý nghề cá bền vững.
2. Về vấn đề này, các Bên thừa nhận rằng quản lý nghề cá không tương thích, không đầy đủ, trợ cấp đánh bắt góp phần gây ra đánh bắt quá mức và quá cường lực, và hành vi đánh bắt11 bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) có thể gây ra tác động tiêu cực đáng kể đến thương mại, phát triển và môi trường và công nhận là cần thiết phải có những hành động cá nhân và tập thể để giải quyết các vấn đề đánh bắt quá mức và sử dụng không bền vững nguồn lợi thủy sản.
3. Theo đó, mỗi Bên phải tìm cách vận hành một hệ thống quản lý nghề cá có điều chỉnh hoạt động đánh bắt hải sản tự nhiên và được thiết kế để:
x) Xxxx ngừa đánh bắt quá mức và quá năng lực;
b) Giảm đánh bắt ngẫu nhiên các loài không phải mục tiêu và chưa trưởng thành, gồm việc thông qua các quy định về ngư cụ dẫn đến việc đánh bắt ngẫu nhiên và quản lý các khu vực đánh bắt có thể xảy ra tình trạng đánh bắt ngẫu nhiên;
c) Thúc đẩy sự phục hồi các loài bị khai thác quá mức bởi người dân của Bên đó.
Một hệ thống quản lý dựa trên các bằng chứng khoa học tốt nhất sắn có thực tiễn tốt nhất đã được quốc tế công nhận về quản lý và bảo tồn thủy sản như được phản ánh trong các điều khoản tương ứng của các văn kiện quốc tế nhằm bảo đảm sử dụng bền vững và bảo tồn các loài sinh vật biển12.
11 Thuật ngữ “đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo, không đúng quy định” được hiểu đúng như khái niệm nêu tại Ðoạn 3 của Kế hoạch hành động quốc tế nhằm ngăn chặn, chống và xóa bỏ tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo, không đúng quy định của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) (Kế hoạch hành động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo, không đúng quy định - IUU), đã được thông qua tại Rome năm 2001.
12 Các văn kiện, cùng với các văn kiện khác, có thể áp dụng, bao gồm UNCLOS, Hiệp định Liên Hợp Quốc nhằm thực thi các điều khoản của UNCLOS 1982 liên quan đến Bảo tồn và Quản lý các Ðàn cá lưỡng cư và di cư xa hoàn tất tại New York ngày 04 tháng 12 năm 1995 (Hiệp định Ðàn cá của Liên Hợp Quốc), Quy tắc ứng xử nghề
4. Mỗi Bên thúc đẩy việc bảo tồn dài hạn các loài cá mập, rùa biển, chim biển và động vật biển có vú thông qua việc triển khai và thực thi hiệu quả các biện pháp bảo tồn và quản lý. Các biện pháp đó nên bao gồm, nếu thích hợp:
a) Ðối với cá mập: bộ số liệu về các loài cụ thể, các biện pháp giảm thiểu tình trạng đánh bắt ngẫu nhiên, giới hạn đánh bắt và cấm khai thác vi (vây);
b) Ðối với rùa biển, chim biển và động vật biển có vú: Các biện pháp giảm thiểu đánh bắt ngẫu nhiên, các biện pháp bảo tồn và quản lý thích hợp, cấm, và các biện pháp khác phù hợp với các thỏa thuận quốc tế liên quan mà Bên đó là một Bên tham gia thỏa thuận.
5. Các Bên thừa nhận việc triển khai hệ thống quản lý đánh bắt thủy sản được xây dựng nhằm ngăn ngừa việc đánh bắt quá mức và quá năng lực và nhằm thúc đẩy sự hồi phục của nguồn lợi bị đánh bắt quá mức phải bao gồm việc kiểm soát, giảm và cuối cùng là xóa bỏ các trợ cấp góp phần gây ra tình trạng đánh bắt quá mức và quá năng lực. Ðể hướng tới kết quả sau cùng đó sẽ không Bên nào cấp hoặc duy trì bất kỳ các khoản trợ cấp nào dưới đây13 trong phạm vi điều chỉnh của Ðiều 1.1 và các được cụ thể hóa trong phạm vi của Ðiều 2 của Hiệp định SCM:
(a) Các trợ cấp cho hoạt động đánh bắt 14 mà có tác động tiêu cực15 tới các đàn cá đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức16; và
(b) Trợ cấp dành cho các tàu đánh bắt hải sản17 bị Quốc gia tàu mang cờ hoặc Tổ chức hoặc Hiệp định quản lý nghề cá khu vực liệt vào danh mục đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không đúng quy định theo đúng nguyên tắc
cá có trách nhiệm của FAO, Hiệp định của FAO 1993 nhằm thúc đẩy việc tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý quốc tế đối với tàu khai thác ở vùng biển cả, hoàn tất tại Rome ngày 24 tháng 11 năm 1993 và Kế hoạch hành động chống lại tình trạng đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không đúng quy định của FAO.
13 Theo mục đích của điều này, một khoản trợ cấp có thể bị tính cho/ bị quy cho Bên cung cấp trợ cấp, bất kể tàu mang cờ quốc gia nào can dự hoặc áp dụng quy tắc xuất xứ nào đối với nguồn lợi liên quan.
14 Theo mục đích của đoạn này, "hành vi đánh bắt" có nghĩa là tìm kiếm, thu hút, định vị, đánh bắt, thu hoạch hoặc bất kỳ hoạt động mà được cho là sẽ dẫn đến việc thu hút, định vị, đánh bắt, sử dụng hoặc thu hoạch cá.
15 Các tác động tiêu cực của các khoản trợ cấp này được xác định dựa trên các bằng chứng khoa học sắn có.
16 Phục vụ cho mục đích của điều khoản này, một đàn cá bị đánh bắt quá mức nếu trữ lượng đàn cá đó đang ở mức thấp mà tỷ lệ tử vong do nhu cầu đánh bắt được hạn chế để nguồn lợi được tái tạo đến một mức độ nhất định, tạo ra năng suất bền vững tối đa hoặc điểm tham chiếu thay thế dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất sắn có. Các đàn cá được công nhận là bị đánh bắt quá mức bởi quốc gia chủ quyền nơi diễn ra hoạt động đánh bắt hoặc bởi các tổ chức hoặc hiệp định quản lý nghề cá khu vực thích hợp xác định bị khai thác quá mức, đều được coi là bị đánh bắt quá mức theo mục đích của đoạn này.
17 Thuật ngữ “tàu đánh bắt thủy sản” đề cập tới bất kỳ loại tàu, thuyền hoặc bất kỳ loại tàu nào được sử dụng vì, trang bị để sử dụng vào, hoặc mục đích để sử dụng vào việc đánh bắt thủy sản hoặc các hoạt động đánh bắt thủy sản liên quan được định nghĩa tại Ghi chú thứ 5.
và thủ tục của các tổ chức hoặc hiệp định đó và phù hợp với luật pháp quốc tế.
6. Các chương trình trợ cấp được đưa ra bởi một Bên bất kỳ trước khi Hiệp định này có hiệu lực với Bên đó và không phù hợp với đoạn 5 (a) phải được điều chỉnh cho phù hợp với đoạn đó càng sớm càng tốt và không muộn hơn 3 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực18 với Bên đó.
7. Ðối với các trợ cấp không bị cấm bởi đoạn 5 (a) và (b) và trên cơ sở xem xét tới những ưu tiên về xã hội và phát triển của từng Bên, bao gồm mối quan tâm về an ninh lương thực, mỗi Bên nỗ lực hết sức để không đưa ra, hoặc mở rộng, tăng cường trợ cấp hiện có trong phạm vi của Ðiều 1.1 của Hiệp định SCM, và được cụ thể hóa trong của Ðiều 2 của Hiệp định SCM, mà góp phần vào đánh bắt quá mức hoặc hoặc quá năng lực.
8. Với quan điểm nhằm đạt được mục tiêu loại bỏ các khoản trợ cấp góp phần vào đánh bắt quá mức và quá năng lực, các Bên sẽ rà soát các nguyên tắc tại đoạn 5 tại các cuộc họp thường kỳ của Tiểu ban.
9. Mỗi Bên sẽ thông báo cho các Bên khác, trong vòng một năm sau khi Hiệp định có hiệu lực với Bên đó và sau đó là hai năm một lần về bất kỳ khoản trợ cấp nào nằm trong phạm vi của Ðiều 1.1 của Hiệp định SCM, được quy định cụ thể trong Ðiều 2 của Hiệp định SCM mà Bên đó tài trợ hoặc duy trì cho những người tham gia vào hoạt động đánh bắt thủy sản hoặc liên quan đến hoạt động đánh bắt thủy sản.
10. Những thông báo này bao gồm các trợ cấp được triển khai trong giai đoạn 02 năm trước đó và bao gồm các thông tin được yêu cầu tại Ðiều 25.3 của Hiệp định SCM, và ở mức độ có thể, các thông tin sau19:
(a) Tên chương trình;
(b) Cơ quan pháp lý của chương trình;
18 Khác với quy định tại đoạn này, và chỉ nhằm mục đích hoàn tất công tác đánh giá trữ lượng nguồn lợi đã đang triển khai, Việt Nam có thể yêu cầu thêm một khoảng thời gian là 2 năm nhằm để điều chỉnh các chương trình trợ cấp cho phù hợp với quy định tại Ðiều khoản 20.16.5(a) bằng cách gửi tới Tiểu ban văn bản đề nghị không muộn hơn 6 tháng trước khi hết thời hạn 3 năm được quy định tại Ðiều khoản 16.6. Bản yêu cầu của Việt Nam sẽ bao gồm các lý do đề nghị gia hạn và các thông tin về các chương trình trợ cấp của mình như quy định tại Ðiều
20.16.10. Việt Nam có thể được hưởng một lần gia hạn này nếu đưa ra bản yêu cầu theo đúng quy định tại đoạn này trừ khi Tiểu ban quyết định khác trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị. Việt Nam sẽ gửi Tiểu ban văn bản báo cáo về các biện pháp đã triển khai để thực thi nghĩa vụ của mình theo Ðiều 20.16.5 (a), không muộn hơn ngày cuối cùng của 2 năm gia hạn.
19 Việc chia sẻ thông tin và dữ liệu về các chương trình trợ cấp nghề đánh bắt thủy sản hiện tại không gắn với tư cách pháp lý, hiệu ứng, hoặc bản chất của chúng trong khuôn khổ Hiệp định GATT 1994 hay Hiệp định SCM trong WTO và chủ đích là để bổ sung vào tài liệu báo cáo của WTO.
(c) Dữ liệu đánh bắt theo loài thủy sản mà được hưởng trợ cấp;
(d) Thực trạng của những đàn cá đang được hưởng trợ cấp đánh bắt (ví dụ như: bị khai thác quá mức, bị suy giảm, khai thác hết mức cho phép, khôi phục nguồn lợi, chưa khai thác hết mức cho phép/chưa khai thác đến ngưỡng);
(e) Công suất của tàu cá được hưởng trợ cấp;
(f) Các biện pháp bảo tồn và quản lý triển khai phù hợp với nguồn lợi thủy sản; và
(g) Tổng sản lượng nhập và xuất khẩu của mỗi loài.
11. Mỗi Bên cũng sẽ cung cấp, ở mức độ có thể, thông tin liên quan đến các trợ cấp thủy sản khác mà Bên đó cấp hoặc duy trì không nằm trong phạm vi của Ðoạn 5 ở trên, đặc biệt là trợ cấp nhiên liệu.
12. Một Bên có thể yêu cầu thông tin bổ sung từ Bên đưa ra thông báo liên quan theo đoạn 9 và 10. Bên đưa ra thông báo sẽ phản hồi lại những yêu cầu này nhanh nhất có thể và một cách đầy đủ.
13. Các Bên nhận thức tầm quan trọng của hành động quốc tế để giải quyết vấn nạn đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không đúng quy định (IUU), như được nêu trong các văn kiện khu vực và quốc tế 20, và cố gắng để thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, bao gồm việc hợp tác với và thông qua các tổ chức quốc tế có thẩm quyền.
14. Ðể hỗ trợ những nỗ lực chống lại hoạt động đánh bắt thủy sản IUU và để ngăn chặn thương mại các sản phẩm thu hoạch từ những hoạt động này, mỗi Bên sẽ:
(a) hợp tác với các Bên khác để xác định nhu cầu và nâng cao năng lực để hỗ trợ việc thực thi Ðiều khoản này;
(b) hỗ trợ hệ thống quan trắc, kiểm soát, giám sát, tuân thủ và thi hành, bao gồm cả việc áp dụng, rà soát, hoặc sửa đổi, nếu thích hợp, các biện pháp để:
(i) ngăn ngừa tàu treo cờ của quốc gia và công dân của Bên đó tham gia vào
20 Các văn kiện khu vực và quốc tế, bên cạnh các văn kiện khác, và có thể được áp dụng, bao gồm Kế hoạch hành động chống đánh bắt IUU, Tuyên bố Rome năm 2005 về đánh bắt IUU, Hiệp định năm 2009 về các biện pháp quốc gia có cảng biển để ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ đánh bắt IUU, hoàn tất tại Rome ngày 22 tháng 11 năm 2009 cũng như các công cụ được thiết lập và áp dụng bởi các Tổ chức quản lý nghề cá hay các thỏa thuận về đánh bắt thủy sản khu vực, được định nghĩa là các tổ chức liên chính phủ, nếu phù hợp, có thẩm quyền xây dựng các biện pháp bảo tồn và quản lý.
các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp (IUU); và
(ii) giải quyết việc trung chuyển trên biển đối với cá hoặc sản phẩm cá đánh bắt được qua các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp;
(c) thực hiện các biện pháp của quốc gia có cảng ;
(d) cố gắng hành động phù hợp với các biện pháp bảo tồn và quản lý tương ứng đã được thông qua bởi các Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực mà Bên đó không tham gia để không làm suy yếu các biện pháp đó; và
(e) cố gắng không làm suy yếu các cơ chế nhật ký khai thác và hồ sơ thương mại do các tổ chức quản lý nghề cá khu vực, các hiệp định quản lý nghề cá khu vực, hoặc tổ chức quốc tế, hoặc tổ chức liên chính phủ mà Bên đó không phải là một Bên tham gia đang thực hiện trong phạm vi thẩm quyền đối với nguồn lợi thủy sản chung, bao gồm các loài lưỡng cư và di cư xa.
15. Theo quy định tại Ðiều 26.2.2 (Ðưa ra công chúng) một Bên, trong phạm vi có thể, sẽ cho Bên khác có cơ hội đưa ra ý kiến bình luận về các biện pháp đề xuất đã được xây dựng để ngăn chặn thương mại đối với các sản phẩm thủy sản khai thác từ các hoạt động đánh bắt trái phép.
Ðiều 20.17: Bảo tồn và Thương mại
1. Các Bên khẳng định tầm quan trọng của việc đấu tranh chống khai thác trái phép21 và thương mại trái phép động thực vật hoang dã và thừa nhận rằng hoạt động thương mại như vậy làm suy yếu các nỗ lực bảo tồn và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có những hệ quả về xã hội, bóp méo hoạt động thương mại hợp pháp các loài động thực vật hoang dã và giảm giá trị kinh tế và môi trường của những tài nguyên thiên nhiên này.
2. Theo đó, mỗi Bên sẽ thông qua, duy trì và thực thi pháp luật và các quy định và bất kỳ biện pháp nào khác để thực thi đầy đủ các nghĩa vụ của Bên đó trong khuôn khổ Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực v¾t hoang dã đang bị đe dọa (CITES).22 23 24
21 Thuật ngữ “khai thác trái phép” nghĩa là bắt giữ, giết, hoặc thu thập, và ở trường hợp loài thực vật, cũng có nghĩa là thu hoạch, cắt, đốn, hoặc phá bỏ.
22 Vì mục đích của Ðiều này, nghĩa vụ CITES của một Bên bao gồm những nghĩa vụ trong các sửa đổi hiện tại và tương lai mà Bên đó là thành viên và bất kỳ các bảo lưu, loại trừ và ngoại lệ hiện tại và tương lai được áp dụng với Bên đó.
3. Các Bên cam kết tăng cường bảo tồn và chống lại việc khai thác trái phép và thương mại trái phép động, thực vật hoang dã. Vì thế, các Bên sẽ:
(a) trao đổi thông tin và kinh nghiệm về các vấn đề cùng quan tâm liên quan đến việc chống khai thác trái phép và buôn bán trái phép các loại động, thực vật hoang dã, gồm cả việc đấu tranh chống hành vi khai thác gỗ trái phép và các hành vi mua bán trái phép liên quan, và thúc đẩy thương mại hợp pháp các sản phẩm liên quan;
(b) triển khai, nếu thích hợp, các hoạt động chung về lĩnh vực bảo tồn cùng quan tâm, kể cả hoạt động thông qua các diễn đàn khu vực và quốc tế; và
c) cố gắng thực hiện, nếu thích hợp, các Nghị quyết của Công ước CITES nhằm vào việc bảo vệ và bảo tồn các loài mà sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa bởi thương mại quốc tế.
4. Ngoài ra, mỗi Bên cam kết:
(a) thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo vệ và bảo tồn động, thực vật hoang dã được xác định là trong tình trạng nguy cấp trên lãnh thổ của mình, gồm cả các biện pháp để bảo tồn sự nguyên trạng hệ sinh thái của các khu vực thiên nhiên được bảo vệ đặc biệt, ví dụ như các khu vực đất ngập nước;
(b) duy trì hoặc củng cố năng lực chính phủ và các khung thể chế để tăng cường quản lý bền vững tài nguyên rừng và bảo tồn động, thực vật hoang dã, và nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của công chúngvà minh bạch trong các khung thể chế đó; và
(c) cố gắng xây dựng, tăng cường hợp tác và tham vấn với các tổ chức phi chính phủ liên quan để thúc đẩy thực thi các biện pháp nhằm đấu tranh chống khai thác trái phép và mua bán trái phép động, thực vật hoang dã.
5. Trong một nỗ lực lớn hơn để giải quyết tình trạng khai thác và buôn bán trái phép động vật hoang dã và thực vật, bao gồm các bộ phận và sản phẩm của chúng, mỗi Bên phải thực thi các biện pháp để chống lại, và hợp tác để ngăn chặn, hành vi khai thác và buôn bán động thực vật hoang dã, dựa trên bằng
23 Ðể chứng minh việc vi phạm đoạn này, một Bên phải cho thấy rằng một Bên khác đã thất bại trong việc áp dụng, duy trì hoặc thực thi luật pháp, các quy định và biện pháp để thực hiện nghĩa vụ của mình trong khuôn khổ Công ước CITES theo phương thức làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các Bên.
24 Nếu một Bên cho rằng một Bên khác đang không tuân thủ các nghĩa vụ theo đoạn này, trước hết, Bên đó sẽ cố gắng giải quyết vấn đề thông qua tham vấn hoặc thủ tục khác trong khuôn khổ Công ước CITES.
chứng đáng tin cậy25, trái với pháp luật của Bên đó hay một luật áp dụng khác26. Mục đích chính của việc này là để bảo tồn, bảo vệ, hoặc quản lý động hoặc thực vật hoang dã. Các biện pháp phải thực hiện bao gồm các lệnh trừng phạt, chế tài xử phạt, hoặc các biện pháp hiệu quả khác, bao gồm cả các biện pháp hành chính có thể trở thành rào cản đối với các hành vi thương mại đó. Ngoài ra, mỗi Bên sẽ nỗ lực để có những biện pháp nhằm chống lại việc buôn bán động vật hoang dã bị khai thác và buôn bán trái phép trung chuyển qua lãnh thổ nước mình, dựa trên bằng chứng đáng tin cậy.
6. Các Bên nhận thức rằng mỗi Bên được bảo lưu quyền áp dụng biện pháp hành chính, điều tra và thực thi trong việc triển khai đoạn 5, bao gồm bằng cách xem xét mức độ tin cậy của các bằng chứng sắn có theo từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của hành vi được cho là có vi phạm. Ngoài ra, các Bên thừa nhận rằng trong việc triển khai đoạn 5, mỗi Bên bảo lưu quyền đưa ra quyết định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực áp dụng các biện pháp hành chính, điều tra và thực thi pháp luật.
7. Nhằm thúc đẩy rộng rãi nhất về việc hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin giữa các Bên để đấu tranh chống hành vi khai thác và mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, các Bên sẽ cố gắng xác định các cơ hội để tăng cường hợp tác thực thi pháp luật và chia sẻ thông tin, ví dụ bằng cách thiết lập và tham gia vào các mạng lưới thực thi pháp luật, trên cơ sở phù hợp với luật trong nước và các thỏa thuận quốc tế được áp dụng.
Ðiều 20.18: Hàng hóa và Dịch vụ môi trường
1. Các Bên nhận thức được tầm quan trọng của thương mại và đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường như một phương thức để cải thiện kinh tế và bảo vệ môi trường và giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu.
2. Các Bên, bên cạnh đó, nhận thức tầm quan trọng của Hiệp định này trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư hàng hóa và dịch vụ môi trường trong khu vực thương mại tự do.
25 Ðể rõ hơn, cho mục đích của đoạn này, mỗi Bên giữ lại quyền quyết định về những gì tạo thành “bằng chứng đáng tin cậy”.
26 Ðể rõ hơn, “luật được áp dụng khác” nghĩa là luật pháp của nơi (một nước/vùng lãnh thổ) mà việc khai thác và thương mại xảy ra và chỉ liên quan đến vấn đề liệu những động, thực vật hoang dã đã được khai thác và buôn bán có trái với luật pháp nơi đó.
3. Theo đó, Tiểu ban sẽ xem xét các vấn đề một Bên xác định có liên quan đến thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường, bao gồm cả các vấn đề được xác định là rào cản phi thuế quan tiềm tàng. Các Bên phải cố gắng giải quyết bất kỳ rào cản tiềm tàng nào đối với thương mại hàng hóa và dịch vụ môi trường có thể do một Bên xác định, bao gồm cả làm việc thông qua Tiểu ban và nếu thích hợp, phối hợp với các Tiểu ban liên quan khác của Hiệp định này.
5. Các Bên có thể xây dựng dự án hợp tác song phương và đa phương về hàng hóa và dịch vụ môi trường để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu hiện nay và tương lai.
Ðiều 20.19: Tiểu ban môi trường và các Ðầu mối
1. Mỗi Bên chỉ định và thông báo một đầu mối từ các cơ quan liên quan của mình trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực với Bên đó nhằm hỗ trợ việc thông tin giữa các Bên trong việc thực hiện Chương này. Mỗi Bên sẽ nhanh chóng thông báo với các Bên khác trong trường hợp có thay đổi về đầu mối của mình.
2. Các Bên thành lập Tiểu ban Môi trường (Tiểu ban) bao gồm đại diện cấp cao của chính phủ, hoặc người được chỉ định của các cơ quan liên quan đến môi trường và thương mại của mỗi Bên chịu trách nhiệm thực hiện Chương này.
3. Mục đích của Tiểu ban là giám sát việc thực hiện Chương này và chức năng của Tiểu ban là:
(a) cung cấp diễn đàn để thảo luận và rà soát việc thực hiện Chương này;
(b) xây dựng các báo cáo định kỳ việc thực hiện Chương này lên Ủy ban;
(c) cung cấp diễn đàn để thảo luận và rà soát các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Chương này;
(d) xem xét và cố gắng giải quyết các vấn đề được đề cập trong Ðiều 20.21(Tham vấn đại diện cấp cao);
(e) phối hợp với các Tiểu ban khác được thành lập trong khuôn khổ Hiệp định này khi phù hợp; và
(f) thực hiện các chức năng khác khi được các Bên quyết định.
4. Tiểu ban sẽ họp trong vòng một năm kể từ khi Hiệp định đi vào hiệu lực.
Sau đó, Xxxx ban sẽ gặp thường xuyên hai năm một lần trừ khi Xxxx ban quyết định khác. Chủ tịch Tiểu ban và địa điểm các cuộc họp sẽ luân phiên giữa các Bên theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Anh, trừ khi Tiểu ban quyết định khác.
5. Tất cả các quyết định và báo cáo của Tiểu ban được thực hiện bởi nguyên tắc đồng thuận, trừ khi được thỏa thuận hoặc quy định khác trong Chương này.
6. Tất cả các quyết định và báo cáo của Tiểu ban phải được công bố với công chúng, trừ khi Tiểu ban đồng ý khác.
7. Trong năm thứ năm sau ngày Hiệp định có hiệu lực, Tiểu ban phải:
(a) rà soát tình hình thực hiện Chương này;
(b) báo cáo các phát hiện, có thể gồm các đề xuất cho các Bên và Ủy ban của Hiệp định; và
(c) tiến hành rà soát sau đó theo định kỳ do các Bên quyết định.
8. Tiểu ban phải cung cấp công khai cho công chúng thông tin về các vấn đề liên quan đến công việc của Tiểu ban khi thích hợp và phải tổ chức một phiên họp với công chúng tại mỗi cuộc họp của Tiểu ban.
9. Các Bên công nhận tầm quan trọng về hiệu quả của nguồn lực trong việc thực hiện Chương này và mong muốn sử dụng những công nghệ mới để hỗ trợ việc thông tin và tương tác giữa các Bên và với công chúng.
Ðiều 20.20: Tham vấn về môi trường
1. Các Bên phải luôn cố gắng thống nhất về việc diễn giải, áp dụng Chương này và phải nỗ lực hết sức thông qua đối thoại, tham vấn, trao đổi thông tin và, nếu thích hợp, hợp tác để giải quyết bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương này.
2. Một Bên (Bên yêu cầu) có thể yêu cầu tham vấn với bất kỳ Bên nào khác (Bên phản hồi) liên quan đến bất kỳ vấn đề gì phát sinh trong Chương này bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản tới đầu mối của Bên phản hồi. Bên yêu cầu phải cung cấp thông tin cụ thể và đầy đủ để Bên phản hồi có thể trả lời, thông tin gồm chứng cứ của vấn đề và chỉ ra cơ sở pháp lý của yêu cầu đó. Bên yêu cầu sẽ gửi yêu cầu tham vấn của mình cho các Bên khác thông qua các đầu mối.
3. Một Bên không phải là Bên yêu cầu hoặc Bên phản hồi nếu thấy có lợi
ích trong vấn đề đó (Bên tham gia) có thể tham gia tham vấn bằng cách gửi thông báo bằng văn bản tới đầu mối của Bên yêu cầu và Bên phản hồi trong vòng bảy ngày kể từ ngày gửi yêu cầu tham vấn. Bên tham gia trong thông báo của mình giải thích lợi ích liên quan của mình trong vấn đề đó.
4. Trừ khi Bên yêu cầu và Bên phản hồi (các Bên tham vấn) đồng ý khác, các Bên tham vấn sẽ nhanh chóng tiến hành việc tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bên phản hồi nhận được yêu cầu bằng văn bản.
5. Các Bên tham vấn phải nỗ lực hết sức để đi đến một giải pháp thỏa đáng về vấn đề đó, có thể gồm cả những hoạt động hợp tác thích hợp. Các Bên tham vấn có thể tìm trợ giúp hoặc tư vấn từ bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào được xem là phù hợp để xác minh vấn đề.
Ðiều 20.21: Tham vấn đại diện cấp cao
1. Nếu các Bên tham vấn thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo Ðiều
20.20 (Tham vấn về môi trường), một Bên tham vấn có thể yêu cầu các đại diện của Tiểu ban từ các Bên tham vấn họp để xem xét vấn đề bằng cách gửi yêu cầu bằng văn bản tới đầu mối của Bên tham vấn hoặc các Bên tham vấn khác. Ðồng thời, Bên tham vấn gửi yêu cầu tham vấn tới các đầu mối của các Bên khác.
2. Các đại diện của Tiểu ban của các Bên tham vấn sẽ nhanh chóng họp sau khi yêu cầu được đưa ra và phải tìm cách giải quyết vấn đề bao gồm, nếu thích hợp, việc tập hợp các thông tin khoa học và kĩ thuật từ các chuyên gia thuộc chính phủ hoặc không thuộc chính phủ. Các đại diện của Tiểu ban từ bất kỳ Bên nào khác mà cho rằng có lợi ích trong vấn đề đó có thể tham gia tham vấn.
Ðiều 20.22: Tham vấn cấp Bộ trưởng
1. Nếu các Bên tham vấn thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo Ðiều
20.21 (Tham vấn đại diện cấp cao), một Bên tham vấn có thể đưa/báo cáo vấn đề lên các Bộ trưởng phụ trách của các Bên tham vấn đang tham gia giải quyết vấn đề này.
2. Các tham vấn theo Ðiều 20.20 (Tham vấn về môi trường), Ðiều 20.21 (Tham vấn đại diện cấp cao) và Ðiều này có thể thực hiện dưới hình thức họp trực tiếp hoặc bằng các phương tiện công nghệ sắn có theo sự thỏa thuận của các
Bên tham vấn. Nếu họp trực tiếp, tham vấn có thể diễn ra tại thủ đô của Bên phản hồi, trừ khi các Bên tham vấn đồng ý khác.
3. Tham vấn phải được bảo mật và không ảnh hưởng tới các quyền của bất kỳ Bên nào về các hoạt động tố tụng trong tương lai.
Ðiều 20.23: Giải quyết tranh chấp
1. Nếu các Bên tham vấn thất bại trong việc giải quyết vấn đề theo Ðiều
20.20 (Tham vấn về môi trường), Ðiều 20.21 (Tham vấn đại diện cấp cao) và Ðiều 20.22 (Tham vấn cấp Bộ trưởng) trong vòng 60 ngày sau khi nhận được thư yêu cầu nêu tại Ðiều 20.20 (Tham vấn về môi trường), hoặc trong khoảng thời gian khác do các Bên tham vấn đồng ý, Bên yêu cầu có thể yêu cầu tham vấn theo Ðiều 28.5 (Tham vấn) hoặc yêu cầu thành lập hội đồng trọng tài theo Ðiều
28.7 (Thành lập hội đồng trọng tài).
2. Khác với quy định tại Ðiều 28.14 (Vai trò của các chuyên gia), trong trường hợp phát sinh tranh chấp theo Ðiều 20.17.2 (Bảo tồn và Thương mại), một hội đồng trọng tài được thành lập theo Chương 28 (Giải quyết tranh chấp) phải:
a) tìm kiếm tư vấn hoặc hỗ trợ kỹ thuật thích hợp từ một cơ quan có thẩm quyền của CITES đề giải quyết vấn đề cụ thể đó và tạo điều kiện cho các Bên tham vấn được góp ý, bình luận về bất kỳ sự tư vấn, hỗ trợ nào nhận được; và
b) xem xét đầy đủ bất kỳ hướng dẫn nào nhận được theo với đoạn (a) căn cứ vào mức độ, bản chất và hiện trạng của vấn đề trong việc xác định bằng chứng và đưa ra quyết định theo Ðiều 28.17.4 (Báo cáo khởi đầu).
3. Trước khi một Bên khởi động việc giải quyết tranh chấp cho một vấn đề phát sinh trong Hiệp định này theo Ðiều 20.3.4 (Những cam kết chung), Bên đó sẽ xem xét liệu việc thực thi pháp luật môi trường của mình có tương ứng cơ bản về phạm vi với pháp luật môi trường sẽ được đưa ra xem xét trong tranh chấp hay không.
4. Nếu một Bên yêu cầu tham vấn với Bên khác theo Ðiều 20.20 (Tham vấn về môi trường) đối với một vấn đề phát sinh theo Ðiều 20.3.4 hoặc Ðiều 20.3.6 (Những cam kết chung), và Bên phản hồi cho rằng Bên yêu cầu không thực thi pháp luật môi trường của mình tương ứng cơ bản về phạm vi với pháp luật môi
trường sẽ được đưa ra xem xét trong tranh chấp. Các Bên phải thảo luận vấn đề này trong quá trình tham vấn.
Phụ lục 20-A
Ðối với Australia, Đạo lu¾t Quản lý khí nhà kính tổng hợp và Bảo vệ tầng ô-zôn 1989.
Ðối với Brunei Darussalam, Lu¾t Hải quan: Cấm và Hạn chế xuất và nh¾p khẩu.
Ðối với Canada, các Quy định về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn 1998 của Đạo lu¾t Bảo vệ môi trường Canada 1999 (CEPA).
Ðối với Chile, Nghị định số 238 (1990) của Bộ Ngoại giao và Lu¾t số 20.096 .
Ðối với Nhật Bản, Lu¾t liên quan đến Bảo vệ tầng ô-zôn thông qua việc kiểm soát các chất được xác định và các Biện pháp khác (Lu¾t số 53,1988).
Ðối với Malaysia, Đạo lu¾t Chất lượng môi trường 1974.
Ðối với Mexico, Luật tổng thể về Cân bằng sinh thái và Bảo vệ môi trường (Ley General delEquilibrio Ecológico y la Protección al Ambiente – LGEEPA), dưới Ðầu đề IV Bảo vệ môi trường, Chương I và II liên quan đến thực thi các điều khoản về khí quyển của liên bang.
Ðối với New Zealand, Đạo lu¾t Bảo vệ tầng ô-zôn 1996.
Ðối với Peru, Nghị định số 033-2000-ITINCI.
Ðối với Singapore, Đạo lu¾t Quản lý và Bảo vệ môi trường bao gồm các quy định dưới lu¾t có liên quan.
Ðối với Hoa Kỳ, 42 U.S.C §§ 7671-7671q (Bảo vệ ô-zôn tầng bình lưu).
Ðối với Việt Nam, Lu¾t Bảo vệ môi trường 2014; Thông tư liên Bộ số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ Công thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý xuất, nh¾p khẩu và tạm nh¾p, tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-zôn theo Nghị Định Thư MONTREAL; Quyết định số 15/2006/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mṇc các thiết bị làm lạnh sủ dṇng khí CFC cấm nh¾p khẩu.
Phụ lục 20-B
Ðối với Australia, Đạo lu¾t Bảo vệ biển (Ngăn ngùa ô nhiễm tù tàu biển) 1983
và Ðạo luật Hàng hải 2012.
Ðối với Brunei Darussalam, Chỉ thị Ngăn ngùa ô nhiễm biển 2005; các Quy định về ngăn ngùa ô nhiễm biển (dầu) 2008; và các Quy định về ngăn ngùa ô nhiễm biển (các chất lỏng độc hại trong hàng hóa) 2008.
Ðối với Canada, Đạo lu¾t v¾n tải biển Canada 2001 và các quy định có liên quan.
Ðối với Chile, Nghị định số 1.689 (1995) của Bộ Ngoại giao.
Ðối với Japan, Lu¾t ngăn ngùa ô nhiễm biển và thảm họa về biển (Lu¾t số 136, 1970).
Ðối với Malaysia, Đạo lu¾t 515 Tàu hàng (Ô nhiễm dầu) Lu¾t 1994; Pháp lệnh Tàu hàng 1952 (sủa đổi năm 2007 bởi Lu¾t A1316); và Lu¾t Chất lượng môi trường 1974.
Ðối với Mexico, Đoạn 132 của Lu¾t tổng thể về Cân bằng sinh thái và Bảo vệ môi trường (Ley General del EquilibrioEcológico y la Protección al Ambiente – LGEEPA).
Ðối với New Zealand, Đạo lu¾t V¾n tải biển 1994.
Ðối với Peru, Nghị định của Lu¾tsố 22703; và Nghị định thư 1978 bởi Nghị định của Lu¾t số22954 (26/03/1980).
Ðối với Singapore, Đạo lu¾t Ngăn ngùa ô nhiễm biển bao gồm cả nhũng quy định dưới lu¾t có liên quan.
Ðối với Hoa Kỳ, Đạo lu¾t Ngăn ngùa ô nhiễm tù tàu biển 33 U.S.C §§ 1901- 1915.
Ðối với Việt Nam, Lu¾t Bảo vệ môi trường 2014; Bộ Lu¾t hàng hải 2005; Thông tư số 50/2012/TT-BGTVT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giao thông V¾n tải quy định việc quản lý việc tiếp nh¾n và xủ lý các chất thải lỏng có chúa dầu tù tàu biển tại các cảng của Việt Nam; Quy chuẩn kỹ thu¾t về Hệ thống ngăn ngùa ô nhiễm biển của tàu biển QCVN 26: 2014/BGTVT.