Lời tựa
BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCĐ FLEGT
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN
GIỮA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NƢỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ
THƢƠNG MẠI LÂM SẢN
Lời tựa
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, sau đây được
gọi là "Việt Nam", và
LIÊN MINH CHÂU ÂU, sau đây được gọi là ―Liên minh‖, sau đây được gọi là ―các Bên‖,
XEM XÉT đề xuất của Ủy ban Châu Âu đệ trình lên Hội đồng Châu Âu và Nghị viện Châu Âu về Kế hoạch Hành động về Tăng cường Thực thi pháp luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản (FLEGT), coi đây là giai đoạn đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề cấp bách về khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp;
TÁI KHẲNG ĐỊNH tầm quan trọng của các nguyên tắc và cam kết tại Tuyên bố về Chương trình nghị sự 2030 đối với Phát triển bền vững, đặc biệt là cam kết phát triển bền vững trên ba khía cạnh – kinh tế, xã hội và môi trường – một cách hài hòa và toàn diện;
NHẮC LẠI các Mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là mục tiêu số 15.2 ―Đến năm 2020, thúc đẩy thực hiện quản lý bền vững tất cả các loại rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, phục hồi rừng suy thoái, đẩy mạnh trồng mới và trồng lại rừng trên toàn cầu‖;
NHẬN THỨC tầm quan trọng của các nguyên tắc tại Tuyên bố Rio 1992 trong bối cảnh đảm bảo quản lý rừng bền vững, đặc biệt là Nguyên tắc thứ 10 về tầm quan trọng của nhận thức và sự tham gia của cộng đồng đối với những vấn đề môi trường và Nguyên tắc thứ 22 về vai trò thiết yếu của cộng đồng và người dân địa phương trong việc quản lý và phát triển môi trường;
TÁI KHẲNG ĐỊNH sự tôn trọng của các Bên đối với các nguyên tắc và quy tắc điều chỉnh các hệ thống thương mại đa phương, cụ thể là quyền và nghĩa vụ được quy định tại Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và tại các hiệp định đa phương khác thuộc Phụ lục IA của Hiệp định Marrakesh ngày 15/4/1994 về thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và yêu cầu áp dụng các nguyên tắc đó một cách minh bạch và không phân biệt đối xử;
CĂN CỨ Công ước quốc tế về Buôn bán các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) và cụ thể là yêu cầu về giấy phép xuất khẩu CITES của các nước thành viên CITES đối với mẫu vật các loài thuộc Phụ lục I, II hoặc III được cấp theo quy định, bao gồm các mẫu vật mà việc có được các mẫu vật đó không vi phạm các luật liên quan về bảo vệ động vật, thực vật;
NHẮC LẠI Hiệp định Khung về Đối tác và Hợp tác Toàn diện giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ký ngày 27/6/2012 tại Brussels, Vương quốc Bỉ;
NHẮC LẠI việc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, đặc biệt là cam kết về quản lý rừng bền vững và thương mại lâm sản;
GHI NHẬN nỗ lực của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhằm thúc đẩy quản trị rừng, thực thi pháp luật lâm nghiệp một cách hiệu quả và thương mại gỗ hợp pháp, bao gồm Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) sẽ được xây dựng thông qua quá trình tham vấn dựa trên nguyên tắc về quản lý hiệu quả, đáng tin cậy và có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan;
GHI NHẬN rằng việc thực hiện Hiệp định Đối tác Tự nguyện về FLEGT sẽ giúp củng cố công tác quản lý rừng bền vững, góp phần chống biến đổi khí hậu thông qua nỗ lực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, vai trò của việc bảo tồn, quản lý rừng bền vững và nâng cao trữ lượng các-bon của rừng (REDD+);
GHI NHẬN rằng các bên liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định Đối tác tự nguyện, cần phải có một cơ chế hiệu quả tạo điều kiện cho sự đóng góp của các bên liên quan vào việc thực thi VNTLAS;
GHI NHẬN rằng việc công bố thông tin là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả quản trị, qua đó việc cung cấp thông tin cho các bên liên quan là một nội dung trọng tâm của Hiệp định này nhằm hỗ trợ việc thực thi và giám sát các hệ thống, tăng tính minh bạch và góp phần nâng cao sự tin cậy của các bên liên quan và người tiêu dùng cũng như đảm bảo được trách nhiệm của các Bên;
CAM KẾT rằng các Bên nỗ lực giảm thiểu các tác động bất lợi có thể phát sinh trực tiếp từ việc thực hiện Hiệp định này đối với cộng đồng địa phương và người nghèo;
TÁI KHẲNG ĐỊNH các nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo chủ quyền, công bằng, không phân biệt đối xử và ghi nhận quyền lợi của các Bên từ Hiệp định này;
TUÂN THỦ quy định pháp luật của mỗi Bên;
NHẤN MẠNH RẰNG theo quy định của pháp luật Việt Nam Hiệp định này do nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cam kết thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế.
KHẲNG ĐỊNH RẰNG theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016 của Việt Nam Hiệp định này sẽ được Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn, thể hiện sự đồng ý và ràng buộc của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đối với Hiệp định này.
HAI BÊN THỐNG NHẤT NHƯ SAU:
Điều 1
Mục tiêu
1. Phù hợp với những cam kết chung của hai Bên về quản lý bền vững cho tất cả các loại rừng, Hiệp định này nhằm tạo ra khung pháp lý để đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng gỗ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này được nhập khẩu vào Liên minh từ Việt Nam đều được sản xuất hợp pháp, và từ đó, thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững và được khai thác phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia khai thác.
2. Hiệp định này cũng tạo cơ sở đối thoại và hợp tác giữa các Bên nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ Hiệp định này và tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp và quản trị rừng.
Điều 2
Định nghĩa
Trong khuôn khổ của Hiệp định này, các định nghĩa sau sẽ được áp dụng:
(a) "Nhập khẩu vào Liên minh" là việc thông quan để lưu thông tự do trong Liên minh theo Điều 79 của Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) số 2913/92 ngày 12/10/1992 về việc thiết lập Mã Hải quan của Cộng đồng Châu Âu cho sản phẩm gỗ không được phân loại là ―hàng hóa phi mậu dịch‖ theo quy định tại Điều 1(6) của Quy chế Ủy ban
Châu Âu (EEC) Số 2454/93 ngày 2/7/1993 quy định điều kiện thực thi Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) Số 2913/92 về việc thiết lập Mã Hải quan Cộng đồng Châu Âu;
(b) "Xuất khẩu" là việc vận chuyển hoặc đưa sản phẩm gỗ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các sản phẩm gỗ quá cảnh qua Việt Nam;
(c) ―Sản phẩm gỗ quá cảnh‖ là bất kỳ sản phẩm gỗ nào có xuất xứ từ một nước thứ ba được đưa vào lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát của hải quan và được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng nguyên trạng của sản phẩm đó tại nước xuất xứ;
(d) ―Sản phẩm gỗ‖ là các sản phẩm thuộc Phụ lục I;
(e) ―Mã HS‖ là mã 4 hoặc 6 chữ số được quy định tại phần danh mục của Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa được xây dựng theo Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới;
(f) "Giấy phép FLEGT" là văn bản pháp lý của Việt Nam để khẳng định một lô hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh được sản xuất hợp pháp và được xác minh theo các tiêu chí quy định tại Hiệp định này. Giấy phép FLEGT có thể được cấp theo hình thức giấy hoặc điện tử;
(g) "Cơ quan cấp phép" là cơ quan được Việt Nam chỉ định để cấp và xác nhận hiệu lực của giấy phép FLEGT;
(h) "Cơ quan có thẩm quyền" là cơ quan được các nước thành viên Liên minh chỉ định để tiếp nhận, chấp nhận và xác minh giấy phép FLEGT;
(i) "Lô hàng" là một số lượng sản phẩm gỗ được cấp giấy phép FLEGT chuyển bởi chủ hàng hoặc nhà vận chuyển từ Việt Nam và được xuất trình cho một cơ quan hải quan của Liên minh để thông quan và lưu thông tự do;
(j) ―Gỗ sản xuất hợp pháp” (sau đây được gọi là “gỗ hợp pháp”) là các sản phẩm gỗ được khai thác hoặc nhập khẩu và sản xuất phù hợp với quy định luật pháp của Việt Nam như được quy định tại Phụ lục II và các quy định liên quan của Hiệp định này, và gỗ được khai thác, sản xuất và xuất khẩu phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác đối với gỗ nhập khẩu như quy định tại Phụ lục V;
(k) ―Thông quan để lưu thông tự do‖ là thủ tục hải quan của Liên minh để kiểm tra tình trạng hải quan của hàng hóa không phải từ Liên minh (theo Quy chế (EEC) số 2913/92), quy định cụ thể việc thu các loại thuế nhập khẩu; thu các loại lệ phí khác nếu có; áp dụng các biện pháp, lệnh cấm và hạn chế trong chính sách thương mại; và hoàn tất các thủ tục, quy định khác liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa;
(l) ―Xác minh bằng chứng‖ là quá trình kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và sự phù hợp của bằng chứng dựa trên kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế bởi các chủ thể xác minh theo Định nghĩa gỗ hợp pháp được quy định tại Phụ lục II.
Điều 3
Cơ chế cấp phép FLEGT
1. Các Bên thiết lập cơ chế cấp phép liên quan đến Thực thi pháp luật lâm nghiệp, Quản trị Rừng và Thương mại Lâm sản (sau đây được gọi là ―cơ chế cấp phép FLEGT‖). Thông qua giấy phép FLEGT, cơ chế này thiết lập các thủ tục và yêu cầu để xác minh và chứng nhận các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh được sản xuất hợp pháp. Theo Quy chế của Hội đồng Châu Âu (EC) số 2173/2005 và theo Hiệp định này, Liên minh phải chấp nhận các lô hàng nhập khẩu vào Liên minh từ Việt Nam chỉ trong trường hợp các lô hàng có giấy phép FLEGT.
2. Cơ chế cấp phép FLEGT áp dụng đối với các sản phẩm gỗ thuộc Phụ lục I.
3. Mỗi Bên thống nhất thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để thực hiện cơ chế cấp phép FLEGT.
Điều 4
Cơ quan cấp phép
1. Việt Nam chỉ định Cơ quan cấp phép FLEGT và thông báo thông tin liên hệ cụ thể cho Ủy ban Châu Âu. Hai Bên phải công bố rộng rãi thông tin này.
2. Cơ quan cấp phép xác nhận rằng các sản phẩm gỗ được sản xuất hợp pháp theo quy định pháp luật được nêu tại Phụ lục II. Cơ quan cấp phép cấp giấy phép FLEGT cho các lô hàng sản phẩm gỗ được sản xuất hợp pháp tại Việt Nam để xuất khẩu sang Liên minh.
3. Cơ quan cấp phép không cấp giấy phép FLEGT cho bất cứ lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ không được sản xuất hợp pháp theo quy định pháp luật của Việt Nam nêu tại Phụ
lục II hoặc không được khai thác, sản xuất và xuất khẩu theo quy định pháp luật của nước khai thác và của nước sản xuất đối với gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu.
4. Cơ quan cấp phép lưu giữ và công bố công khai thủ tục cấp giấy phép FLEGT. Cơ quan cấp phép cũng lưu giữ hồ sơ của tất cả các lô hàng đã được cấp giấy phép FLEGT và, trên cơ sở phù hợp với pháp luật quốc gia về bảo mật dữ liệu và cung cấp các hồ sơ này cho mục đích đánh giá độc lập nhưng vẫn phải đảm bảo tính bảo mật về thông tin kinh doanh của nhà xuất khẩu.
Điều 5
Các cơ quan có thẩm quyền
1. Ủy ban Châu Âu thông báo cho Việt Nam thông tin liên hệ chi tiết của các cơ quan có thẩm quyền được các nước thành viên Liên minh chỉ định. Hai Bên phải công bố rộng rãi thông tin này.
2. Các cơ quan có thẩm quyền xác minh từng lô hàng tương ứng với một giấy phép FLEGT được cấp còn hiệu lực trước khi thông quan lô hàng để lưu thông tự do vào Liên minh. Việc thông quan lô hàng có thể bị tạm dừng và lô hàng có thể bị giữ nếu có bất kỳ nghi ngờ nào liên quan đến hiệu lực của giấy phép FLEGT.
3. Các cơ quan có thẩm quyền lưu giữ và hàng năm công bố hồ sơ về các giấy phép FLEGT nhận được.
4. Các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân hoặc tổ chức là đơn vị đánh giá độc lập do Việt Nam chỉ định được tiếp cận các tài liệu và dữ liệu liên quan, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật quốc gia về bảo mật dữ liệu.
5. Các cơ quan có thẩm quyền không thực hiện hành động được quy định tại Điều 5(2) đối với bất kỳ lô hàng gỗ và sản phẩm gỗ nào được làm từ các loài thuộc các Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (CITES) bởi vì các sản phẩm này đã được xác minh theo quy định tại Quy chế Hội đồng Châu Âu (EC) Số 338/97 ngày 9/12/1996 về bảo vệ các loài động, thực vật hoang dã thông qua quản lý thương mại.
Điều 6
Giấy phép FLEGT
1. Giấy phép FLEGT do Cơ quan cấp phép của Việt Nam cấp để làm bằng chứng xác nhận các sản phẩm gỗ được sản xuất hợp pháp.
2. Mẫu giấy phép FLEGT là văn bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Thông tin trên giấy phép được điền bằng tiếng Anh.
3. Trên cơ sở đồng thuận, các Bên có thể xây dựng hệ thống điện tử để cấp, gửi và nhận giấy phép FLEGT.
4. Các thông số kỹ thuật trên giấy phép FLEGT và thủ tục cấp giấy phép FLEGT được quy định tại Phụ lục IV.
Điều 7
Định nghĩa gỗ sản xuất hợp pháp
Trong phạm vi Hiệp định này, định nghĩa gỗ sản xuất hợp pháp được đưa ra tại Điểm
(j) Điều 2 của Hiệp định này và được quy định cụ thể tại Phụ lục II. Phụ lục II mô tả các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam phải được tuân thủ để các sản phẩm gỗ được cấp giấy phép FLEGT. Phụ lục II cũng bao gồm các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số và bằng chứng chứng minh tính tuân thủ với các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Điều 8
Xác minh gỗ sản xuất hợp pháp
1. Việt Nam phải xây dựng và thực thi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (VNTLAS) nhằm xác minh gỗ và sản phẩm gỗ được sản xuất hợp pháp và đảm bảo rằng chỉ các lô hàng đã được xác minh mới được xuất khẩu vào Liên minh. VNTLAS quy định việc kiểm tra thủ tục và tính tuân thủ pháp luật nhằm đảm bảo rằng gỗ bất hợp pháp hoặc có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng không được tham gia vào chuỗi cung ứng.
2. Hệ thống xác minh đảm bảo các lô hàng sản phẩm gỗ sản xuất hợp pháp được quy định tại Phụ lục V.
Điều 9
Thông quan lô hàng có giấy phép FLEGT
1. Thủ tục của Liên minh đối với việc lưu thông tự do các lô hàng có giấy phép FLEGT được quy định tại Phụ lục III.
2. Trường hợp các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở hợp lý để nghi ngờ một giấy phép không có hiệu lực hoặc không xác thực hoặc không phù hợp với lô hàng được cấp giấy phép đó thì các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng thủ tục được quy định tại Phụ lục III.
3. Trường hợp có sự bất đồng quan điểm hoặc khó khăn phát sinh liên quan đến việc tham vấn về giấy phép FLEGT, vấn đề đó có thể được chuyển đến Uỷ ban Thực thi Chung.
Điều 10
Đánh giá độc lập
1. Mục đích của Đánh giá độc lập là nhằm đánh giá việc thực hiện, tính hiệu quả và tính tin cậy của Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam và cơ chế cấp phép FLEGT, như quy định tại Phụ lục VI.
2. Trên cơ sở tham vấn với Liên minh, Việt Nam phải sử dụng dịch vụ của Đơn vị đánh giá độc lập để thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Phụ lục VI.
3. Đơn vị đánh giá độc lập phải là đơn vị không có xung đột lợi ích về quan hệ tổ chức hay quan hệ thương mại với Liên minh hoặc với các cơ quan quản lý lâm nghiệp, Cơ quan cấp phép hay với bất kỳ cơ quan nào của Việt Nam chịu trách nhiệm xác minh tính hợp pháp của việc sản xuất gỗ, hay với bất kỳ chủ thể thực hiện hoạt động thương mại trong lĩnh vực lâm nghiệp.
4. Đơn vị đánh giá độc lập hoạt động theo cơ cấu quản lý đã được quy định bằng văn bản và tuân thủ theo các chính sách, phương pháp và thủ tục đã được công bố phù hợp với các thông lệ tốt được quốc tế công nhận.
5. Đơn vị đánh giá độc lập chuyển các khiếu nại liên quan đến hoạt động của mình đến Ủy ban Thực thi Chung.
6. Đơn vị đánh giá độc lập trình kết quả đánh giá của mình cho các Bên dưới hình thức báo cáo theo quy định tại Phụ lục VI. Báo cáo của Đơn vị đánh giá độc lập phải được công bố theo quy định tại Phụ lục VIII.
7. Các Bên hỗ trợ công việc của Đơn vị đánh giá độc lập, đảm bảo rằng Đơn vị đánh giá độc lập được vào lãnh thổ của từng Bên và được tiếp cận nguồn thông tin cần thiết
để thực hiện chức năng của mình. Trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật quốc gia của các Bên về bảo mật dữ liệu, các Bên có thể không cho phép tiết lộ các thông tin không được phép tiết lộ.
Điều 11
Dấu hiệu bất thƣờng
Theo quy định tại Điều 20, các Bên phải thông báo cho nhau nếu có nghi ngờ hoặc tìm ra bằng chứng về sự gian lận hoặc bất thường trong cơ chế cấp phép FLEGT, bao gồm những nội dung sau:
(a) Gian lận thương mại, bao gồm việc chuyển hướng thương mại từ Việt Nam sang Liên minh thông qua một nước thứ ba nhằm tránh việc cấp phép;
(b) Giấy phép FLEGT được cấp cho các sản phẩm gỗ có chứa gỗ nhập khẩu từ nước thứ ba bị nghi ngờ sản xuất bất hợp pháp; hoặc
(c) Gian lận trong việc cấp hoặc sử dụng giấy phép FLEGT.
Điều 12
Thời điểm vận hành cơ chế cấp phép FLEGT
1. Thông qua Ủy ban Thực thi Chung, các Bên thông báo cho nhau khi nhận thấy đã hoàn thành các khâu chuẩn bị cần thiết để chính thức vận hành cơ chế cấp phép FLEGT.
2. Thông qua Ủy ban Thực thi Chung, các Bên ủy thác việc thực hiện đánh giá độc lập cơ chế cấp phép FLEGT trên cơ sở các tiêu chí được quy định tại Phụ lục VII. Việc đánh giá sẽ quyết định xem VNTLAS có hỗ trợ việc thực hiện các chức năng của cơ chế cấp phép FLEGT như quy định tại Phụ lục V.
3. Trên cơ sở khuyến nghị của Ủy ban Thực thi Chung, hai Bên thống nhất thời điểm vận hành chính thức cơ chế cấp phép FLEGT.
4. Hai Bên thông báo cho nhau bằng văn bản về thời điểm vận hành chính thức cơ chế cấp phép FLEGT.
Điều 13
Áp dụng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam và các biện pháp khác
1. Sử dụng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp, Việt Nam xác minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ được xuất khẩu sang thị trường ngoài Liên minh và các sản phẩm gỗ được tiêu thụ tại thị trường trong nước, và xác minh tính hợp pháp của các sản phẩm gỗ nhập khẩu bằng cách sử dụng hệ thống được xây dựng để thực thi Hiệp định này.
2. Để hỗ trợ việc thực thi VNTLAS, Liên minh khuyến khích sử dụng hệ thống được đề cập trong Khoản 1 trong thương mại tại các thị trường quốc tế khác và với các nước thứ ba.
3. Liên minh thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đưa gỗ và sản phẩm gỗ khai thác và sản xuất bất hợp pháp vào thị trường của Liên minh theo quy định pháp luật hiện hành của Liên minh.
Điều 14
Các biện pháp hỗ trợ
1. Việc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các biện pháp hỗ trợ thực thi Hiệp định này được quyết định trong bối cảnh các chương trình hợp tác của Liên minh và các nước thành viên của Liên minh với Việt Nam.
2. Việt Nam đảm bảo tăng cường năng lực thực thi Hiệp định này.
3. Các Bên đảm bảo rằng các hoạt động gắn liền với việc thực thi Hiệp định này sẽ được điều phối trong phạm vi các sáng kiến và chương trình phát triển hiện có và trong tương lai.
Điều 15
Sự tham gia của các bên liên quan trong việc thực thi Hiệp định
1. Việt Nam thu hút sự tham gia của các bên liên quan vào việc thực thi Hiệp định này.
2. Việt Nam đảm bảo rằng việc thực thi và giám sát Hiệp định này sẽ được thực hiện một cách minh bạch cùng với sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội lâm nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, cộng đồng địa phương và người dân sinh sống trong khu vực rừng.
3. Việt Nam đảm bảo rằng sẽ có một cơ chế giám sát việc thực thi Hiệp định này, gồm đại diện của các cơ quan Chính phủ có liên quan và các bên liên quan khác.
4. Việt Nam tổ chức tham vấn thường xuyên với các bên liên quan về việc thực thi Hiệp định này và thúc đẩy các chiến lược, cơ chế và chương trình tham vấn phù hợp.
5. Liên minh tiến hành tham vấn định kỳ với các bên liên quan về việc thực thi Hiệp định này, trong phạm vi nghĩa vụ của Liên minh được quy định tại Công ước về Tiếp cận Thông tin, Tham gia của Công chúng trong quá trình ra Quyết định và Tiếp cận Công lý đối với các vấn đề về Môi trường năm 1998 (Công ước Aarhus).
Điều 16
An toàn xã hội
1. Để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể phát sinh từ việc thực thi Hiệp định này, các Bên thống nhất đánh giá tác động đối với các nhóm dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương liên quan và đối với sinh kế của họ cũng như tác động đối với các hộ gia đình và ngành công nghiệp gỗ.
2. Các Bên giám sát các tác động của Hiệp định này theo Khoản 1 Điều này, đồng thời thực hiện các bước phù hợp để giảm thiểu bất kỳ tác động tiêu cực nào. Các Bên có thể thống nhất về các biện pháp bổ sung để giải quyết bất kỳ tác động tiêu cực nào.
Điều 17
Xx đãi thị trƣờng
Khi cân nhắc các nghĩa vụ quốc tế, Liên minh xúc tiến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm gỗ được điều chỉnh bởi Hiệp định này tại thị trường Liên minh. Những nỗ lực này bao gồm các biện pháp hỗ trợ cụ thể sau:
(a) Các chính sách mua sắm công và tư công nhận việc cung cấp và đảm bảo thị trường cho các sản phẩm gỗ được khai thác hợp pháp; và
(b) Nhìn nhận tốt hơn về các sản phẩm được cấp giấy phép FLEGT tại thị trường Liên minh.
Điều 18
Ủy ban Thực thi Chung
1. Các Bên thành lập một Ủy ban Thực thi Chung (JIC) để thúc đẩy việc giám sát và đánh giá Hiệp định này. JIC thúc đẩy đối thoại và trao đổi thông tin giữa các Bên.
2. JIC được thành lập trong vòng 03 tháng kể từ ngày Hiệp định có hiệp lực theo quy định tại Điều 25. Mỗi Bên chỉ định đại diện tham gia vào JIC. XXX đưa ra các quyết định trên cơ sở đồng thuận. Đồng chủ trì của JIC là quan chức cao cấp do mỗi Bên chỉ định.
3. JIC xây dựng quy chế hoạt động của mình.
4. JIC họp ít nhất hai lần một năm trong hai năm đầu tiên và một lần một năm trong các năm tiếp theo. Thời gian, chương trình họp được các Bên thống nhất trước. Trong trường hợp cần thiết, một trong hai Bên có thể yêu cầu tổ chức các cuộc họp bổ sung.
5. JIC đảm bảo các hoạt động của mình minh bạch và thông tin về hoạt động cũng như các quyết định của JIC được công bố rộng rãi.
6. JIC công bố báo cáo chung thường niên. Chi tiết về nội dung báo cáo được quy định tại Phụ lục VIII.
7. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của JIC được quy định tại Phụ lục IX.
Điều 19
Báo cáo và công bố thông tin
1. Các Bên cam kết định kỳ công bố rộng rãi thông tin liên quan đến việc thực thi và giám sát Hiệp định này.
2. Các Bên công khai thông tin và theo cơ chế được quy định tại Phụ lục VIII. Các Bên nỗ lực cung cấp thông tin đáng tin cậy, phù hợp và cập nhật cho các bên liên quan trong ngành lâm nghiệp.
3. Theo quy định pháp luật của mỗi Bên, các Bên thống nhất không tiết lộ thông tin mật đã được trao đổi trong phạm vi Hiệp định này. Không Bên nào được phép công bố hoặc cho phép các cơ quan có thẩm quyền của mình công bố thông tin đã được trao đổi trong phạm vi Hiệp định này liên quan đến những bí mật thương mại hoặc các thông tin thương mại bí mật.
Điều 20
Trao đổi thông tin về thực thi Hiệp định
1. Đại diện của các Bên chịu trách nhiệm trao đổi thông tin chính thức liên quan đến việc thực thi Hiệp định này là:
Về phía Việt Nam: Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Về phía Liên minh: Trưởng đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
2. Các Bên nhanh chóng thông báo cho nhau thông tin cần thiết về việc thực thi Hiệp định này, bao gồm thay đổi về đại diện của các Bên được đề cập tại Khoản 1 của Điều này.
Điều 21
Xxxx xx lãnh thổ áp dụng
Hiệp định này được áp dụng tại lãnh thổ mà áp dụng Hiệp ước quy định Chức năng của Liên minh Châu Âu theo các điều kiện quy định tại Hiệp ước đó, và trên lãnh thổ của Việt Nam.
Điều 22
Giải quyết tranh chấp
1. Các Bên giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích Hiệp định này thông qua tham vấn nhanh.
2. Nếu tranh chấp không được giải quyết thông qua tham vấn trong vòng 120 ngày kể từ ngày yêu cầu tham vấn được đưa ra, tranh chấp sẽ được chuyển cho JIC để nỗ lực giải quyết. JIC sẽ được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan để đánh giá chuyên sâu vụ việc nhằm tìm ra giải pháp phù hợp. Để thực hiện việc này, XXX có trách nhiệm xem xét tất cả các khả năng nhằm duy trì việc thực thi hiệu quả Hiệp định này.
3. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết bởi JIC, tranh chấp sẽ được các Bên đưa ra bên thứ ba để giải quyết thông qua trung gian hoặc hòa giải.
4. Trong trường hợp tranh chấp không thể giải quyết theo Khoản 3 của Điều này, một Bên phải thông báo cho Bên còn lại về việc chỉ định một trọng tài viên; Bên còn lại sẽ chỉ định một trọng tài viên thứ hai trong vòng 30 ngày kể từ ngày chỉ định trọng tài viên thứ nhất. Các Bên sẽ cùng nhau chỉ định một trọng tài viên thứ ba trong vòng 60 ngày kể từ ngày chỉ định trọng tài viên thứ hai.
5. Quyết định của các trọng tài viên sẽ được thực hiện bởi đa số phiếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày trọng tài viên thứ ba được chỉ định.
6. Phán quyết của trọng tài sẽ mang tính ràng buộc với các Bên và sẽ không được kháng cáo.
7. JIC sẽ xây dựng quy trình làm việc cho trọng tài.
Điều 23
Tạm dừng
1. Một Bên muốn tạm dừng việc thực thi Hiệp định này phải gửi văn bản thông báo cho Bên kia về ý định tạm dừng việc thực thi Hiệp định của mình. Vấn đề này sau đó sẽ được các Bên thảo luận, có cân nhắc đến quan điểm của các bên liên quan.
2. Một trong hai Bên có thể tạm dừng việc áp dụng Hiệp định này trong trường hợp một Bên (a) không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã được quy định trong Hiệp định này, hoặc (b) không duy trì được các biện pháp quản lý và hành chính và các biện pháp cần thiết để thực hiện Hiệp định, hoặc (c) thực hiện theo cách gây ra nguy cơ đáng kể về môi trường, sức khỏe, an toàn hoặc an ninh cho người dân của Liên minh hoặc của Việt Nam. Quyết định tạm dừng và các lý do cho quyết định đó phải được các Bên thông báo cho nhau bằng văn bản.
3. Các quy định/điều khoản của Hiệp định này sẽ ngừng áp dụng sau 30 ngày kể từ khi có thông báo về việc tạm dừng thực thi Hiệp định này.
4. Hiệp định này sẽ được tiếp tục thực hiện sau 30 ngày kể từ ngày Bên tạm dừng thực thi Hiệp định này thông báo cho Bên còn lại rằng các lý do cho việc tạm dừng thực thi Hiệp định không được áp dụng nữa.
Điều 24
Sửa đổi Hiệp định
1. Một trong hai Bên mong muốn sửa đổi Hiệp định này phải đưa ra đề nghị ít nhất ba
(03) tháng trước khi diễn ra cuộc họp của JIC. XXX sẽ thảo luận về đề nghị và sẽ đưa ra khuyến nghị trong trường hợp đồng thuận. Nếu các Bên đồng ý với khuyến nghị của JIC, các Bên sẽ phê duyệt khuyến nghị theo quy trình nội bộ của mỗi Bên.
2. Bất kỳ nội dung điều chỉnh nào được cả hai Bên phê chuẩn sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo kể từ ngày mà các Bên thông báo cho nhau về việc hoàn thiện các thủ tục cần thiết.
3. JIC có thể phê chuẩn các điều chỉnh đối với các Phụ lục của Hiệp định này.
4. Thông báo về bất kỳ sự điều chỉnh nào sẽ được gửi tới Tổng thư ký Hội đồng Liên minh Châu Âu và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua kênh ngoại giao.
Điều 25
Hiệu lực, thời hạn và chấm dứt
1. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo sau khi các Bên thông báo cho nhau bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục cần thiết.
2. Các thông báo đề cập trong Điều này sẽ được gửi tới Tổng thư ký Hội đồng Liên minh Châu Âu và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua kênh ngoại giao.
3. Hiệp định này có hiệu lực trong thời hạn năm (05) năm và được tự động gia hạn năm (05) năm một lần, trừ khi một Bên từ chối việc gia hạn và có thông báo cho Bên kia bằng văn bản ít nhất mười hai (12) tháng trước khi Hiệp định hết hạn.
4. Một trong hai Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng cách gửi văn bản thông báo cho Bên còn lại. Hiệp định này sẽ bị chấm dứt sau 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo trên.
Điều 26
Các Phụ lục
Các Phụ lục của Hiệp định này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này.
Điều 27
Ngôn ngữ Hiệp định
Hiệp định này được lập bằng tiếng Bungari, Séc, Croatia, Đan Mạch, Hà Lan, Anh, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Rumani, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và tiếng Việt; các văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
Trong trường hợp bất đồng về việc giải thích, bản Hiệp định bằng tiếng Anh sẽ có giá trị cao nhất.
ĐỂ LÀM BẰNG, các đại diện được uỷ quyền của các Bên đã ký Hiệp định này. KÝ tại ...........
Thay mặt Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam | Thay mặt Liên minh châu Âu |
Các Phụ lục
1. Phụ lục I: Danh mục hàng hóa đưa vào hiệp định VPA
2. Phụ lục II: Định nghĩa gỗ hợp pháp
3. Phụ lục III: Điều kiện qui định việc cho phép lưu thông tự do vào Liên minh các sản phẩm gỗ được cấp phép FLEGT của Việt Nam
4. Phụ lục IV: Cơ chế cấp phép FLEGT
5. Phụ lục V: Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam
6. Phụ lục VI: Đề cương nhiệm vụ cho đánh giá độc lập
7. Phụ lục VII: Tiêu chí đánh giá tính sẵn sàng vận hành của Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam
8. Phụ lục VIII: Công bố thông tin
9. Phụ lục IX: Chức năng của Ủy ban thực thi chung
BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCĐ FLEGT
PHỤ LỤC I
DANH MỤC HÀNG HÓA: MÃ CÁC MẶT HÀNG GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ ĐƢỢC CẤP PHÉP FLEGT TRONG KHUÔN KHỔ HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT
Danh mục hàng hóa được đề cập trong Phụ lục này được xây dựng trên cơ sở ―Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa‖ theo Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới (gọi tắt là Danh mục HS).
Mã HS | Mô tả | Ghi chú |
Chƣơng 44 | Gỗ và các mặt hàng bằng gỗ; than từ gỗ | |
4401 | Gỗ nhiên liệu, dạng khúc, thanh nhỏ, cành, bó hoặc các dạng tương tự; vỏ bào, dăm gỗ; mùn cưa và phế liệu gỗ, đã hoặc chưa đóng thành khối, bánh, viên hoặc các dạng tương tự. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4403 | Gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô | |
4406 | Tà vẹt đường sắt hoặc đường xe điện (thanh ngang) bằng gỗ | |
4407 | Gỗ đã cưa hoặc xẻ theo chiều dọc, lạng hoặc bóc, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc ghép nối đầu, có độ dầy trên 6 mm. | |
4408 | Tấm gỗ để làm lớp mặt (kể cả những tấm thu được bằng cách lạng gỗ ghép), để làm gỗ dán hoặc để làm gỗ ghép tương tự khác và gỗ khác, đã được xẻ dọc, lạng hoặc bóc tách, đã hoặc chưa bào, chà nhám; ghép hoặc nối đầu, có độ dày không quá 6 mm. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4409 | Gỗ (kể cả gỗ thanh và viền dải gỗ trang trí để làm sàn, chưa lắp ghép) được tạo dáng liên tục (làm mộng, soi rãnh, bào rãnh, vát cạnh, ghép chữ V, tạo gân, gờ dạng chuỗi hạt, tạo khuôn hình, tiện tròn hoặc gia công tương tự) dọc theo các cạnh, đầu hoặc bề | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
Mã HS | Mô tả | Ghi chú |
mặt, đã hoặc chưa bào, chà nhám hoặc nối đầu. | ||
4410 | Ván dăm, ván dăm định hướng (OSB) và các loại ván tương tự (ví dụ, ván xốp) bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa liên kết bằng keo hoặc bằng chất kết dính hữu cơ khác. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4411 | Ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4412 | Gỗ dán, tấm gỗ dán ván lạng và các loại gỗ ghép tương tự. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
441300 | Gỗ đã được làm tăng độ rắn, ở dạng khối, tấm, thanh hoặc tạo hình | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
441400 | Khung tranh, khung ảnh, khung gương bằng gỗ hoặc các sản phẩm bằng gỗ tương tự. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4415 | Hòm, hộp, thùng thưa, thùng hình trống và các loại bao bì tương tự, bằng gỗ; tang cuốn cáp bằng gỗ; giá kệ để kê hàng, giá để hàng kiểu thùng và các loại giá để hàng khác, bằng gỗ; vành đệm giá kệ để hàng bằng gỗ. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4416 | Thùng tô nô, thùng tròn, thùng hình trống, hình trụ, có đai, các loại thùng có đai khác và các bộ phận của chúng, bằng gỗ, kể cả các loại tấm ván cong. | Ngoại trừ các mặt hàng làm từ tre hoặc mây |
4418 | Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả panel gỗ có lõi xốp, panel lát sàn và ván lợp đã lắp | Ngoại trừ các mặt hàng |
Mã HS | Mô tả | Ghi chú |
ghép. | làm từ tre hoặc mây | |
Chƣơng 94 | Đồ nội thất, bộ đồ giƣờng, đệm, khung đệm, xxx và các đồ dùng nhồi tƣơng tự; | |
940330 | -Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng. | |
940340 | -Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp. | |
940350 | -Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ. | |
940360 | -Đồ gỗ nội thất bằng gỗ khác |
BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCĐ FLEGT
PHỤ LỤC II
ĐỊNH NGHĨA GỖ HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM
GIỚI THIỆU
Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) bao gồm các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số và bằng chứng về gỗ hợp pháp theo quy định pháp luật của Việt Nam. LD sẽ được cập nhật, bổ sung trong quá trình thực thi Hiệp định theo quy định tại Điều 24 của Hiệp định này. LD là một cấu phần không thể tách rời của Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) như quy định tại Phụ lục V.
Phụ lục này được Tổ công tác liên ngành xây dựng thông qua quá trình tham vấn rộng rãi với các cơ quan chính phủ, hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức dân sự xã hội, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng địa phương. Các hình thức tham vấn gồm: tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan, góp ý trực tuyến và lấy ý kiến góp ý bằng văn bản từ các tổ chức, cá nhân về các dự thảo của LD.
Văn bản pháp luật Việt Nam dẫn chiếu trong Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục này được công bố công khai, bao gồm: Luật, Pháp lệnh của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định và Thông tư của Bộ hoặc liên Bộ.
CẤU TRÖC VÀ NỘI DUNG ĐỊNH NGHĨA GỖ HỢP PHÁP
LD được xây dựng cho hai nhóm đối tượng (Tổ chức và Hộ gia đình) như được xác định tại mục 2.2.1 của Phụ lục V, nhằm phản ánh sự khác nhau về quy định luật pháp mà hai nhóm đối tượng này phải tuân thủ, đồng thời giúp thiết kế Hệ thống VNTLAS rõ ràng, cụ thể và khả thi như quy định tại Phụ lục V.
LD cho Tổ chức được quy định tại Phụ đính 1A và LD cho Hộ gia đình được quy định tại Phụ đính 1B của Phụ lục này.
LD được chia thành 7 nguyên tắc như sau:
1. Đối với Tổ chức
Nguyên tắc I: Khai thác gỗ trong nước tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quản lý, môi trường và xã hội
Nguyên tắc II: Tuân thủ các quy định về xử lý gỗ tịch thu Nguyên tắc III: Tuân thủ các quy định về nhập khẩu gỗ
Nguyên tắc IV: Tuân thủ các quy định về vận chuyển và buôn bán gỗ Nguyên tắc V: Tuân thủ các quy định về chế biến gỗ
Nguyên tắc VI: Tuân thủ các quy định về xuất khẩu Nguyên tắc VII: Tuân thủ các quy định về thuế và lao động
2. Đối với hộ gia đình
Nguyên tắc I: Khai thác gỗ trong nước tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quản lý và môi trường và xã hội
Nguyên tắc II: Tuân thủ các quy định về xử lý gỗ tịch thu Nguyên tắc III: Tuân thủ các quy định về nhập khẩu gỗ
Nguyên tắc IV: Tuân thủ các quy định về vận chuyển và buôn bán gỗ Nguyên tắc V: Tuân thủ các quy định về chế biến gỗ
Nguyên tắc VI: Tuân thủ các quy định về xuất khẩu Nguyên tắc VII: Tuân thủ các quy định về thuế
LD áp dụng cho Tổ chức và cho Hộ gia đình bao gồm 7 nguyên tắc chung nêu trên, tuy nhiên một số nguyên tắc của mỗi nhóm có sự khác nhau về số lượng tiêu chí, chỉ số và bằng chứng. Một số quy định áp dụng cho Hộ gia đình đơn giản hơn so với Tổ chức. Sự khác biệt quan trọng nhất thể hiện tại Nguyên tắc I, IV và VII, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc I. Khai thác gỗ trong nước tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, quản lý, môi trường và xã hội: Cả LD cho Tổ chức và cho Hộ gia đình đều có 8 tiêu chí, nhưng các tiêu chí lại có sự khác nhau. Tiêu chí 1: Tuân thủ các quy định về khai thác chính gỗ rừng tự nhiên áp dụng cho Tổ chức và không áp dụng cho Hộ gia đình. Tiêu chí 7: Tuân thủ các quy định về khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây phân tán áp dụng cho Hộ gia đình và không áp dụng cho Tổ chức (mô tả chi tiết dưới đây).
- Nguyên tắc IV. Tuân thủ các quy định về vận chuyển và buôn bán gỗ: LD áp dụng cho Tổ chức gồm 10 tiêu chí và LD áp dụng cho Hộ gia đình gồm 7 tiêu chí. Các tiêu chí bổ sung của LD cho Tổ chức mà không áp dụng đối với Hộ gia đình liên quan đến việc tuân thủ các quy định về đăng ký doanh nghiệp, vận chuyển nội bộ gỗ, sản phẩm gỗ trong địa bàn một tỉnh và vận chuyển nội bộ gỗ, sản phẩm gỗ trên địa bàn khác tỉnh.
- Nguyên tắc VII. LD áp dụng cho Tổ chức bao gồm việc Tuân thủ các quy định về thuế và lao động (3 tiêu chí), trong khi LD áp dụng cho Hộ gia đình chỉ bao gồm việc Tuân thủ các quy định về thuế (1 tiêu chí). Điều này phản ánh sự khác biệt trong các quy định về lao động được áp dụng cho Hộ gia đình so với Tổ chức.
Trong LD và VNTLAS có sự phân biệt giữa bằng chứng tĩnh và bằng chứng động như mô tả tại Mục 4.1 của Phụ lục V. Bằng chứng tĩnh (viết tắt là ―S‖ trong bảng ma trận LD) liên quan đến việc thành lập và hoạt động của tổ chức và hộ gia đình, bao gồm nhưng không giới hạn các bằng chứng như đăng ký doanh nghiệp, quyền sử dụng đất lâm nghiệp, các quy định về thuế, môi trường và lao động. Bằng chứng động (viết tắt là ―D‖ trong bảng ma trận LD) liên quan đến lô gỗ trong chuỗi cung ứng bao gồm nhưng không giới hạn các bằng chứng như bảng kê lâm sản và các hóa đơn tài chính trong Hồ sơ lâm sản tại mỗi giai đoạn của chuỗi cung ứng.
GIẢI THÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA ĐỊNH NGHĨA GỖ HỢP PHÁP
1. Bằng chứng về quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng
Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo người trồng rừng trong nước có thể trồng và bán sản phẩm của mình. Theo đó, LD bao gồm các bằng chứng toàn diện và tổng thể về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng được quy định tại Nguyên tắc I. Số lượng bằng chứng khác nhau phụ thuộc vào đối tượng sử dụng (Tổ chức hay Hộ gia đình) và loại rừng (Tiêu chí). Để xác định quyền sử dụng đất hợp pháp, Tổ chức và Hộ gia đình cần có một trong số các bằng chứng được quy định tại Nguyên tắc I của LD.
Việc có nhiều bằng chứng về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng là do quá trình thực hiện chính sách đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ. Các bằng chứng chứng minh quyền sử dụng đất, sử dụng rừng trong các quy định trước vẫn còn có giá trị theo Luật đất đai hiện hành.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được quy định lần đầu tiên trong Luật Đất đai năm 1993. Kể từ đó, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dần dần được mở rộng cho tất cả những người sử dụng đất và cho tất cả loại đất trên toàn quốc. Quá trình này vẫn đang được tiến hành và có những trường hợp mà người sử dụng đất lâm nghiệp hợp pháp vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, một vài bằng chứng thay thế có thể áp dụng và có thể được sử dụng để chứng minh quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng hợp pháp như: Quyết định giao đất; Quyết định giao rừng; Quyết định giao đất lâm nghiệp; Quyết định giao rừng gắn với giao đất; Quyết định cho thuê đất, Hợp đồng giao khoán rừng; Sổ lâm bạ; hoặc Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã.
Theo Luật Đất đai, trong trường hợp Hộ gia đình không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc bất kỳ tài liệu nào chứng minh quyền sử dụng đất thì xác nhận của Ủy ban nhân dân xã rằng mảnh đất đó hiện đang được sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào được coi là bằng chứng về quyền sử dụng đất hợp pháp.
2. Khai thác gỗ từ vƣờn nhà, trang trại và cây phân tán
LD áp dụng cho Hộ gia đình không yêu cầu bằng chứng về quyền sử dụng đất trong trường hợp gỗ được khai thác từ vườn nhà, trang trại, vì đối tượng này không đáp ứng được tiêu chí của rừng trồng tập trung, hoặc được trồng ở những nơi không thể cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như ven đường, dọc bờ kênh, bờ mương.
Khi có nhu cầu khai thác, hộ gia đình nộp báo cáo về địa danh, loài gỗ và khối lượng gỗ khai thác từ vườn nhà, trang trại và cây phân tán cho Ủy ban nhân dân xã biết để theo dõi và giám sát. Sau khi khai thác, hộ gia đình lập và tự xác nhận vào bảng kê lâm sản.
3. Tuân thủ các quy định về xuất khẩu
Thủ tục cấp phép FLEGT cho lô hàng gỗ xuất khẩu sang thị trường EU được thực hiện trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo quy định tại Phụ lục IV. Vì thế, Nguyên tắc VI tuân thủ quy định về thủ tục hải quan xuất khẩu được sử dụng để phân loại Tổ chức như quy định tại Phụ lục V.
4. Định nghĩa
Trong phạm vị của Hiệp định, các thuật ngữ sử dụng trong LD được hiểu như sau:
Nguyên tắc
Nguyên tắc là những phạm vi pháp lý và quy định luật pháp của Việt Nam bắt buộc Tổ chức và Hộ gia đình phải tuân thủ theo từng giai đoạn của chuỗi cung ứng như được quy định trong phụ lục II và phụ lục V.
Tiêu chí
Tiêu chí là một yêu cầu pháp luật bắt buộc đối Tổ chức và Hộ gia đình phải thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ Nguyên tắc.
Chỉ số
Chỉ số là một, hoặc nhiều biện pháp cụ thể mà Tổ chức và Hộ gia đình phải thực hiện để hoàn thành Tiêu chí.
Bằng chứng
Bằng chứng là chứng cứ chứng minh việc thực hiện Chỉ số hoặc Tiêu chí.
Chủ rừng
Chủ rừng là thuật ngữ đề cập tới các Tổ chức hoặc Hộ gia đình được Nhà nước giao hoặc cho thuê rừng, đất lâm nghiệp để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Thuyết minh thiết kế khai thác
Thuyết minh thiết kế khai thác là tài liệu mô tả về tình trạng cơ bản của khu khai thác, biện pháp khai thác, khối lượng, chủng loại sản phẩm khai thác, tận thu và các bảng biểu chi tiết về các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác.
Đơn vị thiết kế
Đơn vị thiết kế là tổ chức có chức năng thiết kế khai thác rừng được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Khai thác chính
Khai thác chính gỗ rừng từ nhiên là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế đồng thời đảm bảo phát triển và sử dụng rừng bền vững được xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước. Khai thác chính trong rừng tự nhiên không áp dụng đối với Hộ gia đình.
Phiếu bài cây
Phiếu bài cây là tài liệu ghi chép về tên, kích thước của những cây được phép chặt hạ trong khu vực thiết kế khai thác.
Báo cáo địa danh và khối lƣợng khai thác
Báo cáo địa danh và khối lượng khai thác đưa ra những thông tin về khu vực khai thác và khối lượng khai thác theo loài cây khác nhau từ các nguồn trong nước, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, gỗ cao su và cây phân tán.
Bảng kê lâm sản (―Bảng kê‖)
Bảng kê lâm sản là tài liệu bắt buộc phải có trong Hồ sơ Lâm sản tại mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Bảng kê lâm sản là bảng ghi danh mục lâm sản trong cùng một lần nghiệm thu, mua bán, xuất, nhập hoặc lâm sản vận chuyển trên một phương tiện. Bảng kê lâm sản trong lưu thông bao gồm các thông tin về tên và loại lâm sản, đơn vị tính, quy
cách, khối lượng và số lượng lâm sản, tại cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản.
Bảng kê lâm sản khai thác:
Bảng kê lâm sản khai thác bao gồm thông tin về địa danh, chủng loại và khối lượng (số lượng và đường kính) của lâm sản sẽ được khai thác.
Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản
Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản là sổ ghi chép lâm sản nhập, xuất của Tổ chức khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản.
Gỗ chƣa qua chế biến
Gỗ chưa qua chế biến là gỗ sau khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu chưa chịu tác động bởi các loại công cụ, thiết bị và còn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu.
Khai thác tận dụng và tận thu
Khai thác tận dụng gỗ là việc khai thác cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Khai thác tận thu gỗ là việc thu gom cây gỗ bị đổ gãy, bị chết do thiên tai, gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong khu rừng.
Hồ sơ lâm sản hợp pháp (“Hồ sơ lâm sản”)
Hồ sơ lâm sản hợp pháp là các tài liệu ghi chép về lâm sản được chuẩn bị, lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản (Tổ chức và Hộ gia đình) và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, cất giữ.
Rừng phòng hộ:
Rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng:
Rừng đặc dụng là rừng được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia và bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường.
Rừng sản xuất:
Rừng sản xuất là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ kết hợp với bảo vệ môi trường.
PHỤ LỤC II/ PHỤ ĐÍNH 1A. ĐỊNH NGHĨA GỖ HỢP PHÁP ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
Nguyên tắc/tiêu chí/chỉ số/bằng chứng | Loại bằng chứng | Văn bản quy phạm pháp luậy tham chiếu |
NGUYÊN TẮC I: KHAI THÁC GỖ TRONG NƢỚC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, SỬ DỤNG RỪNG, QUẢN LÝ VÀ MÔI TRƢỜNG | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ các quy định về khai thác chính gỗ rừng tự nhiên | ||
1.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất và sử dụng rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
1.1.1. Quyết định giao đất (trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
1.1.2. Quyết định giao rừng (từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 16, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
1.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.4. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.5. Quyết định cho thuê đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
1.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
1.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
1.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp 2014 |
1.2.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
1.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13 Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
1.3. Có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt, phải có quyết định sau: | ||
1.3.1. Quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững | S | Điều 11 Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT; |
1.4. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có các văn bản sau: | ||
1.4.1. Bản thiết kế khai thác | S | Điều 22, Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT |
1.4.2. Bản đồ khu khai thác | S | Điều 21, Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT |
1.4.3. Phiếu bài cây khai thác | S | Điều 14, Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT |
1.4.4. Biên bản thẩm định thiết kế khai thác ngoại nghiệp | S | Điều 24, Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT |
1.4.5. Quyết định phê duyệt thiết kế khai thác | S | Điều 25, Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT |
1.4.6. Giấy phép khai thác | S | Điều 4 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
1.4.7. Biên bản nghiệm thu gỗ khai thác | D | Điều 4 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
1.5. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên, phải có dấu búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: |
1.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.5.2. Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.6. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 1.5, phải có văn bản sau: | ||
1.6.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.7. Khai thác rừng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định, phải có một trong các văn bản sau: | ||
1.7.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô dự án khai thác từ 50 ha trở lên là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng với diện tích tập trung; | S | Điều 12 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
1.7.2. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô dự án khai thác nhỏ hơn 50 ha trở lên là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng với diện tích tập trung; | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
Tiêu chí 2: Tuân thủ các quy định về khai thác chính, tận dụng, tận thu rừng trồng phòng hộ | ||
2.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng phải có một trong các văn bản sau: | ||
2.1.1. Quyết định giao đất (trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
2.1.2. Quyết định giao rừng (từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; (Điều 9, 12, 17) Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
2.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.4. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34, 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.5. Quyết định thuê đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (từ năm 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
2.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
2.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
2.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp 2014 |
2.2.2.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | S | Điều 36 Luật Đầu tư 2014 |
2.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
2.3. Khai thác rừng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định, phải có một trong các văn bản sau: | ||
2.3.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô dự án thác khai thác trắng từ 200 ha trở lên; | S | Điều 12, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
2.3.2. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô dự án khai thác khai thác trắng có diện tích nhỏ hơn 200 ha; | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
2.4. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có các văn bản sau: | ||
2.4.1. Bản thiết kế khai thác | S | Điều 6 , Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.4.2.Bản đồ khu khai thác | S | Điều 6 , Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.4.4.Giấy phép khai thác | S | Điều 6 , Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.5.Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >=25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm phải được đóng búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: | ||
2.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.5.2. Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.6. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 2.5, phải có văn bản sau: | ||
2.6.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 3: Tuân thủ các quy định về khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng sản xuất | ||
3.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, phải có một trong các văn bản sau: | ||
3.1.1. QĐ giao đất (trước 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
3.1.2. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 |
3.1.3. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
3.1.4. Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
3.1.5. Quyết định giao đất (từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
3.1.6. Quyết định giao giao đất, cho thuê đất (từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
3.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
3.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 |
3.2.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51 % vốn điều lệ) | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
3.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
3.3. Khai thác rừng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định, phải có một trong các văn bản sau: | ||
3.3.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô dự án thác khai thác trắng từ 200 ha trở lên; | S | Điều 12, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP |
3.3.2. Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô dự án khai thác trắng nhỏ hơn 200ha | S | Điều 18, Nghị định số 18/2014/NĐ-CP |
3.4. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có các văn bản sau: | ||
3.4.1. Bản báo cáo về địa danh, khối lượng khai thác | S | Điều 6 (khoản 1b) , Thông tư số 21/2016/TT- BNNPTN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT |
3.5. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >=25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: | ||
3.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
3.5.2. Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
3.6. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 3.5, phải có văn bản sau: | ||
3.6.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 4: Tuân thủ các quy định về khai thác tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác. | ||
4.1. Tuân thủ quy định pháp luật về chuyển đổi sử dụng đất rừng sang mục đích sử dụng khác, bảo vệ môi trường, giải phóng mặt bằng, phải có các văn bản sau: | ||
4.1.1. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm: Bản đồ khu vực chuyển đổi, trạng thái rừng | S | Điều 29 Nghị định 23/2006/NĐ-CP; Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
4.1.2. Các văn bản cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích sử dụng đất khác | S | Điều 3 Nghị quyết 49; Điều 29 Nghị định 23/2006/NĐ-CP; |
4.1.3. Có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường. | Điều 29 Nghị định 23/2006/NĐ-CP; |
4.1.3.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô diện tích của dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: diện tích từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; | S | Điều 12, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
4.1.3.2. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô diện tích của dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhỏ hơn diện tích được quy định tại bằng chứng 4.1.3.1. | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
4.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
4.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật doanh nghiệp năm 2014 |
4.2.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
4.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
4.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có các văn bản sau: | ||
4.3.1. Bảng kê lâm sản khai thác | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
4.4. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên, phải được đóng búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: | ||
4.4.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
4.4.2. Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
4.5. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 4.4 phải có văn bản sau: | ||
4.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 5: Tuân thủ các quy định về khai thác tận dụng rừng tự nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và đào tạo | ||
5.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
5.1.1. Quyết định giao đất (trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
5.1.2. Quyết định giao rừng (từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
5.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.4. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.5. Quyết định thuê đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
5.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
5.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
5.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 |
5.2.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51 % vốn điều lệ) | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
5.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
5.3.Tuân thủ quy định pháp luật trước khi được phép khai thác tận dụng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
5.3.1. Dự án lâm sinh | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
5.3.2. Kế hoạch đào tạo | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
5.3.3. Đề án nghiên cứu khoa học | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
5.4. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác, phải có văn bản sau: | ||
5.4.1. Bảng kê lâm sản khai thác | S | Điều 8 Thông tư số21/2016/TT-BNNPTNT |
5.5. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên phải được đóng búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: | ||
5.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
5.5.2.Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
5.6. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 5.5, phải có văn bản sau: | ||
5.6.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 6: Tuân thủ các quy định về tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh trong rừng tự nhiên | ||
6.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
6.1.1. Quyết định giao đất (trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
6.1.2. Quyết định giao rừng (từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
6.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đại năm 2013 |
6.1.4. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đại năm 2013 |
6.1.5. Quyết định thuê đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đại năm 2013 |
6.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
6.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
6.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
6.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 |
6.2.2. Giấy chứng nhận đăng lý đầu tư (Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm 51 % vốn điều lệ) | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
6.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
6.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có văn bản sau: | ||
6.3.1. Bảng kê lâm sản khai thác | S | Điều 9 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; |
6.4. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên phải được đóng búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: | ||
6.4.1 Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
6.4.2. Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
6.5. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 6.4, phải có văn bản sau: | ||
6.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 7: Tuân thủ các quy định về tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh trong rừng trồng | ||
7.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, phải có một trong các văn bản sau: | ||
7.1.1. QĐ giao đất (trước 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
7.1.2. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 |
7.1.3. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
7.1.4. Quyết định thuê đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
7.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
7.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 |
7.2.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
7.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
7.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có văn bản sau: | ||
7.3.1. Bản báo cáo địa danh, khối lượng khai thác | S | Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
7.4. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >=25cm, chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, phải được đóng búa kiểm lâm theo quy định và phải có các văn bản sau: | ||
7.4.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
7.4.2. Biên bản đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
7.5 Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 7.4, phải có văn bản sau: | ||
7.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiều chí 8: Tuân thủ các quy định về khai thác gỗ cao su | ||
8.1. Tuân thủ quy định pháp luật về quyền sử dụng đất, phải có một trong các văn bản sau: |
8.1.1. QĐ giao đất (trước 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể trước năm 1993 về giao đất giao rừng) |
8.1.2. Giấy chứng nhận QSD đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.3. Quyết định giao đất (từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.4. Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.5. Quyết định giao đất (từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
8.2. Có tư cách pháp nhân về khai thác rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
8.2.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp 2014 |
8.2.2.Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư | S | Điều 36 Luật Đầu tư 2014 |
8.2.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
8.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ khai thác, phải có các văn bản sau: | ||
8.3.1. Bản báo cáo địa danh, khối lượng khai thác | D | Điều 7 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
8.3.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 5 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1, thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT |
NGUYÊN TẮC II: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ GỖ TỊCH THU | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ việc lƣu trữ hồ sơ gỗ tịch thu đã xử lý | ||
1.1. Tuân thủ hồ sơ hợp pháp về gỗ xử lý sau tịch thu phải có các tài liệu sau: |
1.1.1. Hợp đồng mua bán tài sản | S | Điều 35 Nghị định 17/2010/NĐ-CP; |
1.1.2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng lô gỗ | S | Điều 46 Nghị định 17/2010/NĐ-CP; |
1.1.3. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 Thông tư số 40/2015 TT-BNNPTNT |
1.1.4. Bảng kê lâm sản | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.1.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25 cm và chiều dài >= 1m, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài >= 1 m, chiều dày >=5 cm và chiều rộng >= 20 cm phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
1.2.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 1, Quyết định 107/2007/QĐ-BNN |
NGUYÊN TẮC III: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU GỖ | ||
Tiêu chí 1: Đáp ứng các quy định về thủ tục hải quan | ||
1.1. Tuân thủ quy định về thủ tục hải quan, phải có các tài liệu sau: | ||
1.1.1 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu lâm sản | D | Điều 24 Luật Hải quan năm 2014; Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Điều 10, TT 01/2012/TT- BNNPTNT; Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.2. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.3. Hóa đơn thương mại trong giao dịch trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán | D | Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.4. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật; | D | Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.5. Bảng kê lâm sản nhập khẩu; | D | Điều 10, Thông tư 01/2012/BNNPTNT |
1.1.6. Dựa theo nguồn gốc gỗ nhập khẩu, yêu cầu bổ sung thêm một trong các bằng chứng sau: |
1.1.6.1 Giấy phép CITES của nước xuất khẩu đối với các loại gỗ thuộc danh mục các Phụ lục I, II và III của Công ước CITES. | D | Nghị định 82/2006/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định 98/2011/NĐ-CP; Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT |
1.1.6.2 Giấy phép FLEGT | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.6.3 Bảng tự kê khai thể hiện trách nhiệm giải trình về tính hợp pháp của gỗ | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.7.1 Tùy thuộc theo nhóm rủi ro (như bảng 2 của Phụ lục V), yêu cầu bổ sung thêm một trong các bằng chứng sau: | ||
1.1.7.1 Chứng chỉ tự nguyện hoặc hệ thống chứng chỉ quốc gia do VNTLAS công nhận | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.7.2 Tài liệu khai thác hợp pháp phù hợp với pháp luật và quy định của quốc gia khai thác (HS 4403, 4406, 4407) | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.7.3 tài liệu bổ sung thay thế thể hiện tính hợp pháp của gỗ phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác (trong trường hợp quốc gia khai thác không yêu cầu tài liệu khai thác đối với sản phẩm sơ chế, hoặc nhà nhập khẩu không thể có được tài liệu khai thác đối với sản phẩm hỗn hợp). | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
Tiêu chí 2: Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật và đóng búa kiểm lâm | ||
2.1. Tuân thủ về kiểm dịch thực vât đối với gỗ và các sản phẩm của gỗ, phải có một trong hai tài liệu sau: | ||
2.1.1. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, Pallet, mùn cưa | D | Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT; Điều 7 Thông tu số 33/2014/TT-BNNPTNT |
2.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m phải có dấu búa hoặc dấu hiệu đặc biệt khác của nước xuất khẩu, nếu không có thì phải có dấu búa kiểm lâm theo quy định | ||
2.2.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
2.2.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
NGUYÊN TẮC IV: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN, MUA BÁN GỖ | ||
Tiêu chí 1. Tuân thủ quy định về việc thành lập doanh nghiệp | ||
1.1. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, phải có một trong các tài liệu sau: | ||
1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 |
1.1.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm trên 51% vốn điều lệ) | S | Điều 36 Luật đầu tư năm 2014 |
1.1.3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13, Luật đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
Tiêu chí 2. Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ chƣa qua chế biến có nguồn gốc khai thác, tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên trong nƣớc | ||
2.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
2.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 12, Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
2.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 12, Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
2.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
2.2.2. Biên bản xác nhận đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 3: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ chƣa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vƣờn nhà, trang trại, cây trồng phân tán | ||
3.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
3.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
3.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
3.2. Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, khi gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
3.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
3.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 4: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ nhập khẩu chƣa qua chế biến ở trong nƣớc | ||
4.1. Tuân thủ quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
4.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 14 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
4.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 14 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
4.2. Gỗ tròn nhập khẩu có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m, nếu không có dấu búa hay dấu hiệu đặc biệt khác của nước xuất khẩu, phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
4.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
4.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 5: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ sau xử lý tịch thu chƣa qua chế biến | ||
5.1.Tuân thủ quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
5.1.1 Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
5.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
5.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25 cm và chiều dài >= 1m, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài >= 1 m, chiều dày >=5 cm và chiều rộng >= 20 cm phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
5.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
5.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 1 Quyết định 107/2007/QĐ-BNN |
Tiêu chí 6: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ sau chế biến (kể cả gỗ tròn đã cắt khúc) có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu, gố xử lý sau tịch thu | ||
6.1. Tuân thủ quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
6.1. 1.Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp mua gỗ từ tổ chức) | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
6.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 17, 26 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
6.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25 cm và chiều dài >= 1m phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
6.2.1. Bảng kê lâm sản ; | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
6.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm . | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 7: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ sau chế biến (kể cả gỗ tròn đã cắt khúc) từ gỗ rừng trồng tập trung, vƣờn nhà, trang trại, cây trồng phân tán | ||
7.1.. Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
7.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp mua gỗ từ tổ chức) | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
7.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
7.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
7.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
7.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm. | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 8: Tuân thủ quy định về vận chuyển nội bộ gỗ, sản phẩm gỗ trong địa bàn một tỉnh | ||
8.1.Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
8.1.1. Phiếu xuất kho nội bộ | D | Điều 18 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
8.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 18 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
8.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên được khai thác từ rừng tự nhiên và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng trồng, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
8.2. 1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
8.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm. | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
Tiêu chí 9: Tuân thủ quy định về vận chuyển nội bộ gỗ, sản phẩm gỗ trên địa bàn khác tỉnh | ||
9.1 Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
9.1.1. Phiếu xuất kho nội bộ | D | Điều 18 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
9.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 18 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
9.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên được khai thác từ rừng tự nhiên và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng trồng, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
9.2.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm. | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
9.2.2. Bảng kê lâm sản; | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 10: Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản cho xuất khẩu | ||
10.1. Tuân thủ quy định về hồ sơn lâm sản hợp pháp cho xuất khẩu, phải có các tài liệu sau: | ||
10.1.1. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
10.1.2. Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 2 Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT |
10.1.3. Bảng kê lâm sản xuất khẩu | D | Điều 5 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
10.1.4. Một hoặc các tài liệu bổ sung khác theo các giai đoạn cụ thể của chuỗi cung ứng gỗ của các nguồn gốc gỗ khác nhau (VD như Biên bản đóng búa kiểm lâm) để cung cấp bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ cho chuyến hàng | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; |
NGUYÊN TẮC V: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CHẾ BIẾN GỖ | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ quy định về thành lập doanh nghiệp | ||
1.1. Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, phải có một trong các tài liệu sau: | ||
1.1.1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | S | Điều 28, 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 |
1.1.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài chiếm trên 51% vốn điều lệ) | S | Điều 36 Luật Đầu tư năm 2014 |
1.1.3. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất) | S | Điều 39 Nghị định 108/2006/NĐ-CP; Điều 13 Luật Đầu tư năm 2005, Điều 74 Luật Đầu tư 2014 |
1.2. Chế biến gỗ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định, phải có một trong các loại tài liệu sau: | ||
1.2.1.Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở chế biến gỗ, dăm gỗ từ gỗ rừng tự nhiên có công suất từ 3.000 m3 sản phẩm/năm trở lên; | S | Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
1.2.2.Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất ván ép có công suất từ 100.000 m2 sản phẩm/năm trở lên; | S | Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
1.2.3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất đồ gỗ có tổng diện tích kho bãi, nhà xưởng từ 10.000 m2 trở lên | S | Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
1.2.4. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất có công suất hay diện tích nhỏ hơn công suất hoặc diện tích của các cơ sở sản xuất quy định tại các bằng chứng 1.2.1; 1.2.2; 1.2.3 nêu trên. | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
1. 3. Tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy | ||
1.3.1. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy | S | Điều 15 và Phụ lục 4 Nghị định 79/2014/ND-CP |
1.4. Tuân thủ về lập sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản | ||
1.4.1. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản | S | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp đƣa vào chế biến | ||
2.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ khai thác từ rừng của tổ chức, phải có tài liệu sau: | ||
2.1.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.2. Tuân thủ quy định về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ mua từ tổ chức, phải có các tài liệu sau đây: | ||
2.2.1. Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1, Thông tư số 40/2015/TT-BNNPTNT |
2.2.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.3. Tuân thủ quy định về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ mua từ hộ gia đình, phải có tài liệu sau đây: | ||
2.3.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.4. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m được khai thác từ rừng tự nhiên và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu trong trường hợp không có dấu búa hoặc ký hiệu đặc biệt của nước xuất khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
2.4.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.4.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.5. Gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng, gỗ xẻ sau xử lý tịch thu chưa qua chế biến tiếp theo có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên được khai thác từ rừng tự nhiên và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng trồng phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
2.5.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1, Quyết định 107/2007/QĐ-BNN |
2.5.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1, Quyết định 107/2007/QĐ-BNN |
NGUYÊN TẮC VI: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN CHO XUẤT KHẨU | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ quy định về thủ tục hải quan | ||
1.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ xuất khẩu hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
1.1.1. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của đơn vị xuất khẩu (bản chính); | D | Điều 24 Luật Hải quan năm 2014; Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT- BTC |
1.1.2. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.3 Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.4. Bảng kê lâm sản xuất khẩu | D | Điều 5 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.1.5.Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với sản phẩm làm từ gỗ thuộc Phụ lục II của Công ước CITES. | D | Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT; Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.6. Giấy phép FLEGT đối với thị trường EU | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vât | ||
2.1.Tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vât đối với gỗ và các sản phẩm gỗ, phải có tài liệu sau đây: | ||
2.1.1 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, Pallet, mùn cưa trong trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu. | D | Điều 8,12 Nghị định 02/2007/NĐ-CP; Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT; Điều 10 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT |
NGUYÊN TẮC VII: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ VÀ LAO ĐỘNG | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ pháp luật về thuế | ||
1.1. Tuân thủ quy định pháp luật về kê khai, đăng ký và nộp thuế | ||
1.1.1. Không có trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế | S | Điều 70, Thông tư 156/2013/TT-BTC; văn bản số 815/TCT-KK của Tổng cục thuế |
Tiêu chí 2: Tuân thủ Bộ Luật Lao động | ||
2.1. Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp với người lao động; | ||
2.1.1. Có tên trong danh sách bảng lương của tổ chức | S | Điều 15, 16, 17 Bộ Luật Lao động năm 2012 |
2.2. Người lao động được tham gia tổ chức Công đoàn trong đơn vị | ||
2.2.1. Có tên trong danh sách đóng đoàn phí của đơn vị | S | Điều 5, Luật Công đoàn năm 2012 |
2.3. Thực hiện quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động | ||
2.3.1. Có kế hoạch vệ sinh an toàn lao động do đơn vị lập | S | Điều 148, Bộ Luật Lao động năm 2012 |
Tiêu chí 3: Tuân thủ Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế | ||
3.1. Có bảo hiểm xã hội của người lao động có hợp đồng từ 01 tháng trở lên | ||
3.1.1. Bảng niêm yết công khai thông tin về đóng bảo hiểm xã hội | S | Điều 2, 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 |
3.2. Có bảo hiểm y tế của người lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên |
3.2.1. Bảng lương của tổ chức thể hiện số tiền đóng bảo hiểm y tế hàng tháng | S | Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014 |
3.3. Có bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có hợp đồng từ đủ 03 tháng trở lên | ||
3.3.1. Bảng lương của tổ chức thể hiện số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng | S | Điều 52 Luật việc làm 2013 |
PHỤ LỤC II/ PHỤ ĐÍNH 1B. ĐỊNH NGHĨA GỖ HỢP PHÁP ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH
Nguyên tắc/tiêu chí/chỉ số/bằng chứng | Loại bằng chứng | Văn bản quy phạm pháp luật tham chiếu |
NGUYÊN TẮC I: KHAI THÁC GỖ TRONG NƢỚC TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, SỬ DỤNG RỪNG, QUẢN LÝ, MÔI TRƢỜNG VÀ XÃ HỘI | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ quy định về khai thác chính, tận dụng, tận thu rừng trồng phòng hộ | ||
1.1. Tuân thủ quy định pháp lý về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng phải có một trong các văn bản sau: | ||
1.1.1. Quyết định giao đất (Thời điểm trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể) |
1.1.2. Quyết định giao đất, giao rừng (Thời điểm từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
1.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.4. Quyết định giao đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34, Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.5. Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (Thời điểm từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
1.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
1.1.8. Sổ lâm bạ | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP |
1.1.9 . Có một trong các loại giấy tờ về QSD đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai | S | Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.10. Xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã là đất đang sử dụng và không có tranh chấp đối với trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai | S | Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 |
1.1.11. Hợp đồng giao khoán đất trồng rừng với các chủ rừng khác. | S | Điều 5, Nghị định 01/1995; Điều 8, Nghị định 135/2005 |
1.2. Khai thác rừng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định, phải có một trong các loại tài liệu sau: | ||
1.2.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô dự án thác khai thác trắng từ 200 ha trở lên; | S | Điều 12, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
1.2.2. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô dự án khai thác khai thác trắng có diện tích nhỏ hơn 200 ha; | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
1.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác phải có các tài liệu sau: | ||
1.3.1 Bản thiết kế khai thác | S | Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NNPTNT; |
1.3.2. Bản đồ khu thiết kế khai thác | S | Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NNPTNT; |
1.3.3. Giấy phép khai thác | S | Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NNPTNT; |
1.4.Gỗ tròn khai thác có đường kính đầu lớn >=25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và có các văn bản sau: | ||
1.4.1. Bảng kê lâm sản; | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
1.4.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm. | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.5 Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm quy định tại Chỉ số 1.4 | ||
1.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy định về khai thác chính, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng sản xuất | ||
2.1. Tuân thủ quy định pháp lý về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng phải có một trong các văn bản sau: | ||
2.1.1. Quyết định giao đất (Thời điểm trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể) |
2.1.2. Giấy chứng nhận QSD đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.3. Quyết định giao đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53,54,55 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.4.Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.5. Quyết định giao đất, giao rừng (Thời điểm từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
2.1.6. Quyết định giao đất, cho thuê đất (Thời điểm từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
2.1.7. Sổ lâm bạ | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP |
2.1.8. Có một trong các loại giấy tờ về QSD đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai | S | Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 |
2.1.9. Xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã là đất đang sử dụng và không có tranh chấp đối với trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai | S | Điều 101 |
2.1.10. Hợp đồng giao khoán đất trồng rừng với các chủ rừng khác. | S | Điều 5, Nghị định 01/1995; Điều 8, Nghị định 135/2005 |
2.2. Khai thác rừng tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo luật định, phải có một trong các loại tài liệu sau: | ||
2.2.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô dự án thác khai thác trắng từ 200 ha trở lên; | S | Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
2.2.2. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô dự án khai thác khai thác trắng có diện tích nhỏ hơn 200 ha; | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
2.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác phải có các tài liệu sau: | ||
2.3.1. Bản báo cáo địa danh, khối lượng khai thác | S | Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư 01/2012/TT-NNPTNT; |
2.4. Gỗ tròn khai thác có đường kính đầu lớn >=25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và có các văn bản sau: | ||
2.4.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.4.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.5 Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm quy định tại Chỉ số 2.4 | ||
2.5.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 3: Tuân thủ quy định về khai thác tận dụng trên diện tích rừng tự nhiên chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác. | ||
3.1. Tuân thủ quy định pháp lý về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bảo vệ môi trường, giải phóng mặt bằng phải có các văn bản sau: |
3.1.1. Quyết định phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng bao gồm: Bản đồ khu vực chuyển đổi, trạng thái rừng | S | Điều 29 Nghị định 23/2006/NĐ-CP; Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
3.1.2. Các văn bản cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích sử dụng đất khác | S | Điều 3 Nghị quyết 49; Điều 29 Nghị định 23/2006/NĐ-CP; |
3.1.3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường | ||
3.1.3.1. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với quy mô dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng Diện tích từ 5 ha trở lên đối với rừng phòng hộ; Diện tích từ 10 ha trở lên đối với rừng tự nhiên; | S | Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP |
3.1.3.2. Có kế hoạch bảo vệ môi trường đối với quy mô diện tích của dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhỏ hơn diện tích được quy định tại bằng chứng 4.1.3.1. | S | Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP |
3.2. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác phải có các tài liệu sau: | ||
3.2.1. Bảng kê lâm sản khai thác | D | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
3.3.Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và có các văn bản sau: | ||
3.3.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
3.3.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
3.4. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 3.3, phải có tài liệu sau | ||
3.4.1. | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 4: Tuân thủ quy định về khai thác tận dụng rừng tự nhiên trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và đào tạo | ||
4.1. Tuân thủ pháp lý về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, phải có một trong các văn bản sau: | ||
4.1.1. Quyết định giao đất (Thời điểm trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể) |
4.1.2. Quyết định giao đất, giao rừng (Thời điểm từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
4.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013 |
4.1.4. Quyết định giao đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
4.1.5. Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
4.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (Thời điểm từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
4.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
4.1.8. Sổ lâm bạ | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP |
4.1.9. Có một trong các loại giấy tờ về QSD đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai | S | Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 |
4.1.10. Xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã là đất đang sử dụng và không có tranh chấp đối với trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai | S | Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 |
4.1.11. Hợp đồng giao khoán đất trồng rừng với các chủ rừng khác. | S | Điều 5, Nghị định 01/1995; Điều 8, Nghị định 135/2005 |
4.2.Tuân thủ quy định pháp lý trước khi được phép khai thác tận dụng phải có một trong các tài liệu sau: |
4.2.1. Hồ sơ thiết kế lâm sinh | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
4.2.2. Kế hoạch đào tạo | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
4.2.3. Đề án nghiên cứu khoa học | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
4.3. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác phải có tài liệu sau: | ||
4.3.1. Bảng kê lâm sản khai thác | S | Điều 8 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
4.4. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và có các văn bản sau: | ||
4.4.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
4.4.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
4.5. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 4.4, phải có tài liệu sau: | ||
4.5.1. Bảng kê lâm sản. | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 5: Tuân thủ quy định về tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh trong rừng tự nhiên | ||
5.1. Tuân thủ pháp lý về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng phải có một trong các văn bản sau: | ||
5.1.1. Quyết định giao đất (Thời điểm trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể) |
5.1.2. Quyết định giao đất, giao rừng (Thời điểm từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
5.1.3. Giấy chứng nhận QSD đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.4. Quyết định giao đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34, 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.5.Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (Thời điểm từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
5.1.7. Quyết định giao rừng | S | Mục II Thông tư số 38/2007/TT-BNN |
5.1.8. Sổ lâm bạ | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP |
5.1.9. Có một trong các loại giấy tờ về QSD đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai | S | Điều 100 |
5.1.10. Xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã là đất đang sử dụng và không có tranh chấp đối với trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai | S | Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 |
5.1.11. Hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với các chủ rừng khác. | S | Điều 5, Nghị định 01/1995; Điều 8, Nghị định 135/2005 |
5.2. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác, phải có tài liệu sau: | ||
5.2.1. Bảng kê lâm sản khai thác | S | Điều 9 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
5.3. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và có các văn bản sau: | ||
5.3.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
5.3.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
5.4. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại Chỉ số 5.3, phải có tài liệu sau: | ||
5.4.1. Bảng kê lâm sản . | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 6: Tuân thủ quy định về tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh trong rừng trồng | ||
6.1. Tuân thủ quy định pháp lý về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng phải có một trong các văn bản sau đây: | ||
6.1.1. Quyết định giao đất (Thời điểm trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể) |
6.1.2. Giấy chứng nhận QSD đất | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013 |
6.1.3. Quyết định giao đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53, 54, 55 Luật Đất đai năm 2013 |
6.1.4. Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
6.1.5. Quyết định giao đất, giao rừng (Thời điểm từ ngày 15/10/1993 đến 1/7/2004) | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP; Điều 9, 12, 17 Nghị định số 163/1999/NĐ-CP |
6.1.6. Quyết định giao rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất (Thời điểm từ 2011 đến nay) | S | Điều 5, 9, 11 Thông tư 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT |
6.1.7. Sổ lâm bạ | S | Điều 5, 13, 14 Nghị định số 02/CP |
6.1.8 Có một trong các loại giấy tờ về QSD đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai | S | Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 |
6.1.9. Xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã là đất đang sử dụng và không có tranh chấp đối với trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai | S | Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 |
6.1.10. Hợp đồng giao khoán đất trồng rừng với các chủ rừng khác. | S | Điều 5, Nghị định 01/1995; Điều 8, Nghị định 135/2005 |
6.2. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác phải có tài liệu sau đây: | ||
6.2.1. Bản báo cáo địa danh, khối lượng khai thác | S | Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
6.3. Gỗ tròn khai thác có đường kính đầu lớn >=25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm phải đóng búa kiểm lâm theo quy định và có các văn bản sau: | ||
6.3.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
6.3.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
6.4. Gỗ khai thác không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm quy định tại Chỉ số 6.3, phải có tài liệu sau: | ||
6.4.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
Tiêu chí 7: Đáp ứng các quy định về khai thác gỗ rừng trồng trong vƣờn nhà, trang trại và cây trồng phân tán | ||
7.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ khai thác hợp pháp, phải có tài liệu sau: | ||
7.1.1. Bản báo cáo địa danh, khối lượng khai thác | S | Điều 7 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
7.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, phải có dấu búa kiểm lâm theo quy định và các văn bản sau: | ||
7.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
7.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm. | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
7.3. Đối với gỗ không thuộc đối tượng đóng búa kiểm lâm theo quy định tại chỉ số 7.2, phải có tài liệu sau: | ||
7.3.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
Tiêu chí 8: Tuân thủ quy định về khai thác gỗ cao su. | ||
8.1. Tuân thủ quy định pháp lý về quyền sử dụng đất, phải có một trong các văn bản sau: | ||
8.1.1. Quyết định giao đất (Thời điểm trước ngày 15/10/1993) | S | (Không có VBPL quy định cụ thể) |
8.1.2. Giấy chứng nhận QSD đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 48, 49, 51 Luật Đất đai năm 2003; Điều 100, 101 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.3. Quyết định giao đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 32, 33, 34 Luật Đất đai năm 2003; Điều 53,54,55 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.4.Quyết định thuê đất (Thời điểm từ 15/10/1993 đến nay) | S | Điều 35 Luật Đất đai năm 2003; Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.5. Có một trong các loại giấy tờ về QSD đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai | S | Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 |
8.1.6. Xác nhận của Ủy ban nhân cấp xã là đất đang sử dụng và không có tranh chấp đối với trường hợp quy định tại Điều 101 Luật Đất đai | S | Điều 101 Luật Đất đai năm 2013 |
8.2. Tuân thủ quy định về lưu trữ hồ sơ trong khai thác phải có các tài liệu sau: | ||
8.2.1. Bản báo cáo địa danh, khối lượng khai thác | D | Điều 7 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT |
8.2.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 5 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 Thông tư số 40/2015 TT-BNNPTNT |
NGUYÊN TẮC II: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ GỖ TỊCH THU | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ việc lƣu trữ hồ sơ gỗ tịch thu đã xử lý | ||
1.1. Tuân thủ hồ sơ hợp pháp về gỗ xử lý sau tịch thu phải có các bằng chứng sau: | ||
1.1.1. Hợp đồng mua bán tài sản | S | Điều 35 Nghị định 17/2010/NĐ-CP |
1.1.2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng lô gỗ | S | Điều 46 Nghị định 17/2010/NĐ-CP; |
1.1.3. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 Thông tư số 40/2015 TT-BNNPTNT |
1.1.4. Bảng kê lâm sản | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
1.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25 cm và chiều dài >= 1m, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài >= 1 m, chiều dày >=5 cm và chiều rộng >= 20 cm phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
1.2.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 1, Quyết định 107/2007/QĐ-BNN |
NGUYÊN TẮC III: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU GỖ | ||
Tiêu chí 1: Đáp ứng các quy định về thủ tục hải quan | ||
1.1. Tuân thủ quy định về thủ tục hải quan, phải có các tài liệu sau: |
1.1.1 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu lâm sản | D | Điều 24 Luật Hải quan năm 2014; Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Điều 10, BNNPTNT; Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.2. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương; | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.3. Hóa đơn thương mại khi có giao dịch thương mại | D | Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC |
1.1.4. Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật; | D | Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC |
1.1.5. Bảng kê lâm sản nhập khẩu; | D | Điều 10, Thông tư 01/2012/BNNPTNT |
1.1.6. Dựa theo nguồn gốc gỗ nhập khẩu, yêu cầu bổ sung một trong các bằng chứng sau: | ||
1.1.6.1 Giấy phép CITES của nước xuất khẩu đối với các loại gỗ thuộc danh mục các Phụ lục I, II và III của Công ước CITES. | D | Nghị định 82/2006/NĐ-CP; Điều 5 Nghị định 98/2011/NĐ-CP; Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT |
1.1.6.2 Giấy phép FLEGT | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.6.3 Bảng tự kê khai thể hiện trách nhiệm giải trình về tính hợp pháp của gỗ | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.7.1 Tùy thuộc theo nhóm rủi ro (như bảng 2 của Phụ lục V), yêu cầu có một trong các bằng chứng sau: | ||
1.1.7.1 Chứng chỉ tự nguyện hoặc hệ thống chứng chỉ quốc gia do VNTLAS công nhận | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.7.2 Tài liệu khai thác hợp pháp phù hợp với pháp luật và quy định của quốc gia khai thác (HS 4403, 4406, 4407) | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.7.3 tài liệu bổ sung thay thế thể hiện tính hợp pháp của gỗ phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác (trong trường hợp quốc gia khai thác không yêu cầu tài liệu khai thác đối với sản phẩm sơ chế, hoặc nhà nhập khẩu không thể có được tài liệu khai thác đối với sản phẩm hỗn hợp). | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
Tiêu chí 2: Đáp ứng các quy định về kiểm dịch thực vật và đóng búa kiểm |
lâm | ||
2.1. Tuân thủ về kiểm dịch thực vât đối với gỗ và các sản phẩm của gỗ, phải có một trong hai tài liệu sau đây: | ||
2.1.1. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, Pallet, mùn cưa | D | Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT; Điều 7 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT |
2.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m phải có dấu búa hoặc dấu hiệu đặc biệt khác của nước xuất khẩu, nếu không có thì phải có dấu búa kiểm lâm theo quy định | ||
2.2.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
2.2.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
NGUYÊN TẮC IV: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN, MUA BÁN GỖ | ||
Tiêu chí 1. Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ chƣa qua chế biến có nguồn gốc khai thác, tận thu từ rừng tự nhiên trong nƣớc | ||
1.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
1.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 12 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
1.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 12, Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
1.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
1.2.2. Biên bản xác nhận đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ chƣa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng, vƣờn nhà, trang trại và cây trồng phân tán | ||
2.1.. Tuân thủ quy định về hồ sơ hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
2.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
2.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 13 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m và gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp tại rừng có chiều dài từ 1 m trở lên, chiều dày từ 5 cm trở lên và chiều rộng từ 20 cm trở lên thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
2.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
2.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 3: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ nhập khẩu chƣa qua chế biến ở trong nƣớc | ||
3.1. Tuân thủ quy định hồ sơ hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
3.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 14 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
3.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 14 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
3.2. Gỗ tròn nhập khẩu có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m nếu không có dấu búa hay dấu hiệu đặc biệt khác của nước xuất khẩu, phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
3.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
3.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 4: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ sau xử lý tịch thu chƣa qua chế biến | ||
4.1.Tuân thủ quy định hồ sơ hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
4.1.1 Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
4.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 16 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
4.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25 cm và chiều dài >= 1m, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài >= 1m và chiều rộng >= 20cm phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
4.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
4.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 5: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ sau chế biến có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, gỗ nhập khẩu, gỗ xử lý sau tịch thu | ||
5.1. Tuân thủ quy định hồ sơ hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
5.1.1. Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
5.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
5.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25 cm và chiều dài >= 1m phải có dấu búa kiểm lâm và các tài liệu sau: | ||
5.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
5.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 6: Tuân thủ quy định về mua bán, vận chuyển gỗ, sản phẩm gỗ sau chế biến từ gỗ rừng trồng | ||
6.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
6.1.1.Hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính (trường hợp gỗ mua từ tổ chức) | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
6.1.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 17 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
6.2. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, phải có dấu búa kiểm lâm trên gỗ và các tài liệu sau: | ||
6.2.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
6.2.2. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8 Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN |
Tiêu chí 7: Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản xuất khẩu | ||
7.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ lâm sản xuất khẩu hợp pháp, phải có các tài liệu sau: | ||
7.1.1. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
7.1.2 Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 2 Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT |
7.1.3. Bảng kê lâm sản xuất khẩu | D | Điều 5 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT |
7.1.4. Một hoặc các tài liệu bổ sung khác theo các giai đoạn cụ thể của chuỗi cung ứng gỗ của các nguồn gốc gỗ khác nhau (VD như Biên bản đóng búa kiểm lâm) để cung cấp bằng chứng về tính hợp pháp của gỗ cho chuyến hàng | D | |
NGUYÊN TẮC V: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CHẾ BIẾN GỖ | ||
Tiêu chí 1. Tuân thủ quy định về hoạt động đối với cơ sở chế biến |
1.1.Tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. | ||
1.1.1. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy | S | Điều 15 và Phụ lục 4 Nghị định 79/2014/ND-CP |
1.2. Tuân thủ các quy định về công tác an toàn - vệ sinh lao động. | ||
1.2.1. Có nội quy về an toàn lao động. | S | Bộ Luật Lao động 2012: Chương IX, khoản 1 điều 137, điều 138 Luật lao động 10/2012/QH 13 (có hiệu lực ngày 01/05/2013); |
Tiêu chí 2. Tuân thủ quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp đƣa vào chế biến | ||
2.1.Tuân thủ quy định về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ khai thác từ rừng của hộ gia đình, phải có tài liệu sau: | ||
2.1.1 Bảng kê lâm sản | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; |
2.2. Tuân thủ quy định về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ mua từ tổ chức, phải có các tài liệu sau: | ||
2.2.1. Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
2.2.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
2.3. Tuân thủ quy định về hồ sơ gỗ hợp pháp đối với gỗ mua từ hộ gia đình, phải có tài liệu sau: | ||
2.3.1. Bảng kê lâm sản | D | Điều 20 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT; Điều 1 TT 40/2015/TT-BNNPTNT |
2.4. Gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m được khai thác từ rừng tự nhiên và gỗ rừng trồng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, gỗ nhập khẩu trong trường hợp không có dấu búa hoặc ký hiệu đặc biệt của nước xuất khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu phải có dấu búa kiểm lâm theo quy định và các tài liệu sau: | ||
2.4.1. Biên bản xác nhận gỗ đóng búa kiểm lâm | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
2.4.2. Bảng kê lâm sản | D | Điều 7, 8, Quyết định số 44/2006/QĐ-BNN; Điều 9 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
NGUYÊN TẮC VI: TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ quy định về thủ tục hải quan | ||
1.1. Tuân thủ quy định về hồ sơ xuất khẩu hợp pháp, phải có các tài liệu sau đây: | ||
1.1.1. Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu của đơn vị xuất khẩu (bản chính); | D | Điều 24 Luật Hải quan năm 2014; Điều 25, Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.2. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.3. Hóa đơn thương mại (đối với gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu có thuế xuất khẩu) | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
1.1.4. Bảng kê lâm sản | D | Điều 5 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT |
1.1.5. Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với sản phẩm làm từ gỗ thuộc Phụ lục II của Công ước CITES. | D | Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT; Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC |
1.1.6. Giấy phép FLEGT đối với thị trường EU | D | VN sẽ ban hành VBQPPL quy định |
Tiêu chí 2: Tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vât |
2.1.Tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vât đối với gỗ và các sản phẩm gỗ, phải có tài liệu sau đây: | ||
2.1.1 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với gỗ tròn, gỗ xẻ, Pallet, mùn cưa. | D | Điều 1 Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT; Điều 10 Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT |
NGUYÊN TẮC VII: TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ | ||
Tiêu chí 1: Tuân thủ pháp luật về thuế | ||
1.1. Tuân thủ quy định pháp luật về kê khai, đăng ký và nộp thuế | ||
1.1.1. Không có trong danh sách công khai thông tin tổ chức, cá nhân kinh doanh có dấu hiệu rủi ro về thuế | S | Điều 70, Thông tư 156/2013/TT-BTC; Văn bản số 815/TCT-KK của Tổng cục thuế. |
PHỤ LỤC III
ĐIỀU KIỆN QUY ĐỊNH VIỆC CHO PHÉP THÔNG QUAN ĐỂ LƢU THÔNG TỰ DO VÀO LIÊN MINH CÁC SẢN PHẨM GỖ ĐƢỢC CẤP PHÉP FLEGT CỦA VIỆT NAM
I. Nộp giấy phép
1. Giấy phép được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên Liên minh mà lô hàng được cấp phép được khai báo để thông quan cho phép lưu thông tự do. Giấy phép có thể được nộp bằng đường điện tử hoặc một hình thức nhanh chóng khác.
2. Theo quy trình, thủ tục hiện hành của quốc gia, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho các cơ quan hải quan ngay sau khi giấy phép được chấp nhận.
II. Kiểm tra giá trị pháp lý của giấy phép
1. Giấy phép bằng giấy phải phù hợp với mẫu giấy phép được quy định tại Phụ lục IV. Bất kỳ giấy phép nào không đáp ứng với yêu cầu và các thông số kỹ thuật được quy định tại Phụ lục IV sẽ không có giá trị.
2. Giấy phép được coi là không còn hiệu lực nếu được nộp muộn hơn ngày hết hạn ghi trên giấy phép.
3. Bất kỳ việc tẩy xóa hoặc thay đổi trên giấy phép đều không được chấp nhận trừ khi việc tẩy xóa hoặc thay đổi đó được xác nhận bởi Cơ quan cấp phép.
4. Việc gia hạn hiệu lực của giấy phép sẽ không được chấp nhận trừ khi việc đó được Cơ quan cấp phép xác nhận.
5. Bản sao giấy phép hoặc giấy phép thay thể không được chấp nhận trừ khi bản sao giấy phép hoặc giấy phép thay thế được Cơ quan cấp phép ban hành và xác nhận.
III. Yêu cầu thông tin bổ sung
1. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính pháp lý hoặc tính xác thực của giấy phép, bản sao giấy phép hoặc giấy phép thay thế, các Cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu thông tin bổ sung từ Cơ quan cấp phép.
2. Một bản chụp của giấy phép, bản sao giấy phép hoặc giấy phép thay thế bị nghi ngờ sẽ được gửi chuyển lại cho Cơ quan cấp phép cùng với yêu cầu thông tin bổ sung.
3. Nếu cần thiết, Cơ quan cấp phép sẽ thu hồi giấy phép và ban hành một bản giấy phép đã được hiệu đính, được xác thực bằng dấu ―Bản sao‖ và gửi đến Cơ quan có thẩm quyền.
IV. Xác minh tính phù hợp của giấy phép với lô hàng
1. Nếu thấy cần phải xác minh thêm lô hàng trước khi các Cơ quan có thẩm quyền quyết định xem giấy phép có thể được chấp nhận hay không thì việc kiểm tra sẽ được tiến hành để xác minh xem lô hàng bị nghi ngờ có phù hợp với với các thông tin được chỉ ra trong giấy phép và phù hợp với hồ sơ liên quan đến giấy phép này được lưu giữ tại Cơ quan cấp phép.
2. Trong trường hợp khối lượng hay trọng lượng của các sản phẩm gỗ trong lô hàng xuất trình để thông quan đưa vào lưu thông tự do không sai lệch trên 10% so với khối lượng và trọng lượng được nêu trên giấy phép tương ứng thì lô hàng này sẽ được xem là phù hợp với các thông tin nêu trong giấy phép về mặt khối lượng hay trọng lượng.
3. Trong trường hợp có nghi ngờ về tính phù hợp giữa lô hàng với giấy phép FLEGT, Cơ quan có thẩm quyền liên quan có thể yêu cầu Cơ quan cấp phép làm rõ thêm.
4. Cơ quan cấp phép có thể yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền gửi bản chụp của giấy phép hoặc giấy phép thay thế bị nghi ngờ.
5. Nếu cần thiết, Cơ quan cấp phép sẽ thu hồi giấy phép và cấp giấy phép đã được hiệu đính, được xác thực bằng dấu ―Bản sao‖ và gửi đến Cơ quan có thẩm quyền.
6. Nếu Cơ quan có thẩm quyền không nhận được câu trả lời trong vòng 21 ngày đối với yêu cầu làm rõ thêm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ không chấp nhận giấy phép và sẽ hành động theo quy định pháp luật hiện hành của quốc gia.
7. Giấy phép không được chấp nhận nếu sau khi cung cấp thông tin bổ sung theo quy định tại Điều 3 của Phụ lục này hoặc điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 4 của Phụ lục này chứng minh rằng giấy phép không tương thích với lô hàng.
V. Xác minh trƣớc khi lô hàng cập cảng
1. Giấy phép có thể nộp trước khi lô hàng được cấp phép cập cảng.
2. Giấy phép được chấp nhận nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại Phụ lục IV và việc xác minh bổ sung theo yêu cầu tại Điều 3 và Điều 4 của Phụ lục này được coi là không cần thiết.
VI. Các vấn đề khác
1. Các chi phí phát sinh trong quá trình xác minh do nhà nhập khẩu chi trả, ngoại trừ pháp luật hiện hành của nước thành viên của Liên minh Châu Âu có liên quan có quy định khác.
2. Trong trường hợp có sự bất đồng hoặc khó khăn phát sinh trong quá trình xác minh giấy phép FLEGT, vấn đề đó sẽ được chuyển cho Ủy ban Thực thi Chung.
VII. Thông quan để lƣu thông tự do
1. Số tham chiếu được điền vào ô số 44 của Tờ khai hành chính tích hợp khi thực hiện khai báo hải quan để thông quan đưa vào lưu thông tự do là số trên giấy phép được cấp cho lô hàng phải làm thủ tục khai báo hải quan.
2. Trong trường hợp khai báo hải quan được thực hiện bằng phương pháp điện tử, số tham chiếu sẽ được được điền trong ô thích hợp.
3. Các sản phẫm gỗ sẽ chỉ được thông quan để lưu thông tự do sau khi hoàn tất các thủ tục được quy định trong Phụ lục này.
PHỤ LỤC IV
CƠ CHẾ CẤP PHÉP FLEGT
1. Yêu cầu và quy định chung về cấp phép FLEGT
1.1. Bất kỳ lô gỗ và/hoặc sản phẩm gỗ (sau đây gọi tắt là gỗ) thuộc Phụ lục I của Hiệp định này xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường của Liên minh phải có giấy phép FLEGT. Theo Hiệp định này và Quy chế của Hội đồng Châu Âu (EC) số 2173/2005, Liên minh chỉ chấp nhận các lô gỗ nhập khẩu vào Liên minh từ Việt Nam khi các lô gỗ đó có giấy phép FLEGT.
1.2. Xxxx Xxxxx (f) Điều 2 của Hiệp định này, Giấy phép FLEGT là văn bản pháp lý của Việt Nam để khẳng định một lô gỗ xuất khẩu sang Liên minh được sản xuất hợp pháp và được xác minh theo các tiêu chí quy định tại Hiệp định này.
1.3. Giấy phép FLEGT được cấp cho một lô gỗ, của một nhà xuất khẩu và đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên vào Liên minh. Một giấy phép FLEGT chỉ được sử dụng một lần để khai báo thủ tục nhập khẩu gỗ tại một Cơ quan Hải quan của Liên minh.
1.4. Giấy phép FLEGT được cấp trước khi thông quan tại Việt Nam.
1.5. Giấy phép FLEGT có thể được cấp theo hình thức Giấy phép giấy hoặc Giấy phép điện tử. Mẫu giấy phép FLEGT do Cơ quan cấp phép FLEGT của Việt Nam ban hành dưới dạng song ngữ, bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Thông tin trên giấy phép được điền bằng tiếng Anh. Cả Giấy phép giấy và Giấy phép điện tử phải bao gồm tất cả các thông tin quy định tại Mẫu giấy phép FLEGT và được hướng dẫn tại Phụ đính 1 của Phụ lục IV này.
1.6. Đối với lô gỗ hỗn hợp mà không thể kê khai hết các thông tin theo yêu cầu tại Mẫu 1 của Phụ đính 1 của Phụ lục này, các thông tin định tính và định lượng liên quan đến mô tả hàng hóa sẽ được kê khai vào Bảng mô tả hàng hóa bổ sung đi kèm Giấy phép theo quy định tại Mẫu 2 của Phụ đính 1 của Phụ lục này. Trường hợp này, ô tương ứng trong Giấy phép sẽ chỉ điền thông tin tham chiếu đến Bảng mô tả hàng hóa bổ sung đi kèm Giấy phép.
1.7. Trong tương lai, bên cạnh cấp Giấy phép FLEGT cho gỗ xuất khẩu vào thị trường Liên minh, Việt Nam có thể xem xét áp dụng hệ thống cấp phép dựa trên VNTLAS cho tất cả các thị trường xuất khẩu.
2. Thông số kỹ thuật về Giấy phép FLEGT
2.1. Giấy phép FLEGT phải theo định dạng được quy định tại Phụ đính 1 của Phụ lục này.
2.2. Khổ giấy tiêu chuẩn của Giấy phép FLEGT là A4.
2.3. Các thông tin của Giấy phép FLEGT được điền bằng cách đánh máy hoặc bằng máy vi tính.
2.4. Giấy phép FLEGT phải có dấu của Cơ quan cấp phép FLEGT. Tuy nhiên, dấu rập nổi hoặc dấu đục lỗ có thể thay thế cho dấu của Cơ quan cấp phép FLEGT.
2.5. Cơ quan cấp phép FLEGT phải sử dụng biện pháp chống làm giả để đảm bảo tính xác thực của giấy phép FLEGT và thông tin về số lượng, khối lượng hàng hóa trên Giấy phép không thể tự ý thay đổi bằng cách chèn thêm số.
2.6. Giấy phép FLEGT không được có bất kỳ sự tẩy xóa hoặc sửa đổi nào trừ khi những thay đổi đó được Cơ quan cấp phép FLEGT xác nhận bằng cách ký và đóng dấu.
3. Các bản chụp của giấy phép FLEGT
3.1. Cơ quan cấp phép FLEGT ban hành một bản gốc Giấy phép FLELGT duy nhất cho người làm đơn xin cấp phép để gửi cho nhà nhập khẩu.
3.2. Nhà nhập khẩu sẽ nộp giấy phép FLEGT gốc của lô hàng cho Cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên Liên minh, nơi mà lô hàng được khai báo để thông quan và được lưu thông tự do.
3.3. Các bản chụp điện tử của giấy phép FLEGT sẽ được gửi cho Cơ quan Hải quan và Cơ quan có thẩm quyền về FLEGT của nước thành viên Liên minh.
3.4. Cơ quan cấp phép sẽ lưu bản chụp điện tử của các Giấy phép FLEGT đã ban hành nhằm mục đích xác minh Giấy phép trong tương lai. Một hệ thống sẽ được áp dụng để đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu điện tử và bản chụp của các giấy phép FLEGT được lưu giữ sẽ có giá trị pháp lý theo quy định của Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11.
3.5. Việc thông quan để lưu thông tự do gỗ trong Liên minh EU tuân thủ theo quy định tại Phụ lục III.
4. Yêu cầu về giấy phép đối với gỗ thuộc quy định của CITES
4.1. Gỗ của loài thực vật thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) hoặc sản phẩm gỗ có chứa gỗ của loài thực vật thuộc các Phụ lục CITES khi tham gia chuỗi cung ứng của Việt Nam là đối tượng chịu xác minh của VNTLAS như các loại gỗ khác.
4.2. Trước khi xuất khẩu, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam phải đảm bảo rằng gỗ của loài thực vật thuộc các Phụ lục của CITES hoặc sản phẩm gỗ có chứa gỗ của loài thực vật gỗ thuộc các Phụ lục CITES đáp ứng tất cả các yêu cầu của VNTLAS.
4.3. Cơ quan quản lý CITES Việt Nam sẽ cấp giấy phép CITES cho lô hàng chỉ có gỗ của loài thuộc các Phụ lục của CITES hoặc sản phẩm gỗ có chứa gỗ của loài thực vật gỗ thuộc các Phụ lục CITES xuất khẩu đi Liên minh và lô hàng này được miễn trừ giấy phép FLEGT.
5. Thủ tục cấp phép
5.1. Cơ quan cấp phép
Cơ quan cấp phép FLEGT của Việt Nam là Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam.
Cơ quan cấp phép có trách nhiệm lưu giữ dữ liệu và thông tin liên quan về việc cấp phép FLEGT, trao đổi thông tin giữa Việt Nam với các Cơ quan có thẩm quyền về FLEGT của các nước thành viên Liên minh cũng như giữa các cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam hoặc người được cấp phép về các vấn đề liên quan đến cấp phép FLEGT.
Các yêu cầu chi tiết và thủ tục cấp, gia hạn, thay thế, thu hồi và quản lý giấy phép FLEGT được Chính phủ Việt Nam quy định bằng văn bản quy phạm pháp luật sau khi Hiệp định này được ký kết. Thủ tục cấp phép được công bố công khai.
Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp cho Liên minh và các nước thành viên của Liên minh mẫu giấy phép, mẫu dấu của Cơ quan cấp phép và mẫu chữ ký của người được ủy quyền.
Cơ quan cấp phép sẽ xây dựng hệ thống để tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép bằng giấy và điện tử phù hợp với năng lực và địa điểm của các nhà xuất khẩu. Khi đáp ứng điều kiện thích hợp, hệ thống cấp phép FLEGT sẽ tích hợp với Hệ thống Một cửa Quốc gia của Việt Nam.
Theo định nghĩa về ‗hàng hóa phi mậu dịch‘ được quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Quy chế Ủy ban Châu Âu (EEC) số 2454/93 ngày 2/7/1993 quy định việc thực hiện Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) số 2913/1992 về việc thiết lập Mã Hải quan Cộng đồng Châu Âu, các sản phẩm mẫu và sản phẩm trưng bày vì mục đích thương mại đều phải tuân theo cơ chế cấp phép FLEGT khi xuất khẩu vào thị trường Liên minh.
5.2. Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT
Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT của nhà xuất khẩu bao gồm các văn bản sau:
1. Đơn đề nghị cấp phép FLEGT;
2. Hợp đồng mua bán hoặc tương đương;
3. Bảng kê lâm sản;
4. Hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam;
5. Một hoặc các tài liệu bổ sung khác theo các giai đoạn cụ thể của chuỗi cung ứng gỗ của các nguồn gốc gỗ khác nhau (ví dụ như biên bản đóng búa kiểm lâm) nhằm cung cấp bằng chứng về tính hợp pháp của nguồn gỗ đó như được quy định trong Phụ đính 2 của Phụ lục V.
Thành phần Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT, bao gồm các yêu cầu chi tiết đối với sản phẩm mẫu và sản phẩm trưng bày, sẽ được Chính phủ Việt Nam quy định cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật về cấp phép FLEGT và ban hành sau khi Hiệp định được ký kết.
5.3. Thủ tục cấp giấy phép
Thủ tục cấp phép được minh họa ở Biểu đồ 1.
Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ
Nhà xuất khẩu sang Liên minh nộp Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT đối với từng lô gỗ xuất khẩu cho Cơ quan cấp phép FLEGT. Thành phần Nội dung của hồ sơ được quy định tại Mục 2.1 nêu trên.
Bƣớc 2: Kiểm tra hồ sơ
Cơ quan cấp phép sẽ tiến hành các bước kiểm tra hồ sơ sau:
(a) Kiểm tra tình trạng nhóm rủi ro trong Hệ thống phân loại tổ chức theo quy định tại Phụ lục V Hiệp định này để đảm bảo tính chính xác của nhóm rủi ro mà nhà xuất khẩu khai báo trong Hồ sơ lâm sản xuất khẩu và bảng kê lâm sản được xác nhận phù hợp với tình trạng nhóm rủi ro của Tổ chức.
(b) Kiểm tra tính đầy đủ của Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT của Tổ chức và Hộ gia đình theo yêu cầu được quy định tại mục 2.1 nêu trên. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Cơ quan cấp phép sẽ từ chối xử lý hồ sơ và thông báo cho nhà xuất khẩu về yêu cầu bổ sung thêm thông tin hoặc tài liệu cần thiết;
(c) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu trong Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, Cơ quan cấp phép sẽ phối hợp với Cơ quan xác minh và các chủ thể xác minh khác kiểm tra, làm rõ tính hợp pháp của lô hàng.
Bƣớc 3: Quyết định cấp phép
Trường hợp Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT tuân thủ các yêu cầu của VNTLAS, Cơ quan cấp phép sẽ cấp phép FLEGT cho lô hàng.
Trường hợp Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT không tuân thủ các yêu cầu của VNTLAS, Cơ quan cấp phép sẽ từ chối cấp phép FLEGT cho lô hàng và sẽ xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện hành vi vi phạm.
BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCĐ FLEGT
Hồ sơ LS đề nghị cấp phép FLEGT
Sơ đồ 1. Thủ tục cấp phép FLEGT
NHÀ XUẤT KHẨU
Bƣớc 1: TIẾP NHẬN HỒ SƠ
Yêu cầu Phản hồi
Trình tự công việc
CƠ QUAN CẤP PHÉP
Bƣớc 2:
KIỂM TRA HỒ SƠ
(a) Kiểm tra CSDL OCS (FPD)
Quyết định về sự tuân thủ của Hồ sơ gỗ đề nghị cấp phép FLEGT và kiểm tra (a), (b), (c)
CƠ QUAN CẤP PHÉP, CƠ QUAN
/CHỦ THỂ XÁC MINH
Bản gốc
(b) Kiểm tra tính đầy đủ của Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép
Kiểm tra bổ sung nếu nghi ngờ rủi ro
(c) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép
Bƣớc 3:
QUYẾT ĐỊNH CẤP PHÉP
Cấp phép FLEGT
CƠ THẨM QUYỀN FLEGT CỦA EU
Bản chụp điện tử
6. Hiệu lực, thu hồi và cấp thay thế giấy phép FLEGT
6.1. Hiệu lực và gia hạn giấy phép FLEGT
Giấy phép FLEGT có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Hiệu lực tối đa của Giấy phép FLEGT là 06 tháng. Ngày hết hiệu lực của giấy phép FLEGT được ghi trên giấy phép.
Sau khi hết hiệu lực, giấy phép FLEGT có thể được Cơ quan cấp phép FLEGT gia hạn 01 lần duy nhất với thời hạn tối đa 02 tháng. Trong trường hợp có yêu cầu gia hạn Giấy phép, nhà xuất khẩu phải nộp văn bản đề nghị cho Cơ quan cấp phép FLEGT và giải trình lý do xin gia hạn. Khi được gia hạn, Cơ quan cấp phép FLEGT sẽ ghi chèn ngày hết hạn mới trên giấy phép FLEGT.
6.2. Thu hồi giấy phép FLEGT
Giấy phép FLEGT bị thu hồi trong các trường hợp sau:
- Nhà xuất khẩu có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lô gỗ bị phát hiện sau khi đã cấp Giấy phép FLEGT.
- Giấy phép FLEGT hết hạn mà nhà xuất khẩu không xuất khẩu và/hoặc không đề nghị gia hạn giấy phép cho lô gỗ.
- Nhà xuất khẩu tự nguyện trả lại Giấy phép.
6.3. Cấp thay thế giấy phép FLEGT:
Giấy phép FLEGT có thể được cấp thay thế trong các trường hợp sau:
- Giấy phép FLEGT bị mất, bị trộm hoặc bị hỏng;
- Giấp phép FLEGT có sai sót, có lỗi trong quá trình soạn thảo giấy phép của Cơ quan cấp phép.
Trong trường hợp giấy phép FLEGT gốc bị mất, bị trộm hoặc bị hỏng, người được cấp phép hoặc người được ủy quyền có thể nộp đơn xin cấp thay thế Giấy phép FLEGT cho Cơ quan cấp phép FLEGT. Người được cấp phép hoặc được ủy quyền phải giải trình lý do giấy phép FLEGT gốc bị mất, bị trộm hoặc bị hỏng cùng với đơn xin cấp thay thế Giấy phép FLEGT.
Giấy phép FLEGT thay thế sẽ bao gồm các thông tin trên giấy phép FLEGT ban đầu, bao gồm số giấy phép, và được xác nhận là ―Giấy phép thay thế‖.
Trường hợp Giấy phép FLEGT bị mất hoặc bị trộm được tìm thấy, Giấy phép này không được phép sử dụng và phải gửi trả cho Cơ quan cấp phép FLEGT.
Đối với giấy phép FLEGT có sai sót, có lỗi của Cơ quan cấp phép, Cơ quan cấp phép sẽ thu hồi giấy phép FLEGT đã cấp và cấp lại giấy phép FLEGT đã được hiệu chỉnh. Giấy
phép này sẽ được xác nhận là ―Giấy phép thay thế‖ và được gửi cho Cơ quan có thẩm quyền.
Giấy phép thay thế và các bản chụp Giấy phép này được gửi cho Cơ quan Hải quan và Cơ quan thẩm quyền về FLEGT của Liên minh, bao gồm các thông tin trong giấy phép FLEGT đã cấp trước đó, như số giấy phép FLEGT đã cấp và ngày ban hành giấy phép thay thế.
6.4. Cấp lại giấy phép FLEGT
Nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu cấp Giấy phép FLEGT mới khi có sự thay đổi về sản phẩm, mã HS, tên loài hoặc đơn vị, và bất kỳ sai lệch về số lượng và/hoặc khối lượng gỗ lớn hơn 10% so với giấy phép FLEGT đã cấp.
7. Quản lý vi phạm liên quan đến cấp phép FLEGT
Trường hợp (a) có vi phạm hoặc gian lận thông tin liên quan đến Hồ sơ lâm sản đề nghị cấp phép FLEGT, hoặc (b) làm giả, thay đổi, sửa đổi thông tin trên giấy phép FLEGT, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, việc xử lý trách nhiệm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Trách nhiệm của Cơ quan cấp phép FLEGT
- Cấp giấy phép FLEGT cho nhà xuất khẩu theo quy định của Hiệp định này.
- Thông báo cho Cơ quan có thẩm quyền của Liên minh về các trường hợp gia hạn, thu hồi, cấp lại, cấp bổ sung giấy phép FLEGT.
- Trả lời các câu hỏi, cung cấp thêm thông tin, làm rõ các vấn đề liên quan đến cấp phép FLEGT theo yêu cầu của các Cơ quan có thẩm quyền của Liên minh và Việt Nam khi có nghi nghờ về tính xác thực và hợp pháp của giấy phép
- Quản lý cơ sở dữ liệu về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm các trường hợp được cấp hoặc/và bị từ chối cấp giấy phép FLEGT.
PHỤ LỤC IV / PHỤ ĐÍNH 1. MẪU GIẤY PHÉP FLEGT
Template 1: FLEGT Licence Format/Mẫu 1: Giấy phép FLEGT
European Union/Liên minh châu Âu FLEGT
1 | 1. Issuing authority/Cơ quan cấp phép: Name, address/Tên, địa chỉ: | 2. Importer/Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Name, address/Tên, địa chỉ: | |
ORIGINAL/BẢN GỐC | |||
3. FLEGT licence number / Số giấy phép FLEGT: | 4. Date of Expiry (DD/MM/YYYY) / Ngày hết hạn: | ||
5. Country of export / Nước xuất khẩu: | 7. Means of Transport/Phƣơng tiện vận chuyển: | ||
6. ISO code / Mã ISO: | |||
8. Licensee / Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép: Name, address / Tên, địa chỉ: | |||
9. Commercial description of the timber products/Mô tả hàng hoá: | 10. HS-heading/ Xx HS và mô tả mã HS: | ||
1 | |||
11. Common and Scientific names / Tên phổ thông và khoa học: | 12. Countries of harvest / Quốc gia khai thác: | 13. ISO Code of Countries of harvest / Mã ISO của quốc gia khai thác: | |
14. Volume (m3) / Khối lượng lô gỗ (m3): | 15. Net weight (kg) / Trọng lượng thực (kg) | 16. Number of units / Đơn vị tính khác: | |
17. Distinguishing marks (if any) / Ký hiệu nhận diện (nếu có) | |||
18. Signature and stamp of issuing authority / Chữ ký và con dấu của Cơ quan cấp phép: Place/Nơi cấp Signature and stamp of issuing authority (Chữ ký và đóng dấu) Date (DD/MM/YYYY)/Ngày cấp |
BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC CỦA VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BCĐ FLEGT
Mẫu 2. Danh sách kèm theo giấy phép
No / STT | Commercial Description of the timber products / Mô tả hàng hóa | HS code/mã HS | Common and scientific name / Tên phổ thông và tên khoa học | Countries of harvest / Quốc gia khai thác | ISO code of country of harvest / Mã ISO của quốc gia khai thác | Volume / Khối lượng lô hàng (m3) | Net weight (kg) / Trọng lượng (kg) | Number of units / Đơn vị tính khác |
Place / Nơi cấp Date (DD/MM/YY) / Ngày cấp Signature and stamp of issuing authority/ chữ ký và đóng dầu
3. Chú thích các thông số trên giấy phép FLEGT
Hướng dẫn chung:
— Điền bằng chữ in hoa.
— Mã ISO là mã quốc tế gồm hai chữ cái của quốc gia.
— Ô 2 chỉ dành cho các Cơ quan chức năng của Việt Nam
Số ô | Nội dung | Ý nghĩa |
1 | Cơ quan cấp phép | Nêu rõ tên, địa chỉ đầy đủ của Cơ quan cấp phép |
2 | Thông tin cho cơ quan chức năng của Việt Nam | Nêu rõ tên, địa chỉ đầy đủ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu |
3 | Số giấy phép FLEGT | Nêu rõ số giấy phép theo thứ tự quy định |
4 | Ngày hết hạn | Nêu rõ ngày hết hạn của giấy phép |
5 | Nước xuất khẩu | Là quốc gia mà xuất khẩu chuyến hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang EU |
6 | Mã ISO | Nêu rõ mã hai chữ cái của quốc gia được ghi trong Ô số 5 |
7 | Vận chuyển | Nêu rõ phương tiện vận chuyển tại điểm xuất khẩu |
8 | Tổ chức, cá nhân được cấp phép | Nêu rõ tên và địa chỉ đầy đủ của tổ chức, cá nhân xuất khẩu |
9 | Mô tả hàng hóa | Mô tả về (các) loại gỗ và sản phẩm gỗ |
10 | Mã HS và mô tả mã HS | Ghi mã 4 chữ số hoặc 6 chữ số của hàng hóa theo Hệ thống Hài hòa mô tả và mã hàng hóa |
11 | Tên thông thường và khoa học | Nêu rõ tên thông thường hoặc khoa học của chủng loại gỗ được sử dụng trong sản phẩm. Trong trường hợp có nhiều hơn một chủng loại gỗ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm thì ghi từng chủng loại gỗ tại mỗi dòng khác nhau. Trong trường hợp sản phẩm đó được sản xuất từ nhiều chủng loại gỗ mà không thể nhận diện được riêng biệt thì không nhất thiết phải ghi (ví dụ như ván dăm) |
12 | Quốc gia khai thác | Nêu rõ tên các quốc gia xuất xứ đối với các chủng loại gỗ được ghi trong Ô số 10 trong trường hợp có nhiều hơn một chủng loại gỗ được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm đó được sản xuất từ nhiều chủng loại gỗ mà không thể nhận diện được riêng biệt thì không nhất thiết phải ghi (ví dụ như ván dăm) |
13 | Mã ISO của quốc gia khai thác | Nêu rõ mã của các quốc gia được ghi tại Ô số 12. Nếu sản phẩm được sản xuất từ nhiều chủng loại gỗ mà không thể nhận diện được riêng biệt thì không nhất |
thiết phải ghi (ví dụ như ván dăm) | ||
14 | Khối lượng lô hàng | Ghi tổng khối lượng tính bằng m3. Có thể bỏ qua nếu thông tin trong Ô số 15 đã được điền |
15 | Trọng lượng thực | Ghi tổng trọng lượng tính bằng kg. Đây là trọng lượng thực của sản phẩm không bao gồm bao bì và thùng đựng sản phẩm, ngoại trừ miếng đệm, miếng dán, giá đỡ, v.v. Có thể bỏ qua nếu thông tin trong Ô số 14 đã được điền |
16 | Đơn vị tính khác | Ghi rõ đơn vị tính khác để tính khối lượng, trọng lượng của sản phẩm. Có thể bỏ qua |
17 | Ký hiệu nhận diện | Ghi rõ bất kỳ dấu hiệu nhận diện, ví dự như số lô, số vận đơn. Có thể bỏ qua |
18 | Chữ ký và con dấu của Cơ quan cấp phép | Người được ủy quyền của Cơ quan cấp phép sẽ ký vào Ô này và được đóng dấu của Cơ quan cấp phép. Nơi cấp và ngày cấp cũng sẽ được ghi rõ |
PHỤ LỤC V:
HỆ THỐNG ĐẢM BẢO GỖ HỢP PHÁP VIỆT NAM
MỤC LỤC
2.1.1. Các nguồn gốc gỗ được kiểm soát bởi VNTLAS 2
2.2.1. Định nghĩa Tổ chức và Hộ gia đình 4
2.2.2. Định nghĩa cơ quan Chính phủ 4
2.2.3. Định nghĩa Cơ quan xác minh và chủ thể xác minh 4
2.3. Hệ thống chứng chỉ tự nguyện, chứng chỉ quốc gia được VNTLAS công nhận 5
3.1. Cấu trúc và nội dung định nghĩa gỗ hợp pháp 5
4. TẠO LẬP, XÁC MINH VÀ PHÊ DUYỆT BẰNG CHỨNG TẠI TẤT CẢ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHUỖI CUNG 8
4.1.1. Bẳng chứng tĩnh 8
4.1.2. Bằng chứng động 8
4.3 Xác minh và phê duyệt/xác nhận bằng chứng 9
4.4 Trách nhiệm của các bên liên quan 10
4.4.1. Trách nhiệm của Tổ chức 10
4.4.2. Trách nhiệm của hộ gia đình 10
4.4.3. Trách nhiệm của cơ quan chính phủ 10
5. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI TỔ CHỨC VÀ XÁC MINH DỰA TRÊN RỦI RO 11
5.1 Mục tiêu của hệ thống phân loại tổ chức 11
5.2 Tiêu chí phân loại và nhóm rủi ro 11
5.3. Tổ chức thực hiện việc phân loại 12
5.3.1. Trình tự, thủ tục và tần suất thực hiện đánh giá và thẩm định 14
5.3.2. Kết quả phân loại 15
5.4. Trách nhiệm của các bên liên quan 15
5.4.1. Trách nhiệm của tổ chức 15
5.4.2. Trách nhiệm của Cơ quan Chính phủ 15
6. KIỂM SOÁT CHUỖI CUNG ỨNG 16
6.1. Tổng quan 16
6.2. Các điểm kiểm soát quan trọng trong chuỗi cung ứng của VNTLAS 17
6.3. Xác minh nguồn gốc gỗ đi vào VNTLAS 17
6.3.1. Gỗ từ khai thác chính rừng tự nhiên trong nước 18
6.3.2. Gỗ từ rừng trồng sản xuất và phòng hộ tập trung 18
6.3.3. Gỗ khai thác tận dụng, tận thu 18
6.3.4. Gỗ từ vườn nhà, trang trại và cây phân tán 19
6.3.5. Gỗ cao su trong nước 19
6.3.6. Gỗ sau xử lý tịch thu 19
6.3.7. Gỗ nhập khẩu 20
6.3.7.1.Trách nhiệm giải trình và yêu cầu kê khai của nhà nhập khẩu
6.3.7.2. Xử lý vi phạm
6.3.7.3. Hệ thống phân loại rủi ro của Hải quan
6.3.7.4. Nhóm loài rủi ro
6.3.7.5. Rủi ro gắn với xuất xứ vùng địa lý
6.3.7.6.Kiểm soát và quản lý gỗ nhập khẩu theo mức độ rủi ro
6.4 Xác minh gỗ tại tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng trong VNTLAS 27
6.5 Yêu cầu báo cáo chuỗi cung ứng 27
6.6 Trách nhiệm của các bên liên quan 28
6.6.1. Trách nhiệm của Tổ chức và Hộ gia đình 28
6.6.2 Trách nhiệm của cơ quan Chính phủ 28
7. XÁC MINH XUẤT KHẨU 29
7.1. Các nguyên tắc chung về xác minh xuất khẩu 29
7.1.1 Xác minh xuất khẩu cho tổ chức Nhóm 1 30
7.1.2. Xác minh xuất khẩu cho tổ chức Nhóm 2 33
7.1.3 Xác minh xuất khẩu cho hộ gia đình/cá nhân 34
7.2 Nghi ngờ có rủi ro và kiểm tra thực tế 37
8. CẤP PHÉP 37
9. THANH TRA, KIỂM TRA NỘI BỘ VÀ CƠ CHẾ KHIẾU NẠI, PHẢN HỒI 38
9.1 Thanh tra, kiểm tra nội bộ 38
9.2 Cơ chế khiếu nại, tố cáo và phản hồi 38
10. ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP 39
11. QUẢN LÝ VI PHẠM 39
11.1 Quản lý vi phạm 39
11.2 Hồ sơ vi phạm 39
11.2.1 Cơ sở dữ liệu các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 40
11.2.2 Cơ sở dữ liệu về sự vi phạm của các cơ quan chính phủ khác 40
12. LƢU TRỮ VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU 40
12.1 Cơ sở dữ liệu VNTLAS 40
12.2 Trách nhiệm quản lý và lưu trữ dữ liệu 41
12.2.1 Trách nhiệm của Tổ chức và Hộ gia đình 41
12.2.2 Trách nhiệm của Kiểm lâm tỉnh 41
12.2.3 Trách nhiệm của cơ quan chính quyền địa phương có liên quan khác 42
12.2.4 Trách nhiệm của Cục Kiểm lâm 42
12.2.5 Trách nhiệm của cơ quan cấp phép 42
12.2.6 Trách nhiệm của cơ quan chính phủ khác ở trung ương 42
13. TĂNG CƢỜNG THỂ CHẾ THỰC HIỆN VNTLAS 43
14. ỦY BAN THỰC HIỆN CHUNG 43
PHỤ ĐÍNH 1A và B Tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng hợp pháp cho Tổ chức và hộ gia đình
PHỤ ĐÍNH 2 Kiểm soát chuỗi cung ứng PHỤ ĐÍNH 3 Bản mẫu kê khai
Danh mục từ viết tắt
EU | Liên minh Châu Âu |
FPD | Cục Kiểm lâm |
MOF/GTC | Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) |
MOFGDT | Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) |
LD | Định nghĩa gỗ hợp pháp |
MARD | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
MOF | Bộ Tài chính |
MOIT | Bộ Công thương |
MOLISA | Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội |
MONRE | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
MPI | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
VPA | Hiệp định đối tác tự nguyện |
VNTLAS | Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam |
1. GIỚI THIỆU
Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam (sau đây gọi là VNTLAS) nhằm mục đích đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ như được quy định trong Phụ lục I (sau đây gọi chung là gỗ) là hợp pháp. Gỗ xuất khẩu sang Liên minh Châu Âu (sau đây gọi là EU) thuộc đối tượng cấp phép FLEGT như được quy định trong phụ lục IV.
VNTLAS được xây dựng dựa trên các quy định pháp luật liên quan đến từng giai đoạn của toàn bộ chuỗi cung ứng gỗ, bao gồm khai thác, nhập khẩu, vận chuyển, chế biến, mua bán và xuất khẩu.
VNTLAS được xây dựng dựa trên luật pháp hiện hành của quốc gia, cùng với các quy định bổ sung được ban hành nhằm thực thi Hiệp định, với sự tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự liên quan đến lâm nghiệp và thương mại gỗ.
VNTLAS bao gồm 7 cấu phần sau:
1) Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD): Tổ chức và Hộ gia đình;
2) Tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng tại tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng;
3) Hệ thống phân loại tổ chức (OCS) và xác minh dựa trên rủi ro;
4) Kiểm soát chuỗi cung ứng;
5) Cấp phép FLEGT;
6) Thanh tra, kiểm tra nội bộ và các cơ chế khiếu nại, phản hồi;
7) Đánh giá độc lập.
Phụ lục này mô tả nội dung chính của các cấu phần nêu trên và nguyên tắc vận hành của VNTLAS trên thực tế. Các phụ lục khác của Hiệp định này và các phụ đính của Phụ lục V cũng cung cấp thông tin bổ sung về chức năng của hệ thống.
Phụ lục này bao gồm các phụ đính sau:
- Phụ đính 1A và 1B: Tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng hợp pháp cho Tổ chức và Hộ gia đình;
- Phụ đính 2: Kiểm soát chuỗi cung ứng;
- Phụ đính 3: Bản mẫu kê khai
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Nguồn gốc gỗ
2.1.1. Các nguồn gốc gỗ được kiểm soát bởi VNTLAS
Các nguồn gốc gỗ được kiểm soát bởi VNTLAS bao gồm:
- Gỗ rừng tự nhiên trong nước: là gỗ được khai thác chính, tận dụng, tận thu từ diện tích rừng tự nhiên trong nước theo quy định của pháp luật.
- Gỗ rừng trồng tập trung trong nước: là gỗ được khai thác chính, tận thu, tận dụng từ rừng trồng phòng hộ và rừng trồng sản xuất tập trung trong nước, rừng trồng tập trung có diện tích tập trung từ 0,5 ha trở lên và có dải cây rừng có chiều rộng tối thiểu 20m với từ 3 hàng cây trở lên.
- Gỗ vườn nhà, trang trại và cây phân tán: là gỗ được khai thác, tận dụng, tận thu từ cây ngoài diện tích được quy hoạch cho đất rừng và rừng trồng tập trung, bao gồm cây xung quanh nhà và vườn, ven đường, dọc bờ kênh, bờ mương, bờ ruộng, quanh đình, chùa.
- Gỗ cao su trong nước: là gỗ được khai thác từ diện tích cao su trong nước trên đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp.
- Gỗ sau xử lý tịch thu: là tang vật của các vụ vi phạm hành chính và hình sự được các chủ thể có thẩm quyền (Cơ quan Chính phủ, cơ quan tiến hành tố tụng) quyết định tịch thu xung quỹ nhà nước và được xử lý bán đấu giá theo một trình tự, thủ tục luật định.
- Gỗ nhập khẩu: là tất cả các loại gỗ, bao gồm cả gỗ cao su, được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Trong VNTLAS, gỗ nhập khẩu được chia thành gỗ nguyên liệu và sản phẩm hỗn hợp, có yêu cầu khác nhau về tài liệu nhập khẩu để chứng minh tính hợp pháp. Gỗ nguyên liệu là gỗ tròn và gỗ xẻ thuộc các mã HS 4403, 4406 và 4407. Sản phẩm hỗn hợp là gỗ và các sản phẩm không thuộc các mã HS nêu trên nằm trong Chương 44 và 94.
Chi tiết việc xác minh các nguồn gỗ đi vào VNTLAS được quy định tại Mục 6.3.
Gỗ quá cảnh sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của VNTLAS.
―Sản phẩm gỗ quá cảnh‖ là bất kỳ sản phẩm gỗ nào có xuất xứ từ một nước thứ ba được đưa vào lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát của hải quan và được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng nguyên trạng của sản phẩm đó tại nước xuất xứ.
Gỗ quá cảnh tách biệt với gỗ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hệ thống VNTLAS và chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan từ khi nhập vào Việt Nam cho đến khi xuất
ra khỏi Việt Nam chưa qua chế biến theo quy định của pháp luật Việt Nam. Gỗ quá cảnh không chịu sự xác minh tính hợp pháp theo quy định của Hệ thống VNTLAS và không được cấp phép FLEGT.
2.2. Phạm vi kiểm soát
Phạm vi kiểm soát của VNTLAS áp dụng đối với:
• Tất cả nguồn gốc gỗ được liệt kê trong mục 2.1.1 của Phụ lục V;
• Tất cả các loại sản phẩm gỗ được liệt kê trong Phụ lục I;
• Tất cả các đối tượng (Tổ chức và Hộ gia đình) trong chuỗi cung ứng.
Tất cả các nguyên tắc, tiêu chí, chỉ số và bằng chứng trong định nghĩa gỗ hợp pháp (Tổ chức và Hộ gia đình) là một phần của VNTLAS.
Sơ đồ 1 minh họa mối quan hệ giữa 7 cấu phần chính của VNTLAS.
VNTLAS là hệ thống hiện hành áp dụng cho: (a) tất cả Tổ chức và Hộ gia đình; và (b) tất cả các thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, gồm các cấu phần:
(1) Định nghĩa gỗ hợp pháp, chi tiết tại Mục 3 của Phụ lục V và Phụ lục II.
(2) Tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng tại tất cả các giai đoạn của chuỗi cung, chi tiết tại Mục 4 của Phụ lục V.
(3) Hệ thống phân loại tổ chức và xác minh dựa trên rủi ro, chi tiết tại Mục 5 của Phụ lục V
(4) Kiểm soát chuỗi cung ứng, chi tiết tại Mục 6, Mục 7 và Phụ đính 2 của Phụ lục
V.
(5) Cấp phép FLEGT, chi tiết tại Mục 8 của Phụ lục V và Phụ lục IV.
(6) Thanh tra, kiểm tra nội bộ và các cơ chế khiếu nại, phản hồi, chi tiết tại Mục
9 của Phụ lục V.
(7) Đánh giá độc lập, chi tiết tại Mục 10 của Phụ lục V và Phụ lục VI. Cấu phần (5) chỉ áp dụng cho gỗ xuất khẩu sang thị trường EU.
Cấu phần (6) và (7) áp dụng cho tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng (các cấu phần từ 1 đến 5):
Hệ thống quốc gia được áp dụng cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu | (1) Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD): Tổ chức và Hộ gia đình |
(2) Tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng tại tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng | |
(3) Hệ thống phân loại tổ chức và xác minh dựa trên rủi ro | |
(4) Quản lý chuỗi cung ứng |
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các cấu phần của VNTLAS
(5) Cấp phép FLEGT
Biện pháp bổ sung cho XK sang EU
(7) Đánh giá độc lập
(6) Thanh tra, kiểm tra nội bộ và cơ chế khiếu nại, phản hồi
2.2.1. Định nghĩa Tổ chức và Hộ gia đình
Tổ chức thuộc VNTLAS bao gồm các công ty lâm nghiệp, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vào bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi cung ứng gỗ và có đăng ký kinh doanh.
Hộ gia đình thuộc VNTLAS bao gồm các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và các chủ thể không thuộc đối tượng là tổ chức nêu trên.
Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải thành lập doanh nghiệp và được coi là tổ chức trong phạm vi áp dụng của VNTLAS.
2.2.2. Định nghĩa cơ quan Chính phủ
Trong phạm vi của Hiệp định này, Cơ quan Chính phủ bao gồm một số bộ, ngành ở trung ương, cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, huyện và UBND cấp xã có tham gia vào quá trình thực hiện VNTLAS, được xác định cụ thể trong Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục V và được tóm tắt trong Bảng 1.
2.2.3. Định nghĩa Cơ quan xác minh và chủ thể xác minh
Trong bối cảnh của Hiệp định này, Cơ quan xác minh là cơ quan kiểm lâm các cấp, gồm Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục lâm nghiệp (VNFOREST), Bộ Nông nghiệp và PTNT; cơ quan kiểm lâm địa phương gồm Chi cục Kiểm lâm và Hạt kiểm lâm.
Chủ thể xác minh là các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, hoặc các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân khác theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng theo phạm vi chức năng đã được xác định trong Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục V và được tóm tắt trong Bảng 1.
2.3. Hệ thống chứng chỉ tự nguyện và chứng chỉ quốc gia đƣợc Hệ thống VNTLAS công nhận
Chứng chỉ tự nguyện là chứng nhận được cấp bởi bên thứ ba được thị trường công nhận và không mang tính ràng buộc pháp lý.
Chứng chỉ quốc gia là chứng nhận mang tính tự nguyện hoặc ràng buộc pháp lý dựa trên bộ tiêu chí đã được xác định theo sự đánh giá và giám sát của Chính phủ.
Các loại chứng chỉ tự nguyện và chứng chỉ quốc gia được VNTLAS công nhận được xem xét là bằng chứng bổ sung cho việc xác minh gỗ nhập khẩu dựa trên rủi ro (như quy định tại mục 6.3.7). Gỗ nhập khẩu có giấy phép FLEGT hoặc CITES mặc nhiên được công nhận là hợp pháp như quy định tại Mục 6.3.7.
Việt Nam sẽ xem xét các loại chứng chỉ tự nguyện và chứng chỉ quốc gia theo yêu cầu của Hệ thống VNTLAS và quyết định danh sách chứng chỉ và chia sẻ thông tin với Ủy ban thực thi chung (JIC).
Việc đánh giá các loại chứng chỉ tự nguyện và chứng chỉ quốc gia sẽ được tiến hành theo phương pháp được JIC chấp thuận và phương pháp đánh giá sẽ được hoàn thành trước khi đánh giá tính sẵn sàng vận hành của VNTLAS (Phụ lục VII). Danh sách các chứng chỉ được Hệ thống VNTLAS công nhận sẽ được đánh giá lại, cập nhật và thông báo cho JIC trong quá trình thực hiện.
3. ĐỊNH NGHĨA GỖ HỢP PHÁP
Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) là tập hợp những quy định của pháp luật áp dụng đối với gỗ tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục II của Hiệp định này.
LD được xây dựng dựa trên luật pháp hiện hành và thông qua một quá trình tham vấn với các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam.
Sau khi Hiệp định này được phê chuẩn, Việt Nam sẽ thông báo cho EU bất cứ sự thay đổi về bằng chứng hoặc văn bản quy phạm pháp luật tham chiếu trong LD thông qua JIC và JIC sẽ xem xét mức độ thay đổi và tác động đến LD ít nhất hai năm một lần trong quá trình thực thi Hiệp định này theo quy định tại Phụ lục IX.
Việt Nam sẽ công bố rộng rãi các văn bản pháp luật dẫn chiếu trong LD và những sửa đổi kèm theo, theo quy định tại Phụ lục VIII về Công bố thông tin.
3.1. Cấu trúc và nội dung định nghĩa gỗ hợp pháp
LD được xây dựng cho hai nhóm đối tượng: Tổ chức và Hộ gia đình vì: (i) sự khác nhau về quy định áp dụng cho cho hai nhóm đối tượng; (ii) sự khác nhau về quy
mô đầu tư, xxxx xx và tổ chức hoạt động của mỗi nhóm đối tượng; và (iii) nhằm đảm bảo sự tuân thủ LD của hai nhóm đối tượng này và làm cho VNTLAS được rõ ràng, cụ thể và có khả năng thực hiện.
Sự khác nhau giữa LD cho Tổ chức và Hộ gia đình được mô tả trong phần giới thiệu của Phụ lục II.
LD cho từng nhóm đối tượng gồm bảy nguyên tắc, mỗi nguyên tắc được thể hiện bởi các Tiêu chí, Chỉ số và Bằng chứng:
- Nguyên tắc I: Khai thác gỗ trong nước tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, quản lý, môi trường và xã hội
- Nguyên tắc II: Tuân thủ các quy định về xử lý gỗ tịch thu
- Nguyên tắc III: Tuân thủ các quy định về nhập khẩu gỗ
- Nguyên tắc IV: Tuân thủ các quy định về vận chuyển, mua bán gỗ
- Nguyên tắc V: Tuân thủ các quy định về chế biến gỗ
- Nguyên tắc VI: Tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan cho xuất khẩu
- Nguyên tắc VII: (Tổ chức): Tuân thủ các quy định về thuế và lao động.
- Nguyên tắc VII: (Hộ gia đình): Tuân thủ các quy định về thuế
Tuân thủ LD là việc Tổ chức và Hộ gia đình cần phải tuân thủ tất cả các chỉ số quy định trong 7 nguyên tắc được kiểm tra, giám sát bởi Cơ quan xác minh và chủ thể xác minh được đề cập tại Mục 2.2.3 và Bảng 1.
Việc tuân thủ chỉ số được đánh giá dựa trên các bằng chứng tương ứng được áp dụng.
Một chỉ số được coi là tuân thủ khi tất cả các bằng chứng có liên quan phải được kiểm tra và phù hợp.
Bảng 1. Trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ trong việc tạo lập, xác minh và phê duyệt bằng chứng trong VNTLAS
Nguyên tắc và loại bằng chứng | Cơ quan/đơn vị chịu trách nhiệm |
- Nguyên tắc I: Khai thác gỗ trong nƣớc tuân thủ các quy định về quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, quản lý, môi trƣờng và xã hội | |
Quyền sử dụng đất và sử dụng rừng | UBND cấp xã, huyện, tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Nông nghiệp và PTNT |
Đăng ký doanh nghiệp/kinh doanh | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp/Khu chế xuất |
Quy định về môi trường | UBND cấp xã, huyện tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường |
Quản lý rừng bền vững | Sở Nông nghiệp và PTNT |
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác | UBND cấp huyện, tỉnh |
Quản lý chuỗi cung ứng | Kiểm lâm sở tại; UBND cấp xã, huyện |
- Nguyên tắc II: Tuân thủ các quy định về xử lý gỗ tịch thu | |
Xử lý và đấu giá tài sản tịch thu | Bộ Tài chính; UBND cấp tỉnh, huyện |
Quản lý chuỗi cung ứng | Kiểm lâm sở tại |
- Nguyên tắc III: Tuân thủ các quy định về nhập khẩu gỗ | |
Quy định và thủ tục hải quan | Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan; Cơ quan hải quan cửa khẩu |
Giấy phép CITES | Cơ quan quản lý CITES Việt Nam |
Kiểm dịch thực vật | Sở Nông nghiệp và PTNT; Cơ quan hải quan cửa khẩu |
Quản lý chuỗi cung ứng | Kiểm lâm sở tại |
Quy định thương mại xuất-nhập khẩu gỗ | Bộ Công thương |
- Nguyên tắc IV: Tuân thủ các quy định về vận chuyển, mua bán gỗ | |
Đăng ký doanh nghiệp/kinh doanh | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp/Khu chế xuất |
Quản lý chuỗi cung ứng | Kiểm lâm sở tại; UBND cấp xã |
Quy định mua bán gỗ nội địa | Bộ Công thương |
- Nguyên tắc V: Tuân thủ các quy định về chế biến gỗ | |
Đăng ký doanh nghiệp/kinh doanh | Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp/Khu chế xuất |
Quy định về môi trường | UBND cấp xã, huyện, tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường |
Phòng cháy chữa cháy | Cảnh sát PCCC tỉnh |
Quản lý chuỗi cung ứng | Kiểm lâm sở tại |
Quy định công nghiệp chế biến | Bộ Công thương |
- Nguyên tắc VI: Tuân thủ các quy định về thủ tục hải quan cho xuất khẩu | |
Quy định và thủ tục hải quan | Bộ Tài chính/Tổng cục Hải quan; Cơ quan hải quan cửa khẩu |
Giấy phép CITES | Cơ quan quản lý CITES Việt Nam |
Kiểm dịch thực vật | Sở Nông nghiệp và PTNT; Cơ quan hải quan cửa khẩu |
Quản lý chuỗi cung ứng | Kiểm lâm sở tại; UBND cấp xã |
Quy định thương mại xuất-nhập khẩu gỗ | Bộ Công thương |
- Nguyên tắc VII: (Tổ chức): Tuân thủ các quy định về thuế và lao động. - Nguyên tắc VII: (Hộ gia đình): Tuân thủ các quy định về thuế | |
Quy định về thuế | Bộ Tài chính/Tổng cục Thuế; Cục Thuế |
Quy định về an toàn, y tế và lao động | Sở Lao động, thương binh xã hội; Tổng liên đoàn lao động |
Bảo hiểm xã hội | Bảo hiểm xã hội Việt Nam |
4. TẠO LẬP, XÁC MINH VÀ PHÊ DUYỆT BẰNG CHỨNG TẠI TẤT CẢ CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
4.1. Định nghĩa bằng chứng
Bằng chứng là một loại hình văn bản tham chiếu trong Phụ lục II, được sử dụng để chứng minh Tổ chức và Hộ gia đình tuân thủ pháp luật với từng chỉ số tương ứng. Để làm rõ phương pháp xác minh được áp dụng trong VNTLAS, bằng chứng được chia ra thành bằng chứng tĩnh và bằng chứng động, như được quy định tại Phụ lục II.
4.1.1. Bằng chứng tĩnh
Trong LD, bằng chứng tĩnh được sử dụng để xác minh việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hình thành và hoạt động của Tổ chức và Hộ gia đình liên quan đến lĩnh vực khai thác, chế biến, vận chuyển và thương mại gỗ.
Bằng chứng tĩnh:
- Được tạo lập và phê duyệt một lần hoặc được gia hạn theo định kỳ.
- Được các chủ thể xác minh thực hiện việc xác minh và phê duyệt đối với từng bằng chứng định kỳ theo quy định pháp luật.
- Được sử dụng là một trong các tiêu chí để đánh giá phân loại tổ chức định kỳ.
- Được cung cấp, nếu cần, để hỗ trợ đảm bảo tính chính xác của thông tin và tính hợp pháp của tất cả các nguồn gỗ trong nước.
- Bao gồm nhưng không giới hạn các bằng chứng như đăng ký kinh doanh, quyền sử dụng đất rừng, các quy định về thuế, lao động và môi trường.
4.1.2. Bằng chứng động
Trong LD, bằng chứng động được sử dụng để xác minh việc tuân thủ pháp luật về nguồn gốc và lưu thông gỗ trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng. Bằng chứng động được Cơ quan xác minh và các chủ thể xác minh đánh giá thông qua quá trình kiểm soát thường xuyên và định kỳ trong chuỗi cung ứng gỗ và trong hệ thống phân loại tổ chức.
Bằng chứng động:
- Được tạo lập và phê duyệt để chứng minh sự tuân thủ pháp luật của các lô gỗ riêng lẻ;
- Được cung cấp, nếu cần, để hỗ trợ thực hiện trách nhiệm giải trình và được sử dụng để xác minh tính hợp pháp của từng lô gỗ trong chuỗi cung ứng của VNTLAS;
- Bao gồm nhưng không giới hạn các bằng chứng như bảng kê lâm sản, hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính đối với Tổ chức có trong Hồ sơ lâm sản tại mỗi điểm kiểm soát quan trọng của chuỗi cung ứng;
- Được (i) xác minh và phê duyệt bởi Cơ quan xác minh và các chủ thể xác minh trên cơ sở định kỳ theo quy định áp dụng đối với từng bằng chứng và (ii) được đánh giá một cách hệ thống như là một phần của (a) hệ thống phân loại tổ chức, (b) kiểm soát chuỗi cung ứng và (c) xác minh xuất khẩu.
Bằng chứng tĩnh và bằng chứng động nêu trong Phụ lục II có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Phụ lục II sẽ được cập nhật và bổ sung phù hợp theo quy định tại Điều 24 của Hiệp định này.
4.2 Tạo lập bằng chứng
Tạo lập bằng chứng là việc Tổ chức, Hộ gia đình hoặc các chủ thể xác minh chuẩn bị giấy tờ hoặc hồ sơ theo quy định của pháp luật Việt Nam như quy định tại Phụ lục II, Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục V.
Theo quy đinh pháp luật tại Phụ lục II, bằng chứng có thể được tạo lập bởi Tổ chức và Hộ gia đình tham gia vào chuỗi cung ứng hoặc bởi các chủ thể xác minh tại từng giai đoạn của chuỗi cung ứng.
Các chủ thể chịu trách nhiệm tạo lập bằng chứng được xác định trong cột ―Chuẩn bị bởi" của Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục V.
4.3 Xác minh và phê duyệt/xác nhận bằng chứng
Việc xác minh và phê duyệt bằng chứng được thực hiện như mô tả dưới đây.
Xác minh bằng chứng là quá trình kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và sự phù hợp của bằng chứng dựa trên kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế bởi các chủ thể xác minh theo Định nghĩa gỗ hợp pháp được quy định tại Phụ lục II.
Việc phê duyệt bằng chứng là việc công nhận tính tuân thủ của từng bằng chứng được thực hiện bởi các chủ thể xác minh theo quy định của pháp luật như được mô tả tại Phụ lục II và Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục V. Việc xác nhận bằng chứng chỉ áp dụng đối với bảng kê lâm sản.
Chủ thể chịu trách nhiệm xác minh và phê duyệt bằng chứng được xác định trong cột ―Phê duyệt bởi/xác nhận bởi" của Phụ đính 1A và 1B của Phụ lục V. Chủ thể chịu trách nhiệm kiểm tra bằng chứng được xác định trong cột ―Kiểm tra bởi" của Phụ đính 1A và 1 B của Phụ lục V.