HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀCHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA SÉC VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬUTHUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP VÀ TÀI SẢN Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa...
Công ty luật Xxxx Xxxx xxx.xxxxxxxxxxxx.xx
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀCHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA SÉC VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬUTHUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP VÀ TÀI SẢN
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa ViệtNam và Chính phủ nước Cộng hòa Séc,
Xxxx muốn ký kết một Hiệp định về việc tránh đánhthuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thunhập và vào tài sản,
Đã thỏa thuận dưới đây:
ĐIỀU 1. PHẠM VI ÁP DỤNG
Hiệp định này được áp dụng cho các đối tượng là nhữngđối tượng cư trú của một hoặc của cả hai Nước ký kết.
ĐIỀU 2. CÁC LOẠI THUẾ BAO GỒMTRONG HIỆP ĐỊNH
1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do mộtNước ký kết hoặc các cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương củaNước đó, đánh vào thu nhập và tài sản, bất kể hình thức áp dụng của các loạithuế đó như thế nào.
2. Tất cả các loại thuế thu trên tổng thu nhập, tổngtài sản hoặc những phần của thu nhập, hay của tài sản bao gồm cả các khoản thuếđối với lợi nhuận từ việc chuyển nhượng động sản hoặc bất động sản thuế đánhtrên tổng số tiền lương hoặc tiền công do xí nghiệp trả cũng như các loại thuếđánh trên phần giá trị tài sản tăng thêm đều được coi là thuế đánh vào thu nhậpvà vào tài sản.
3. Những loại thuế hiện hành được áp dụng trong Hiệpđịnh này là:
a. tại Việt Nam: (i) thuế thu nhập cá nhân; (ii)thuế lợi tức; (iii) thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;
(dưới đây được gọi là "thuế Việt Nam");
b. tại Cộng hòa Séc: (i) thuế đánh vào thu nhập củacác cá nhân; (ii) thuế đánh vào thu nhập của các pháp nhân; và (iii) thuế đánhvào bất động sản;
(dưới đây được gọi là "thuế Séc").
4. Hiệp định này cũng sẽ được áp dụng cho các loạithuế có tính chất tương tự hay về căn bản giống như các loại thuế trên được banhành sau ngày ký Hiệp định này để bổ sung, hoặc thay thế các loại thuế hiệnhành. Các nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ thông báo chonhau biết những thay đổi quan trọng trong luật thuế của từng nước.
ĐIỀU 3. CÁC ĐỊNH NGHĨA CHUNG
1. Theo nội dung của Hiệp định này, trừ trường hợpngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác:
a. từ "Việt Nam" có nghĩa là nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam; khi dùng theo nghĩa địa lý, từ này có nghĩa làtoàn bộ lãnh thổ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, kể cả lãnh hải ViệtNam, và mọi vùng ở ngoài lãnh hải Việt Nam mà theo Luật pháp Việt Nam và phù hợpvới Luật pháp quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khaithác tài nguyên thiên nhiên của đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khối nước ởtrên;
b. từ "Cộng hòa Séc", có nghĩa là lãnh thổcủa Cộng hòa Séc mà ở đó, theo Luật pháp Séc và phù hợp với Luật pháp quốc tế,các chủ quyền của Cộng hòa Séc có thể được thực hiện;
c. thuật ngữ "Nước ký kết" và "Nướcký kết kia" có nghĩa là Việt Nam hay Cộng hòa Séc tùy theo ngữ cảnh đòi hỏi;
d. thuật ngữ "đối tượng" bao gồm cá nhân,công ty hay bất kỳ tổ chức nhiều đối tượng nào khác;
e. thuật ngữ "công ty" để chỉ các tổ chứccông ty hoặc bất kỳ một thực thể nào được coi là tổ chức công ty dưới giác độthuế;
f. thuật ngữ "xí nghiệp của Nước ký kết"và "xí nghiệp của Nước ký kết kia" theo thứ tự có nghĩa là một xínghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của một Nước ký kết và một xí nghiệpđược điều hành bởi đối tượng cư trú của Nước ký kết kia;
g. thuật ngữ "các đối tượng mang quốc tịch"có nghĩa: (i) bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch của một Nước ký kết; (ii) bất kỳpháp nhân nào, tổ chức hùn vốn và hiệp hội có tư cách được chấp nhận theo cácluật có hiệu lực tại một Nước ký kết;
h. thuật ngữ "vận tải quốc tế" có nghĩalà bất kỳ sự vận chuyển nào bằng tàu thủy hoặc máy bay được thực hiện bởi mộtxí nghiệp có trụ sở điều hành thực tế ở một Nước ký kết, trừ trường hợp khi chiếctàu thủy hoặc máy bay đó chỉ hoạt động giữa những địa điểm trong Nước ký kếtkia; và
i. thuật ngữ "nhà chức trách có thẩm quyền"có nghĩa: (i) trong trường hợp đối với Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặcngười đại diện được ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và (ii) trong trường hợpđối với Cộng hòa Séc, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được ủy quyềncủa Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Trong khi một Nước ký kết áp dụng Hiệp định này,mọi thuật ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định này sẽ có nghĩa theo như địnhnghĩa trong luật của Nước đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng, trừtrường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác.
ĐIỀU 4. ĐỐI TƯỢNG CƯ TRÚ
1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ"đối tượng cư trú của một Nước ký kết" có nghĩa là bất kỳ đối tượngnào, mà theo các luật của Nước đó, là đối tượng chịu thuế căn cứ vào nhà ở, nơicư trú, trụ sở đăng ký, trụ sở điều hành hoặc bất kỳ tiêu chuẩn khác có tính chấttương tự. Nhưng thuật ngữ này không bao gồm bất kỳ đối tượng nào chỉ phải chịuthuế tại Nước đó đối với thu nhập từ các nguồn tại Nước đó hay đối với tài sảnnằm tại đó.
2. Trường hợp theo những quy định tại Khoản 1, khimột cá nhân là đối tượng cư trú của cả hai Nước ký kết, thì thân phận cư trú củacá nhân đó sẽ được xác định như sau:
a. cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú củaNước mà tại đó cá nhân đó có nhà ở thường trú. Nếu cá nhân đó có nhà ở thườngtrú ở cả hai Nước ký kết cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước màcá nhân đó có các quan hệ cá nhân và kinh tế chặt chẽ hơn (trung tâm của cácquyền lợi chủ yếu);
b. nếu như không thể xác định được Nước nơi cá nhânđó có trung tâm các quyền lợi chủ yếu, hoặc nếu cá nhận đó không có nhà ở thườngtrú ở cả hai Nước, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trú của Nước mà cánhân đó thường sống;
c. nếu cá nhân đó thường sống ở cả hai Nước haykhông sống thường xuyên ở Nước nào, cá nhân đó sẽ được coi là đối tượng cư trúcủa Nước mà cá nhân đó mang quốc tịch;
d. nếu cá nhân đó là đối tượng mang quốc tịch của cảhai Nước hoặc không mang quốc tịch của Nước nào, các nhà chức trách có thẩm quyềncủa hai Nước ký kết sẽ giải quyết vấn đề đó bằng thỏa thuận chung.
3. Trường hợp do những quy định tại Khoản 1, khi mộtđối tượng không phải là cá nhân, là đối tượng cư trú của cả hai Nước ký kết,lúc đó, đối tượng trên sẽ được coi là đối tượng cư trú của một Nước nơi đóng trụsở điều hành thực tế của đối tượng đó.
ĐIỀU 5. CƠ SỞ THƯỜNG TRÚ
1. Theo nội dung của Hiệp định này, thuật ngữ"cơ sở thường trú" có nghĩa là một cơ sở kinh doanh cố định mà qua đóxí nghiệp thực hiện toàn bộ hay một phần hoạt động kinh doanh của mình.
2. Thuật ngữ "cơ sở thường trú" chủ yếubao gồm:
a. trụ sở điều hành;
b. chi nhánh;
c. văn phòng;
d. nhà máy;
x. xxxxx; và
f. mỏ, giếng dầu hoặc khí, mỏ đá hoặc bất kỳ địa điểmkhai thác hoặc thăm dò tài nguyên thiên nhiên nào khác.
3. Thuật ngữ "cơ sở thường trú" cũng baogồm:
a. địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp ráphoặc lắp đặt hay các hoạt động giám sát liên quan đến các công trình, địa điểmtrên, nhưng chỉ khi địa điểm, công trình hay các hoạt động đó kéo dài tronggiai đoạn trên sáu tháng;
b. việc cung cấp các dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ tưvấn hay quản lý do một xí nghiệp của một Nước ký kết thực hiện thông qua cácnhân viên hay đối tượng khác được xí nghiệp giao thực hiện với điều kiện nhữnghoạt động nêu trên kéo dài tại lãnh thổ của Nước ký kết kia trong cùng một thờigian hay trong nhiều khoảng thời gian gộp lại hơn 6 tháng trong khoảng thờigian 12 tháng.
4. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, thuậtngữ "cơ sở thường trú" sẽ được coi là không bao gồm:
a. việc sử dụng các phương tiện chỉ với mục đíchlưu kho hoặc trưng bày hàng hóa hay tài sản của xí nghiệp;
b. việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của xínghiệp chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày;
c. việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của xínghiệp chỉ với mục đích để cho xí nghiệp khác gia công;
d. việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ nhằmmục đích mua hàng hóa hoặc tài sản hay để thu thập thông tin cho xí nghiệp;
e. việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ vớimục đích quảng cáo, cung cấp thông tin, nghiên cứu khoa học hay tiến hành nhữnghoạt động tương tự có tính chất chuẩn bị hoặc phụ trợ cho xí nghiệp;
f. việc duy trì một cơ sở kinh doanh cố định chỉ đểcho bất kỳ sự kết hợp nào của các hoạt động được nêu từ điểm (a) tới điểm (e) vớiđiều kiện toàn bộ hoạt động của cơ sở kinh doanh cố định từ sự kết hợp trênmang tính chất chuẩn bị hay phụ trợ.
5. Mặc dù có những quy định tại khoản 1 và 2, trườnghợp một đối tượng - trừ đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh bởi khoản 7 -hoạt động tại một Nước ký kết thay mặt cho một xí nghiệp của Nước ký kết kia,thì xí nghiệp đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết thứ nhất đốivới các hoạt động mà đối tượng này thực hiện cho xí nghiệp, nếu đối tượng đó:
a. có và thường xuyên thực hiện tại Nước đó thẩmquyền ký kết các hợp đồng đứng tên xí nghiệp, trừ khi các hoạt động của đối tượngnày chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động nêu tại khoản 4 mà những hoạt độngđó nếu được thực hiện thông qua một cơ sở kinh doanh cố định thì sẽ không làmcho cơ sở kinh doanh cố định đó trở thành một cơ sở thường trú theo những quy địnhtại khoản đó; hay
b. không có thẩm quyền nêu trên, nhưng thường xuyênduy trì tại Nước thứ nhất một kho hàng hóa hay tài sản, từ đó đối tượng này thườngxuyên thực hiện việc giao hàng hóa thay mặt cho xí nghiệp.
6. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, mộttổ chức bảo hiểm của một nước ký kết, trừ trường hợp đối với tái bảo hiểm, sẽđược coi là có cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu tổ chức đó thu phí bảohiểm trên lãnh thổ của Nước ký kết kia hay bảo hiểm các rủi ro tại Nước kiathông qua một đối tượng không phải là đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnhbởi khoản 7.
7. Một xí nghiệp của Nước ký kết sẽ không được coilà có cơ sở thường trú ở Nước ký kết kia nếu xí nghiệp đó chỉ thực hiện kinhdoanh tại Nước ký kết kia thông qua một đại lý môi giới, một đại lý hoa hồng hoặcbất kỳ một đại lý nào khác có tư cách độc lập, với điều kiện những đối tượngnày chỉ hoạt động trong khuôn khổ kinh doanh thông thường của họ. Tuy nhiên,khi các hoạt động của đại lý đó được giành toàn bộ hay hầu như toàn bộ cho hoạtđộng thay mặt cho xí nghiệp đó thì đại lý đó sẽ không được coi là đại lý có tưcách độc lập theo nghĩa của khoản này.
8. Việc một công ty là đối tượng cư trú của một Nướcký kết kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát bởi một công ty là đối tượng cư trú củaNước ký kết kia hoặc đang tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước kia (có thểthông qua một cơ sở thường trú hay dưới hình thức khác) sẽ không làm cho bất kỳcông ty nào trở thành cơ sở thường trú của công ty kia.
ĐIỀU 6. THU NHẬP TỪ BẤT ĐỘNG SẢN
1. Thu nhập mà một đối tượng cư trú tại một Nước kýkết thu được từ bất động sản (kể cả thu nhập từ nông nghiệp hoặc lâm nghiệp) nằmtại Nước ký kết kia thì có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Thuật ngữ "bất động sản" sẽ có nghĩatheo như luật của Nước ký kết nơi có bất động sản. Trong mọi trường hợp, thuậtngữ sẽ bao gồm cả tài sản đi liền với bất động sản, đàn gia súc và thiết bị sửdụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp, các quyền áp dụng theo các quy định tạiluật chung về điền sản, quyền sử dụng bất động sản và các quyền được hưởng cáckhoản thanh toán thay đổi hay cố định trả cho việc khai thác hay quyền khaithác các mỏ, nguồn khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; các tàu thủy,thuyền và máy bay sẽ không được coi là bất động sản.
3. Những quy định tại khoản 1 sẽ áp dụng đối vớithu nhập phát sinh từ việc trực tiếp sử dụng, cho thuê hay sử dụng các loại bấtđộng sản dưới bất kỳ hình thức nào khác.
4. Những quy định tại khoản 1 và 3 cũng sẽ áp dụngcho thu nhập từ bất động sản của một xí nghiệp và đối với thu nhập từ bất độngsản được sử dụng để thực hiện các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập.
ĐIỀU 7. LỢI TỨC DOANH NGHIỆP
1. Lợi tức của một xí nghiệp của một Nước ký kết sẽchỉ bị đánh thuế tại Nước đó, trừ trường hợp xí nghiệp có tiến hành hoạt độngkinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia. Nếuxí nghiệp có hoạt động kinh doanh theo cách trên, thì các khoản lợi tức của xxxxxxxx có thể bị đánh thuế tại Nước kia, nhưng chỉ trên phần lợi tức phân bổcho cơ sở thường trú đó.
2. Thể theo các quy định tại khoản 3, khi một xínghiệp của một Nước ký kết tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kiathông qua một cơ sở thường trú tại Nước kia thì tại mỗi Nước ký kết sẽ có nhữngkhoản lợi tức được phân bổ cho cơ sở thường trú nói trên mà cơ sở đó có thể thuđược, nếu nó là một xí nghiệp riêng, tách biệt cùng tham gia vào các hoạt độngnhư nhau hay tương tự trong cùng những điều kiện như nhau hay tương tự và cóquan hệ hoàn toàn độc lập với xí nghiệp mà cơ sở đó được coi là cơ sở thườngtrú.
3. Trong khi xác định lợi tức của một cơ sở thườngtrú, cơ sở này sẽ được phép khấu trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho hoạtđộng của cơ sở thường trú này bao gồm cả chi phí điều hành và chi phí quản lýchung được phép khấu trừ mặc dù chi phí đó phát sinh tại Nước nơi cơ sở thườngtrú đó đóng hoặc ở bất kỳ nơi nào khác. Tuy nhiên, sẽ không cho phép tính vàochi phí được trừ bất kỳ khoản tiền nào, nếu có, do cơ sở thường trú trả cho (trừcác khoản thanh toán các chi phí thực tế) trụ sở chính của xí nghiệp hay bất kỳvăn phòng nào khác của xí nghiệp dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản lệphí hay bất kì khoản thanh toán nào tương tự để sử dụng bằng phát minh hay cácquyền khác, hay dưới hình thức tiền hoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụriêng biệt hay trả cho công việc quản lý hay dưới hình thức lãi tính trên tiềncho cơ sở thường trú vay, trừ trường hợp tiền lãi của tổ chức ngân hàng. Cũngtương tự, trong khi xác định lợi tức của một cơ sở thường trú sẽ không tính đếncác khoản tiền (trừ các khoản thanh toán các chi phí thực tế) do cơ sở thườngtrú thu từ trụ sở chính của xí nghiệp hay bất kỳ văn phòng nào khác của xí nghiệp,dưới hình thức tiền bản quyền, các khoản lệ phí hay các khoản thanh toán tươngtự để được sử dụng bằng phát minh hay các quyền khác, hay dưới hình thức tiềnhoa hồng trả cho việc thực hiện các dịch vụ riêng biệt hay trả cho công việc quảnlý hay dưới hình thức lãi tính trên tiền cho trụ sở chính của xí nghiệp hay bấtkỳ văn phòng nào khác của xí nghiệp vay, trừ trường hợp lãi của tổ chức ngânhàng.
4. Không nội dung nào tại Điều này ảnh hưởng đến việcáp dụng luật của một Nước ký kết liên quan đến việc xác định nghĩa vụ nộp thuếcủa một đối tượng trong trường hợp thông tin cung cấp cho nhà chức trách có thẩmquyền của Nước đó không chính xác để có thể xác định các khoản lợi tức đượcphân bổ cho cơ sở thường trú, với điều kiện luật trên sẽ được áp dụng trong phạmvi thông tin nhà chức trách có thẩm quyền đã có cho phép, phù hợp với nhữngnguyên tắc của Điều khoản này.
5. Trường hợp tại một Nước ký kết vẫn thường xác địnhcác khoản lợi tức phân bổ cho cơ sở thường trú trên cơ sở phân chia tổng lợi tứccủa xí nghiệp thành các phần khác nhau, thì không có nội dung nào tại khoản 2ngăn cản Nước ký kết đó xác định lợi tức chịu thuế theo cách phân chia theothông lệ; tuy nhiên phương pháp phân chia được áp dụng sẽ đưa ra kết quả phù hợpvới những nguyên tắc tại Điều này.
6. Không có một khoản lợi tức nào sẽ được phân bổcho một cơ sở thường trú nếu cơ sở thường trú đó chỉ đơn thuần mua hàng hóa hoặctài sản cho xí nghiệp đó.
7. Theo nội dung của các khoản trên, các khoản lợitức được phân bổ cho cơ sở thường trú sẽ được xác định theo cùng một phươngpháp giữa các năm trừ khi có đủ lý do chính đáng để thay đổi.
8. Khi lợi tức bao gồm các khoản thu nhập được đề cậpriêng tại các Điều khác của Hiệp định này, thì các quy định của các Điều đókhông bị ảnh hưởng bởi những quy định tại Điều này.
ĐIỀU 8. VẬN TẢI BIỂN VÀ VẬN TẢIHÀNG KHÔNG
1. Lợi tức thu được từ hoạt động của tàu thủy, thuyềnhoặc máy bay trong vận tải quốc tế sẽ chỉ chịu thuế tại Nước ký kết nơi có trụsở điều hành thực tế của xí nghiệp.
2. Nếu trụ sở điều hành thực tế của một xí nghiệptàu biển là ở trên một con tàu hay con thuyền, khi đó xí nghiệp sẽ được coi làcó trụ sở điều hành thực tế tại Nước ký kết nơi có cảng chính của con tàu haycon thuyền đó, hoặc, nếu không có một cảng chính như vậy, sẽ là tại Nước ký kếtnơi người điều hành con tàu hay con thuyền là đối tượng cư trú.
3. Những quy định tại khoản 1 cũng sẽ áp dụng chocác khoản lợi tức thu được từ việc tham gia vào một tổ hợp, một liên doanh haymột hãng hoạt động quốc tế.
ĐIỀU 9. NHỮNG XÍ NGHIỆP LIÊN KẾT
Khi:
a. một xí nghiệp của một Nước ký kết tham gia trựctiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một xí nghiệpcủa Nước ký kết kia, hoặc
b. các đối tượng cùng tham gia trực tiếp hoặc giántiếp vào việc điều hành, kiểm soát hoặc góp vốn vào một xí nghiệp của Nước ký kếtkia,
và trong cả hai trường hợp, trong mối quan hệ tàichính và thương mại giữa hai xí nghiệp trên có những điều kiện được đưa ra hoặcáp đặt khác với điều kiện được đưa ra giữa các xí nghiệp độc lập, lúc đó mọikhoản lợi tức mà một xí nghiệp có thể thu được nếu không có những điều kiệntrên nhưng nay vì những điều kiện này mà xí nghiệp đó không thu được, sẽ vẫn đượcmột Nước ký kết tính vào các khoản lợi tức của xí nghiệp đó và bị đánh thuếtương ứng.
ĐIỀU 10. TIỀN LÃI CỔ PHẦN
1. Tiền lại cổ phần do một công ty là đối tượng cưtrú của một Nước ký kết trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thểbị đánh thuế ở Nước ký kếtkia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền lãi cổ phần đó cũngcó thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượngcư trú và theo các luật của Nước đó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thựchưởng tiền lãi cổ phần thì thuế được tính khi đó sẽ không vượt quá 10 phần trămtổng số tiền lãi cổ phần.
Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽxây dựng phương thức áp dụng giới hạn này bằng thỏa thuận chung.
Khoản này sẽ không ảnh hưởng tới việc đánh thuếcông ty đối với khoản lợi tức dùng để chia lãi cổ phần.
3. Thuật ngữ "tiền lãi cổ phần" được sử dụngtrong Điều này có nghĩa là thu nhập từ cổ phần, hoặc các quyền lợi khác, khôngkể cách khoản nợ, được hưởng lợi tức, cũng như thu nhập từ các quyền lợi côngty khác cùng chịu sự điều chỉnh của chính sách thuế đối với thu nhập từ cổ phầntheo luật của Nước ký kết nơi công ty chia lãi cổ phần là đối tượng cư trú.
4. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ không áp dụngtrong trường hợp đối tượng thực hưởng các khoản tiền lãi cổ phần là đối tượngcư trú tại một Nước ký kết có tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kếtkia, nơi công ty trả tiền lãi cổ phần là đối tượng cư trú, thông qua một cơ sởthường trú nằm tại Nước đó, hay tiến hành tại Nước ký kết kia các hoạt động dịchvụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cố định tại Nước kia, và quyền nắm giữ cổphần nhờ đó được hưởng tiền lãi cổ phần, có sự liên hệ thực tế đến cơ sở cố địnhnói trên. Trong trường hợp này các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từngtrường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Khi một công ty là đối tượng cư trú của một Nướcký kết có lợi tức hay thu nhập phát sinh từ Nước ký kết kia thì Nước ký kết kiacó thể không đánh thuế đối với những khoản tiền lãi cổ phần do công ty này trả,trừ trường hợp những khoản tiền lãi cổ phần này được trả cho đối tượng cư trú củaNước ký kết kia, hoặc quyền nắm giữ cổ phần có các khoản tiễn lãi cổ phần đượctrả có sự liên hệ thực tế với một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định tại Nướcký kết kia, đồng thời Nước ký kết kia cũng không buộc các khoản lợi tức khôngchia của công ty trên phải chịu thuế đối với những khoản lợi tức không chia củacông ty, cho dù những khoản tiền lãi cổ phần được chia hoặc các khoản lợi tứckhông chia bao gồm toàn bộ hay một phần các khoản lợi tức hoặc thu nhập phátsinh tại Nước ký kết kia.
ĐIỀU 11. LÃI TỪ TIỀN CHO VAY
1. Lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kếtvà được trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nướcký kết kia.
2. Tuy nhiên, khoản tiền lãi này cũng có thể bịđánh thuế ở Nước ký kết nơi phát sinh lãi và theo các luật của Nước đó, nhưng nếuđối tượng nhận là đối tượng thực hưởng các khoản tiền lãi này thì mức thuế khiđó được tính sẽ không vượt quá 10 phần trăm của tổng số khoản lãi từ tiền cho vay.Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kết sẽ xây dựng phương thức áp dụnggiới hạn này bằng thỏa thuận chung.
3. Mặc dù đã có những quy định tại khoản 2,
a. lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kếtsẽ được miễn thuế tại Nước đó với điều kiện: (i) tiền lãi đó do Chính phủ, mộtcơ quan hay chính quyền địa phương của Nước ký kết kia nhận được và thực hưởng;hay (ii) tiền lãi đó do Ngân hàng Trung ương của Nước ký kết kia nhận được vàthực hưởng;
b. lãi từ tiền cho vay phát sinh tại một Nước ký kếtsẽ được miễn thuế tại Nước ký kết đó trong phạm vi được Chính phủ của nước đócho phép nếu tiền lãi đó do bất kỳ đối tượng nào (trừ đối tượng nêu tại điểm a)là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia nhận được và thực hưởng với điều kiệnnghiệp vụ kinh doanh có khoản nợ phát sinh được Chính phủ của nước thứ nhất chophép.
4. Thuật ngữ "lãi từ tiền cho vay" dùng ởĐiều này có nghĩa là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ dạng nào, có haykhông được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức củangười đi vay, và đặc biệt là khoản thu nhập từ chứng khoán của Chính phủ và thunhập từ trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường, bao gồm cả tiền thưởng và giảithưởng đi liền với các chứng khoán, trái phiếu hoặc trái phiếu thông thường đó.Tiền phạt thanh toán chậm sẽ không được coi là lãi từ tiền cho vay theo nộidung của Điều này.
5. Những quy định tại khoản 1, 2 và 3 sẽ không áp dụngnếu người thực hưởng các khoản lãi từ tiền cho vay là đối tượng cư trú của mộtNước ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia nơi phát sinhcác khoản lãi từ tiền cho vay thông qua một cơ sở thường trú tại Nước ký kếtkia hoặc thực hiện tại Nước ký kết kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lậpthông qua một số cơ sở cố định tại Nước kia và khoản nợ có các khoản tiền lãiđược trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó. Trongtrường hợp này, các quy định tại Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp sẽ đượcáp dụng.
6. Lãi từ tiền cho vay sẽ được coi là phát sinh tạimột Nước ký kếtkhi đối tượng trả là Chính phủ của Nước ký kết đó, cơquan chính quyền cơ sở, chính quyền địa phương, hoặc đối tượng cư trú của Nướcký kết đó. Tuy nhiên, khi đối tượng trả lãi có ở một Nước ký kết một cơ sở thườngtrú hay một cơ sở cố định liên quan đến các khoản nợ đã phát sinh các khoản lãinày, và khoản tiền lãi đó do cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó chịu thì dùđối tượng đó có là đối tượng cư trú của một Nước ký kết hay không, khoản tiềnlãi này sẽ vẫn được coi là phát sinh ở Nước ký kết nơi cơ sở thường trú hay cơsở cố định đó đóng.
7. Trong trường hợp do mối quan hệ đặc biệt giữa đốitượng trả lãi và đối tượng hưởng lãi hoặc giữa cả hai đối tượng trên với các đốitượng khác, khoản lãi từ tiền cho vay, liên quan đến khoản cho vay có số tiềnlãi được trả vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượng đi vay và đốitượng thực hưởng khi không có mối quan hệ này, thì khi đó, các quy định của Điềunày sẽ chỉ áp dụng đối với các khoản tiền thanh toán khi không có mối quan hệ đặcbiệt trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ vẫn bị đánh thuế theoluật của từng Nước ký kết có xem xét tới các quy định khác của Hiệp định này.
ĐIỀU 12. TIỀN BẢN QUYỀN
1. Tiền bản quyền phát sinh tại một Nước ký kết vàđược trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nướcký kết kia.
2. Tuy nhiên, những khoản tiền bản quyền đó cũng cóthể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi phát sinh, và theo các luật của Nước ký kếtđó, nhưng nếu đối tượng nhận là đối tượng thực hưởng tiền bản quyền và đồng thờilà đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, thì mức thuế được tính sẽ không vượtquá 10 phần trăm tổng số tiền bản quyền được trả. Nhà chức trách có thẩm quyềncủa hai Nước ký kết sẽ xây dựng phương thức áp dụng giới hạn này bằng thỏa thuậnchung.
3. Thuật ngữ "tiền bản quyền" được sử dụngtrong Điều này có nghĩa là các khoản thanh toán ở bất kỳ dạng nào được trả choviệc sử dụng, hoặc quyền sử dụng, bản quyền tác giả của một tác phẩm văn học,nghệ thuật hay khoa học, kể cả phim điện ảnh hoặc các loại phim hay các loạibăng dùng trong phát thanh và truyền hình, bằng phát minh, nhãn hiệu thương mại,thiết kế hoặc mẫu, đồ án, công thức hoặc quy trình bí mật, hay trả cho việc sửdụng, hay quyền sử dụng thiết bị công nghiệp, thương mại hoặc khoa học, hay trảcho thông tin liên quan đến kinh nghiệm công nghiệp, thương mại hoặc khoa học.
4. Những quy định tại khoản 1 và 2 sẽ không áp dụngnếu đối tượng thực hưởng các khoản tiền bản quyền, là đối tượng cư trú của mộtNước ký kết, tiến hành hoạt động kinh doanh ở Nước ký kết kia nơi có khoản tiềnbản quyền phát sinh, thông qua một cơ sở thường trú nằm tại Nước kia hoặc tiếnhành tại Nước kia các hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập thông qua một cơ sở cốđịnh tại Nước kia, và quyền hay tài sản có các khoản tiền bản quyền được trả cósự liên hệ thực tế với cơ sở thường trú hoặc cơ sở cố định đó. Trong trường hợpnày các quy định của Điều 7 hoặc Điều 14, tùy từng trường hợp, sẽ được áp dụng.
5. Tiền bản quyền sẽ được coi là phát sinh tại mộtNước ký kết khi đối tượng trả tiền bản quyền là Nước đó, cơ quan chính quyền cơsở, chính quyền địa phương hoặc là đối tượng cư trú của Nước đó. Tuy nhiên ,khimột đối tượng trả tiền bản quyền, là hay không là đối tượng cư trú của một Nướcký kết, có ở một Nước ký kết một cơ sở thường trú hay một cơ sở cố định liênquan đến trách nhiệm trả tiền tiền bản quyền đã phát sinh và tiền bản quyền đódo cơ sở thường trú hay cơ sở cố định đó chịu thì khoản tiền bản quyền này sẽđược coi là phát sinh ở Nước ký kết nơi có cơ sở thường trú hay cơ sở cố địnhđó đóng.
6. Trường hợp vì mối quan hệ đặc biệt giữa đối tượngtrả và đối tượng thực hưởng hoặc giữa cả hai đối tượng trên với các đối tượngkhác, khoản tiền bản quyền, liên quan đến việc sử dụng, quyền hay thông tin cósố tiền bản quyền được trả, vượt quá khoản tiền được thỏa thuận giữa đối tượngtrả tiền và đối tượng thực hưởng khi không có mối quan hệ đặc biệt này, thì cácquy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối với khoản tiền thanh toán khi không cómối quan hệ trên. Trong trường hợp này, phần thanh toán vượt sẽ vẫn bị đánh thuếtheo các luật của từng Nước ký kết có xem xét đến các quy định khác của Hiệp địnhnày.
ĐIỀU 13. LỢI TỨC TỪ CHUYỂN NHƯỢNGTÀI SẢN
1. Lợi tức do một đối tượng cư trú của một Nước kýkết thu được từ việc chuyển nhượng bất động sản được nêu tại Điều 6 và bất độngsản đó nằm tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
2. Lợi tức từ việc chuyển nhượng động sản là một phầncủa tài sản kinh doanh của một cơ sở thường trú mà một xí nghiệp của một Nước kýkết có tại Nước ký kết kia hoặc động sản thuộc một cơ sở cố định của mộtđối tượng cư trú của một Nước ký kết có ở Nước ký kết kia để tiến hành hoạt độngdịch vụ cá nhân độc lập kể cả lợi tức từ việc chuyển nhượng cơ sở thường trú đó(riêng cơ sở thường trú đó hoặc cùng với toàn bộ xí nghiệp) hoặc cơ sở cố địnhđó có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
3. Lợi tức thu được từ việc chuyển nhượng tàu thủy,thuyền hay máy bay hoạt động vận tải quốc tế hoặc động sản thuộc hoạt động củacác tàu thủy, thuyền hay máy bay này, sẽ chỉ bị đánh thuế ở Nước ký kết nơi cótrụ sở điều hành thực tế của xí nghiệp.
4. Lợi tức do đối tượng cư trú của một Nước ký kếtthu được từ việc chuyển nhượng các cổ phần hay quyền lợi tương tự khác của mộtcông ty mà tài sản của công ty đó bao gồm toàn bộ hay chủ yếu bất động sản nằmtại Nước ký kết kia, có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
5. Lợi tức từ việc chuyển nhượng bất kỳ tài sản nàokhác với các tài sản đã được đề cập tới tại các khoản 1, 2, 3 và 4 sẽ chỉ bịđánh thuế tại Nước ký kết nơi người chuyển nhượng là đối tượng cư trú.
ĐIỀU 14. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁNHÂN ĐỘC LẬP
1. Thu nhập do một đối tượng cư trú của một Nước kýkết thu được từ các hoạt động dịch vụ ngành nghề hay các hoạt động khác có tínhchất độc lập sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó trừ các trường hợp sau đâythu nhập đó cũng có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia:
a. nếu đối tượng đó thường xuyên có tại Nước ký kếtkia trên một cơ sở cố định nhằm mục đích thực hiện các hoạt động này; trong nhữngtrường hợp đó chỉ phần thu nhập phân bổ cho cho cơ sở cố định đó có thể bị đánhthuế tại Nước ký kết kia; hay
b. nếu đối tượng đó có mặt tại Nước ký kết kiatrong một khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp từ 183 ngày trở lêntrong bất kỳ giai đoạn 12 tháng; trong trường hợp đó chỉ phần thu nhập thu đượctừ các hoạt động của đối tượng này được thực hiện tại Nước ký kết kia có thể bịđánh thuế tại Nước ký kết kia.
2. Thuật ngữ "dịch vụ ngành nghề" bao gồmchủ yếu những hoạt động khoa học, văn học, nghệ thuật, giáo dục hay giảng dạymang tính chất độc lập cũng như các hoạt động độc lập của các thầy thuốc, bácsĩ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sĩ và kế toán viên.
ĐIỀU 15. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÁNHÂN PHỤ THUỘC
1. Thể theo các quy định tại Điều 16, 18, 19 và 20các khoản tiền lương, tiền công, và các khoản tiền thù lao tương tự khác do mộtđối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công sẽ chỉ bịđánh thuế tại Nước ký kết đó, trừ khi công việc của đối tượng đó được thực hiệntại Nước ký kết kia. Nếu công việc làm công được thực hiện như vậy, số tiềncông trả cho người lao động đó có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.
2. Mặc dù có những quy định tại khoản 1, tiền côngdo một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tạiNước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết thứ nhất nếu đồng thời thỏamãn các điều kiện sau:
a. người nhận tiền công có mặt tại Nước ký kết kiatrong một khoảng thời gian hoặc nhiều khoảng thời gian gộp lại không quá 183ngày trong bất kỳ khoảng thời gian 12 tháng; và
b. chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao độngtrả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước ký kết kia; và
c. số tiền công không phải phát sinh tại một cơ sởthường trú hoặc cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước ký kết kia.
3. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, tiềncông từ lao động làm trên tàu thủy, thuyền hoặc máy bay do một đối tượng cư trúcủa một Nước ký kết điều hành trong vận tải quốc tế có thể bị đánh thuế tại Nướcký kết nơi có trụ sở điều hành thực tế của xí nghiệp.
ĐIỀU 16. THÙ LAO CHO GIÁM ĐỐC
Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanhtoán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được với tưcách là thành viên của ban giám đốc hay một tổ chức tương tự của một công ty làđối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước kia.
ĐIỀU 17. NGHỆ SĨ VÀ VẬN ĐỘNGVIÊN
1. Mặc dù có những quy định tại Điều 14 và 15, thunhập của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được với tư cách người biểudiễn như diễn viên sân khấu, điện ảnh, phát thanh hay truyền hình, hoặc nhạccông, hoặc với tư cách là vận động viên, từ những hoạt động cá nhân của mình thựchiện tại Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế ở Nước kia.
2. Trường hợp thu nhập liên quan đến các hoạt độngtrình diễn cá nhân của người biểu diễn hoặc vận động viên nhưng không được trảcho bản thân người biểu diễn hoặc vận động viên, mà trả cho một đối tượng khácthì thu nhập này có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết nơi diễn ra những hoạt độngtrình diễn của người biểu diễn hoặc vận động viên, mặc dù có những quy định tạicác Điều 7, 14 và 15.
3. Mặc dù đã có các quy định tại khoản 1 và 2 củaĐiều này, thu nhập được đề cập ở Điều này sẽ được miễn thuế tại Nước ký kết nơidiễn ra hoạt động của nghệ sĩ và vận động viên nếu hoạt động này phần lớn là docác quỹ công của Nước đó hoặc của Nước kia hỗ trợ hoặc nếu hoạt động này đượctiến hành theo một hiệp định hay một thỏa thuận về văn hóa giữa hai Nước ký kết.
ĐIỀU 18. XXXX XXXXX XXX
Thể theo các quy định tại khoản 2 Điều 19, tiềnlương hưu và các khoản tiền công tương tự khác được trả cho một đối tượng cưtrú của một Nước ký kết do các công việc đã làm trước đây sẽ chỉ bị đánh thuế tạiNước ký kết đó.
ĐIỀU 19. PHỤC VỤ NHÀ NƯỚC
1.a. Tiền công lao động, trừ tiền lương hưu, doChính phủ của Nước ký kết hoặc một cơ quan chính quyền cơ sở hay chính quyền địaphương của Nước ký kết đó trả cho một cá nhân đối với việc phục vụ cho Chính phủcủa Nước ký kết đó hoặc cho chính quyền cơ sở hay chính quyền địa phương của Nướcđó sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó.
b. Tuy nhiên, khoản tiền công lao động này sẽ chỉ bịđánh thuế tại Nước ký kết kia nếu việc phục vụ này được thực hiện tại Nước ký kếtkia và nếu cá nhân này là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, đồng thời: (i)là đối tượng mang quốc tịch của Nước ký kết kia, hoặc (ii) không trở thành đốitượng cư trú của Nước ký kết kia chỉ đơn thuần vì thực hiện những công việctrên.
2.a. Bất kỳ khoản tiền lương hưu nào do Chính phủ củamột Nước ký kết, một cơ quan chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương củaNước đó hoặc do các quỹ của những cơ quan này lập ra trả cho một cá nhân đối vớicác công việc phục vụ cho Chính phủ của Nước ký kết đó hoặc các cơ quan chínhquyền cơ sở hay chính quyền địa phương tại Nước ký kết đó sẽ chỉ bị đánh thuế ởNước ký kết đó.
b. Tuy nhiên, những khoản tiền lương hưu này sẽ chỉbị đánh thuế ở Nước ký kết kia nếu cá nhân này đối tượng cư trú và là đối tượngmang quốc tịch của Nước ký kết kia.
3. Các quy định của các Điều 15, 16 và 18 sẽ áp dụngđối với những khoản tiền công lao động và lương hưu đối với các công việc liênquan đến một hoạt động kinh doanh được tiến hành bởi Chính phủ của một Nước kýkết hoặc cơ quan chính quyền cơ sở hoặc chính quyền địa phương của Nước đó.
ĐIỀU 20. SINH VIÊN VÀ HỌC SINHHỌC NGHỀ
1. Những khoản tiền mà một sinh viên hay học sinh họcnghề nhận được để trang trải các chi phí sinh hoạt, học tập hay đào tạo mà ngườisinh viên hay thực tập sinh này ngay trước khi đến một Nước ký kết đang và đãlà người cư trú của Nước ký kết kia và hiện có mặt tại Nước thứ nhất chỉ với mụcđích học tập hay đào tạo, thì không bị đánh thuế tại Nước thứ nhất, với điều kiệnnhững khoản tiền đó có nguồn gốc từ bên ngoài Nước này.
2. Đối với các khoản tiền trợ cấp, tiền học bổng vàtiền thu được từ lao động làm công chưa được đề cập tới ở khoản 1, một sinhviên hay học sinh học nghề như đã được nêu ở khoản 1, ngoài ra, trong thời gianhọc tập hay đào tạo, sẽ được hưởng những miễn, giảm thuế như những đối tượng cưtrú của Nước nơi sinh viên hay học sinh học nghề đó đến.
ĐIỀU 21. THU NHẬP KHÁC
1. Những khoản thu nhập của một đối tượng cư trú củamột Nước ký kết, cho dù phát sinh ở đâu, chưa được đề cập đến tại những Điều trêncủa Hiệp định này, sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết đó.
2. Những quy định tại khoản 1 sẽ không áp dụng đốivới thu nhập, trừ thu nhập từ bất động sản được định nghĩa tại khoản 2 Điều 6,nếu đối tượng nhận thu nhập là đối tượng cư trú của một Nước ký kết, có tiếnhành hoạt động kinh doanh tại Nước ký kết kia thông qua một cơ sở thường trú nằmtại Nước kia hay thực hiện tại Nước ký kết kia những hoạt động dịch vụ cá nhânđộc lập thông qua một cơ sở cố định tại Nước kia, và quyền lợi hay tài sản liênquan đến số thu nhập được chi trả có sự liên hệ thực tế với cơ sở thường trúhay cơ sở cố định nói trên. Trong trường hợp như vậy những quy định tại Điều 7hoặc Điều 14, tùy trường hợp, sẽ được áp dụng.
ĐIỀU 22. TÀI SẢN
1. Tài sản là bất động sản ghi tại Điều 6, thuộc sởhữu của một đối tượng cư trú của một Nước ký kết và nằm tại Nước ký kết kia cóthể phải nộp thuế tại Nước kia.
2. Tài sản là động sản hình thành một phần tài sảnkinh doanh của một cơ sở thường trú do một xí nghiệp của một Nước ký kết đặt tạiNước ký kết kia, hay tài sản là động sản thuộc về một cơ sở cố định của một đốitượng cư trú tại một Nước ký kết đặt tại Nước ký kết kia để thực hiện các hoạtđộng dịch vụ cá nhân độc lập, có thể phải nộp thuế tại Nước kia.
3. Tài sản là tàu thủy, thuyền và máy bay hoạt độngtrong vận tải quốc tế và tài sản là động sản liên quan đến hoạt động của cáctàu thủy và máy bay trên sẽ chỉ phải nộp thuế tại Nước đó.
4. Tất cả các thành phần tài sản khác của một đốitượng cư trú của một Nước ký kết sẽ chỉ bị đánh thuế tại nước đó.
ĐIỀU 23. CÁC BIỆN PHÁP XÓA BỎVIỆC ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
1. Tại Việt Nam, việc đánh thuế hai lần sẽ được xóabỏ như sau:
Khi một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập,lợi tức hay lợi tức từ chuyển nhượng tài sản hoặc sở hữu tài sản mà theo luật củaCộng hòa Séc và phù hợp với Hiệp định này có thể bị đánh thuế tại Công hòa Séc,Việt Nam sẽ cho phép khấu trừ vào số thuế của Việt Nam tính trên thu nhập, lợitức hay lợi tức từ chuyển nhượng tài sản hoặc trên tài sản đó một khoản tiềntương đương với số thuế đã nộp tại Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, số thuế được khấutrừ sẽ không vượt quá số thuế Việt Nam tính trên thu nhập lợi tức hay lợi tức từchuyển nhượng tài sản hoặc trên tài sản đó được tính trước khi việc khấu trừ đượcthực hiện phù hợp với các luật và quy định về thuế của Việt Nam.
2. Tại Cộng hòa Séc, việc đánh thuế hai lần sẽ đượcxóa bỏ như sau:
a. Cộng hòa Séc, khi đánh thuế các đối tượng cư trúcủa mình, có thể tính vào cơ sở tính thuế những khoản thu nhập hoặc tài sản màtheo các quy định của Hiệp định này có thể bị đánh thuế tại Việt Nam, nhưng sẽcho phép khấu trừ vào số thuế tính trên cơ sở đó một khoản tiền tương đương vớisố thuế đã nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, số thuế được khấu trừ sẽ không vượt quáphần thuế Séc đánh vào thu nhập hoặc tài sản đó như đã được tính trước khi việckhấu trừ được thực hiện, mà theo các quy định của Hiệp định này, thu nhập hoặctài sản đó có thể bị đánh thuế tại Việt Nam.
b. Theo nội dung của điểm (a) khoản 2 Điều này, thuếthu nhập do một đối tượng cư trú của Cộng hòa Séc nộp tại Việt Nam đối với lợitức doanh nghiệp thu được thông qua một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam sẽ đượccoi là bao gồm bất kỳ số tiền thuế nào lẽ ra phải nộp tại Việt Nam trong bất kỳnăm nào, nhưng đã không phải nộp vì được miễn thuế hoặc giảm thuế trong năm đóhoặc bất kỳ thời gian nào trong năm đó do việc áp dụng các quy định của Luật ViệtNam được xây dựng để tạo ra những ưu đãi thuế có giới hạn thời gian nhằm khuyếnkhích đầu tư nước ngoài vì mục đích phát triển.
c. Theo nội dung của điểm (a) khoản 2 Điều này, thuếnộp tại Việt Nam lần lượt đối với lãi cổ phần áp dụng theo khoản 2 Điều 10, đốivới lãi tiền cho vay áp dụng theo khoản 2 của Điều 11 và đối với tiền bản quyềnáp dụng theo khoản 2 của Điều 12, sẽ lần lượt được coi là 10 phần trăm tổng sốtiền lãi cổ phần, 10 phần trăm tổng số lãi từ tiền cho vay và 10 phần trăm tổngsố tiền bản quyền.
ĐIỀU 24. KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
1. Những đối tượng mang quốc tịch của một Nước ký kếtsẽ không phải chịu tại Nước ký kết kia bất kỳ hình thức thuế nào hay bất kỳ yêucầu nào liên quan đến hình thức thuế đó khác với hay nặng hơn hình thức đánhthuế và các yêu cầu liên quan hiện đang và có thể áp dụng cho các đối tượngmang quốc tịch của Nước ký kết kia trong cùng những hoàn cảnh như nhau, đặc biệtlà về vấn đề cư trú. Mặc dù có những quy định của Điều 1, quy định này cũng sẽáp dụng cho các đối tượng không phải là đối tượng cư trú của một hoặc cả hai Nướcký kết.
2. Thuế áp dụng đối với một cơ sở thường trú của mộtxí nghiệp của một Nước ký kết đặt tại Nước ký kết kia sẽ không kém thuận lợihơn thuế áp dụng đối với các xí nghiệp của Nước ký kết kia cùng thực hiện nhữnghoạt động tương tự. Quy định này sẽ không được hiểu là buộc một Nước ký kết phảidành cho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia được hưởng bất kỳ suất miễn thucá nhân, khoản miễn và giảm thuế nào về thân phận dân sự và trách nhiệm giađình mà Nước ký kết thứ nhất dành cho những đối tượng cư trú của Nước mình.
3. Trừ khi những quy định tại Điều 9, khoản 7 Điều11 hay khoản 6 Điều 12 của Hiệp định này được áp dụng, lãi từ tiền cho vay, tiềnbản quyền và các khoản thanh toán khác do một xí nghiệp của một Nước ký kết trảcho đối tượng cư trú của Nước ký kết kia, khi xác định các khoản lợi tức chịuthuế của xí nghiệp đó sẽ được trừ vào chi phí theo cùng các điều kiện nếu nhưcác khoản tiền đó trả cho đối tượng cư trú của Nước ký kết thứ nhất. Tương tựnhư vậy, bất kỳ khoản nợ nào của một xí nghiệp của một Nước ký kết vay của mộtđối tượng cư trú của Nước ký kết kia, sẽ được phép trừ để xác định tài sản chịuthuế của xí nghiệp đó theo cùng các điều kiện như khi vay của một đối tượng cưtrú của Nước ký kết thứ nhất.
4. Các xí nghiệp của một Nước ký kết có toàn bộ haymột phần vốn do một hay nhiều đối tượng cư trú của Nước ký kết kia kiểm soáthay sở hữu trực tiếp hay gián tiếp, sẽ không phải chịu tại Nước ký kết thứ nhấtbất kỳ hình thức thuế hay yêu cầu liên quan đến hình thức thuế đó khác với haynặng hơn hình thức thuế và những yêu cầu liên quan hiện đang hoặc có thể đượcáp dụng cho các xí nghiệp tương tự khác của Nước ký kết thứ nhất.
5. Những quy định tại khoản 2 và 3 của Điều này sẽkhông áp dụng cho thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của Việt Nam và thuế ViệtNam đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
6. Những quy định của Điều này sẽ chỉ áp dụng đối vớicác loại thuế là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Hiệp định này.
ĐIỀU 25. THỦ TỤC THỎA THUẬNSONG PHƯƠNG
1. Trường hợp một đối tượng nhận thấy rằng việc giảiquyết của một hay cả hai Nước ký kết làm cho hay sẽ làm cho đối tượng đó phải nộpthuế không đúng theo những quy định của Hiệp định này, lúc đó đối tượng này cóthể giải trình trường hợp của mình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kýkết nơi đối tượng đó đang cư trú hoặc, nếu trường hợp của đối tượng này thuộckhoản 1 Điều 24, có thể giải trình với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước kýkết nơi đối tượng đó là đối tượng mang quốc tịch, mặc dù trong các luật trongnước của hai Nước ký kết đã quy định những chế độ xử lý khiếu nại. Trường hợpđó phải được giải trình trong thời hạn 3 năm kể từ lần thông báo giải quyết đầutiên dẫn đến hình thức thuế áp dụng không đúng với những quy định của Hiệp định.
2. Nhà chức trách có thẩm quyền sẽ cố gắng, nếu nhưviệc khiếu nại là hợp lý và nếu bản thân nhà chức trách đó không thể đi đến mộtgiải pháp thỏa đáng, phối hợp với nhà chức trách có thẩm quyền của Nước ký kếtkia để cùng giải quyết trường hợp khiếu nại bằng thỏa thuận chung, nhằm mụcđích tránh đánh thuế không phù hợp với nội dung của Hiệp định này. Bất kỳ thỏathuận nào đã đạt được sẽ được thực hiện không căn cứ vào giới hạn thời gian ghitrong luật trong nước của hai Nước ký kết.
3. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kếtsẽ cố gắng giải quyết bằng thỏa thuận chung mọi khó khăn hay vướng mắc nảy sinhtrong quá trình giải thích hay áp dụng Hiệp định này. Nhà chức trách có thẩmquyền của hai Nước cũng có thể trao đổi với nhau nhằm xóa bỏ việc đánh thuế hailần trong các trường hợp không được quy định tại Hiệp định.
4. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kếtcó thể trực tiếp thông báo cho nhau với mục đích nhằm đạt được một thỏa thuậntheo nội dung của những khoản trên đây. Khi thấy việc đối thoại trao đổi quanđiểm là cần thiết nhằm đạt được thỏa thuận, việc trao đổi này có thể thực hiệnthông qua một Ủy ban gồm các đại diện của các nhà chức trách có thẩm quyền củahai Nước ký kết.
ĐIỀU 26. TRAO ĐỔI THÔNG TIN
1. Nhà chức trách có thẩm quyền của hai Nước ký kếtsẽ trao đổi với nhau những thông tin cần thiết cho việc triển khai thực hiện nhữngquy định của Hiệp định này hay các luật trong nước của hai Nước ký kết liênquan đến các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng sao cho việc đánh thuế theo cácluật trong nước sẽ không trái với Hiệp định này. Việc trao đổi thông tin sẽkhông bị giới hạn bởi Điều 1. Mọi thông tin do một Nước ký kết nhận được sẽ đượcgiữ bí mật giống như thông tin thu nhận theo các luật trong nước của Nước ký kếtđó và sẽ chỉ được cung cấp cho các đối tượng hay các cơ quan chức trách (bao gồmcả tòa án và các cơ quan hành chính) có liên quan đến việc tính toán, thu, cưỡngchế hay truy tố hoặc xác định các khiếu nại về các loại thuế mà Hiệp định nàyáp dụng. Các đối tượng hoặc các cơ quan chức trách này sẽ chỉ sử dụng các thôngtin đó và các mục đích nêu trên. Các đối tượng và các cơ quan đó có thể cung cấpcác thông tin này trong quá trình tố tụng công khai của tòa án hay trong cácquyết định của tòa án.
2. Không có trường hợp nào những quy định tại khoản1 được giải thích là buộc một Nước ký kết có nghĩa vụ:
a. thực hiện các biện pháp hành chính khác với luậtpháp hay thông lệ về quản lý hành chính của Nước ký kết đó hay của Nước ký kếtkia;
b. cung cấp những thông tin không thể tiết lộ đượctheo các luật hay theo như quá trình quản lý hành chính thông thường của Nướcký kết đó hay của Nước ký kết kia;
c. cung cấp những thông tin có thể làm tiết lộ bí mậtvề mậu dịch, kinh doanh, công nghiệp, thương nghiệp hay bí mật nghề nghiệp hoặccác phương thức kinh doanh, hoặc cung cấp những thông tin mà việc tiết lộ chúngcó thể trái với chính sách nhà nước.
ĐIỀU 27. CÁC VIÊN CHỨC NGOẠIGIAO VÀ LÃNH SỰ
Không nội dung nào trong Hiệp định này sẽ ảnh hưởngđến những ưu đãi về thuế của các viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnhsự theo những nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế hay những quy định trongcác hiệp định đặc biệt.
ĐIỀU 28. HIỆU LỰC
1. Từng Nước ký kết sẽ thông báo cho Nước ký kếtkia bằng văn bản thông qua đường ngoại giao việc hoàn thành các thủ tục cần thiếttheo luật của Nước mình để đưa Hiệp định này vào hiệu lực. Hiệp định này sẽ cóhiệu lực kể từ thời điểm thông báo sau cùng.
2. Hiệp đình này sẽ có hiệu lực thi hành:
a. đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thutrên số tiền phát sinh từ ngày 1 tháng 1 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp địnhcó hiệu lực;
b. đối với các loại thuế thu nhập và tài sản khác,thu trên số thuế tính cho bất kỳ năm tính thuế nào kể từ ngày 1 tháng 1 của nămdương lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực.
ĐIỀU 29. ĐIỀU KHOẢN KẾT THÚC
Hiệp định này sẽ có hiệu lực cho tới khi một Nướcký kết tuyên bố kết thúc. Mỗi Nước ký kết thông qua con đường ngoại giao có thểkết thúc Hiệp định bằng cách gửi thông báo kết thúc Hiệp định ít nhất sáu thángtrước khi kết thúc bất kỳ năm dương lịch nào bắt đầu từ sau thời hạn năm năm kểtừ ngày Hiệp định có hiệu lực. Trong trường hợp như vậy, Hiệp định sẽ hếthiệu lực thi hành:
a. đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thutrên số tiền phát sinh từ ngày 1 tháng 1 của năm dương lịch tiếp sau năm gửithông báo kết thúc Hiệp định;
b. đối với các loại thuế thu nhập, và tài sản khác,thu trên số thuế tính cho bất kỳ năm tính thuế nào kể từ ngày 1 tháng 1 của nămdương lịch tiếp sau năm gửi thông báo kết thúc Hiệp định.
ĐỂ LÀM BẰNG những người được ủy quyền dưới đây củatừng Chính phủ đã ký vào Hiệp định này.
Hiệp định làm thành hai bản tại PRAHA ngày 23 tháng5 năm một nghìn chín trăm chín mươi bảy, mỗi bản gồm các thứ tiếng Việt, tiếngSéc và tiếng Anh, cả 3 văn bản đều có giá trị ngang nhau. Trường hợp có sự giảithích khác nhau, bản tiếng Anh sẽ có giá trị quyết định.
TM. CHÍNH PHỦ (Đã ký) |
TM.CHÍNH PHỦ (Đã ký) |
Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 03/02/1998.
LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7 GỌI 1900 6162