NỘI DUNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DO COVID 19
│
KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
NỘI DUNG
• Phần 1: Quy định chung về chấm dứt hợp đồng
│
• Phần 2: Chấm dứt hợp đồng do Covid 19 như thế nào là đúng luật?
Phần 1
đồng
│
Quy định chung về chấm dứt hợp
Việc chấm dứt hợp đồng được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật nào?
⮚ Hiện nay, việc chấm dứt hợp đồng được quy định trong:
✓BLDS 2015 để điều chỉnh chung cho các quan hệ hợp đồng;
✓Luật thương mại 2005 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mai;
│
✓Ngoài ra, còn được quy định trong một số luật chuyên ngành.
BLDS 2015 quy định như thế nào về chấm dứt hợp đồng?
Theo Điều 422, hợp chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp
1.
Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
│
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Lưu ý đối với một số trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS
1. Hợp đồng chấm dứt theo thỏa thuận của các bên
│
Khi các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng, đối với trường hợp hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thì việc chấm dứt hợp đồng phải có cả sự đồng ý của người thứ ba.
Điều 417 BLDS
Lưu ý đối với một số trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS
2. Hợp đồng chấm dứt khi bị hủy bỏ, bị đơn phương
chấm dứt thực hiện
K1 Điều 427 BLDS
│
✓ Hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
✓ Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, trừ các thỏa thuận về bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và giải quyết tranh chấp.
K3 Điều 428 BLDS
Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng là gì?
⮚ Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
1. Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ hợp đồng
mà các bên đã thỏa thuận;
2. Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng;
✓ Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến
mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
3. Trường hợp khác do pháp luật quy định
✓ Đây là những trường hợp mà BLDS cũng như các luật chuyên ngành có quy định về hủy bỏ hợp đồng trong những trường hợp cụ thể.
│
K1 Điều 423 BLDS
VD. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ;
Căn cứ để đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng là gì?
⮚ Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp:
1. Khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng;
2. Khi xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận trước trong hợp đồng là điều kiện để đơn phương chấm dứt hợp đồng;
3. Các trường hợp mà pháp luật quy định;
│
✓ VD. Chấm dứt hợp đồng do sự kiện bất khả kháng.
K1 Điều 428 BLDS
Nghĩa vụ thông báo khi hủy bỏ/đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như thế nào?
K2 Điều 428 BLDS
│
Khi hủy bỏ hợp đồng/đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, DN phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
K3 Điều 423 BLDS
Lưu ý đối với một số trường hợp chấm dứt hợp đồng theo quy định của BLDS
3. Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Để chấm dứt hợp đồng cần thỏa mãn các điều kiện
✓ Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 420 BLDS;
✓ Một bên bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích do hoàn cảnh thay đổi;
│
✓ Các bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.
Điều 420 BLDS
Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng đã thay đổi cơ bản là như thế nào?
⮚ Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng được coi là thay đổi cơ bản khi thỏa mãn 5 điều kiện
K1 Điều 420 BLDS
1. Hoàn cảnh thay đổi là do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi các bên giao kết hợp đồng;
2. Tại thời điểm giao kết hợp đồng các bên không thể lường trước được về sự thay đổi của hoàn cảnh;
3. Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không
được giao kết hoặc có giao kết nhưng với nội dung khác;
4. Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;
│
5. Khi xảy ra sự thay đổi hoàn cảnh, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.
Luật thương mại 2005 quy định như thế nào về chấm dứt hợp đồng?
⮚ Luật thương mại 2005 quy định hợp đồng chấm dứt khi
✓ Đình chỉ thực hiện hợp đồng;
│
✓ Hủy bỏ hợp đồng.
Điều 310 - LTM
Điều 312 - LTM
Căn cứ để đình chỉ hợp đồng/hủy bỏ hợp đồng là gì?
⮚ Đình chỉ hợp đồng/hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong 2 trường hợp
│
✓ Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ/hủy bỏ hợp đồng;
✓ Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 310 - LTM
K4 Điều 312 - LTM
Bao gồm
Lưu ý: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm thì chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng không được áp dụng.
1. Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
2. Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
3. Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
│
4. Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Điều 294, 310, 312 - LTM
Phần 2:
│
Chấm dứt hợp đồng do Covid 19 như thế nào là đúng luật?
Cấm xuất khẩu
Thiếu nguyên liệu sx
Covid 19
│
Chấm dứt hợp đồng do Covid 19 như thế nào là đúng luật?
Phong tỏa
Thiếu lao động
Đóng biên
Chấm dứt hợp đồng do Covid 19 như thế nào là đúng luật?
⮚ Trong quan hệ hợp đồng, pháp luật cho phép các bên được tự do thỏa thuận trong mọi giai đoạn.
⮚ Phương án lí tưởng giúp đảm bảo lợi ích của các bên cũng như hạn chế thấp nhất thiệt hại cho DN là các bên cùng ngồi lại để đàm phán tìm phương án giải quyết.
│
⮚ Các bên có thể thỏa thuận gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng/điều chỉnh nội dung hợp đồng hoặc có thể là chấm dứt hợp đồng.
Chấm dứt hợp đồng do Covid 19 như thế nào là đúng luật?
⮚ Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc gia hạn thời hạn thực hiện hợp đồng/điều chỉnh nội dụng hợp đồng/chấm dứt hợp đồng do Covid 19
│
DN có thể viện dẫn sự kiện Covid 19 là sự kiện bất khả kháng/hoàn cảnh thay đổi cơ bản để chấm dứt hợp đồng không?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, cần làm rõ
Bất khả kháng
1. Covid 19 có phải là sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng không?
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
│
2. Covid 19 xảy ra có làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh thực hiện hợp đồng không?
1. Covid 19 có phải là sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng không?
Sự kiện được coi là bất khả kháng nếu thỏa mãn 3 điều kiện
⮚ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
✓ Xảy ra một cách khách quan;
✓ Các bên không lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng;
Điều 156 BLDS
│
✓ Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép.
1. Covid 19 có phải là sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng không?
✓ Covid 19 sự kiện xảy ra khách quan, không theo ý chí của các bên. Như vậy, Xxxxx 19 thỏa mãn điều kiện đầu tiên.
✓ Covid 19 có là sự kiện mà các bên không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng hay không thì phải xem xét thời điểm giao kết hợp đồng đã có thông tin về dịch Covid 19 hay chưa? Nếu hợp đồng được giao kết trước khi Covid 19 xảy ra thì được coi là đã thỏa mãn điều kiện thứ hai.
│
✓ Covid 19 xảy ra DN đã áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép để khắc phục hay chưa? Điều kiện cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể.
⮚ Để chấm dứt hợp đồng đúng luật DN cần chứng minh Covid 19 là sự kiện bất khả kháng đối với hợp của mình. Tức là phải chứng minh đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên.
✓ VD: DN không thể sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ được nhưng DN cần lý giải vì sao không thể khắc phục được tình hình bằng cách khác, như thuê bên thứ ba thực hiện để bảo đảm thực hiện đúng nghĩa vụ?
✓ VD: Do bên đối tác của DN bị cấm xuất khẩu, cấm biên nên DN thiếu nguyên liệu nhưng vì sao DN không tìm nguồn
│
nguyên liệu thay thế trong nước hoặc từ nước khác?
Chứng cứ?
⮚ Ngoài 3 điều kiện nêu trên, để chấm dứt hợp đồng, DN còn cần phải đáp ứng điều kiện về nghĩa vụ thông báo.
✓ Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng DN phải thông báo kịp thời cho bên kia về tình trạng bất khả kháng.
• Nội dung thông báo có thể bao gồm: thời điểm bắt đầu xác định Covid 19 là
sự kiện bất khả kháng; Ảnh hưởng của Covid 19 đến việc thực hiện hợp đồng; Các biện pháp mà DN đã/sẽ áp dụng để hạn chế ảnh hưởng; Dự liệu các thiệt hại có thể phát sinh do ảnh hưởng; Đề nghị đối tác đàm phán để tìm giải pháp...
│
✓ Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
K 2 Điều 428 BLDS
K 2 Điều 295 LTM
Có phải khi chứng minh được Covid 19 sự kiện bất khả kháng thì DN có quyền chấm dứt hợp đồng không?
⮚ Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì không phải mặc nhiên một bên hoặc các bên có quyền chấm dứt chấm dứt hợp đồng.
✓ DN cần phải xem lại hợp đồng của mình quy định như thế nào về sự
kiện bất khả kháng.
✓ Nếu không có quy định cụ thể trong hợp đồng thì DN đã thực hiện việc thông báo kịp thời cho bên kia chưa; đã áp dụng các biện pháp khắc phục cần thiết chưa…
│
✓ Các bên có thể gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ/điều chỉnh nội dung hợp đồng trước khi thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng.
K2 Điều 351 BLDS
Điều 296 LTM
Kết luận: DN có thể viện dẫn Covid-19 là sự kiện bất khả kháng làm căn cứ chấm dứt hợp đồng
⮚ Tuy nhiên, Xxxxx 19 có thỏa mãn các điều kiện là sự kiện bất khả kháng để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng hay không phải dựa trên việc xem xét từng trường hợp cụ thể.
Điều 351 BLDS
│
⮚ Nếu DN chứng minh được Covid 19 là sự kiện bất khả kháng thì DN có thể được giải trừ nghĩa vụ, có thể chấm dứt hợp đồng đúng luật.
Điều 294 LTM
2. Covid 19 xảy ra có làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh thực hiện hợp đồng không?
⮚ Covid 19 có làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh thực hiện hợp đồng hay không phải dựa trên việc xem xét từng trường hợp cụ thể để xem có đáp ứng đủ 5 điều kiện được quy định tại K1 Điều 420 BLDS hay không.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
│
⮚ Như vậy, để viện dẫn Covid 19 là sự kiện làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh làm căn cứ để chấm dứt hợp đồng thì DN cần phải chứng minh được cả 5 điều kiện nêu trong khoản 1 Điều 420.
hì
Có phải khi chứng minh được Covid 19 đáp ứng đủ 5 điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 420 t DN có quyền chấm dứt hợp đồng?
⮚ Khi hoàn cảnh có sự thay đổi cơ bản không phải mặc nhiên một bên hoặc các bên có quyền chấm dứt chấm dứt hợp đồng.
✓ Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, DN có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại để điều chỉnh nội dung hợp đồng trong một thời hạn hợp lí;
│
K 2,3,4 Điều 420 BLDS
✓ Trường hợp không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng thì DN có thể yêu cầu ra Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm nhất định.
Ví dụ một số trường mà DN có thể viện dẫn Covid 19 là sự kiện làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh?
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
⮚ VD: Trước khi Covid 19 xảy ra, DN đã thuê mặt bằng ở trung tâm thành phố để kinh doanh dịch vụ. Do Covid 19 Chính phủ đã yêu cầu tạm đóng cửa cơ sở kinh doanh đó. Nếu DN vẫn phải tiếp tục trả tiền thuê như hợp đồng thì bất lợi lớn cho DN.
✓ DN có quyền yêu cầu bên cho thuê đàm phán lại để điều chỉnh giảm mức tiền thuê hoặc miễn hoàn toàn tiền thuê trong thời gian xảy ra Covid 19.
│
✓ Trong trường hợp không thể thỏa thuận được việc điều chỉnh lại nội dung hợp đồng thì DN có thể xem xét để viện dẫn Covid 19 là sự kiện làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh để yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng.
Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Ví dụ một số trường mà DN có thể viện dẫn Covid 19 là sự kiện làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh?
⮚ VD: DN giao kết hợp đồng trước khi xảy ra Covid 19. Do ảnh
hưởng của Covid 19 giá nguyên liệu tăng cao đột biến, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng DN sẽ phải chịu thiệt hại nặng nề.
✓ DN đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích; đã yêu cầu bên đối tác đàm phán lại để điều chỉnh giá bán…
│
✓ Tuy nhiên, không thể khắc phục được thiệt hại; cũng không thỏa thuận được việc điều chỉnh nội dung hợp đồng thì DN có thể xem xét viện dẫn Covid 19 là sự kiện làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh để yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng.
Kết luận: DN có thể viện dẫn Covid 19 là sự kiện làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh để làm căn cứ yêu
cầu tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng.
⮚ Tuy nhiên, Xxxxx 19 có thỏa mãn các điều kiện để làm căn cứ chấm dứt hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản hay không phải dựa vào việc chứng minh của DN trong từng trường hợp cụ thể.
│
Điều 420 BLDS
✓ Trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
DN nên lưu ý gì khi viện dẫn Covid 19 là sự kiện bất khả kháng/hoàn cảnh thay đổi cơ bản để chấm dứt hợp đồng?
⮚ DN cần xem xét hợp đồng của mình có quy định về điều khoản chấm dứt hợp đồng hay không? Nếu có thì quy định như thế nào?
│
⮚ Đối với các trường hợp đối tác là DN nước ngoài thì cần xem xét hợp đồng được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật nào? Điều khoản về bất khả kháng/hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hệ thống pháp luật đó quy định như thế nào?
DN nên lưu ý gì khi đối tác viện dẫn Covid 19 là sự kiện bất khả kháng/hoàn cảnh thay đổi cơ bản để chấm dứt hợp đồng?
⮚ Trong trường hợp đối tác của DN viện dẫn Covid 19 là sự kiện bất khả kháng/hoàn cảnh thay đổi cơ bản để yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì DN cần lưu ý để tránh bị lạm dụng quá mức các điều khoản này.
Xem xét chứng cứ
✓ DN phải chứng minh được những đòi hỏi của đối tác có hợp lí hay chưa?
│
✓ Đối tác đã áp dụng những giải pháp cần thiết trong khả năng có thể để vượt qua khó khăn thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng hay chưa?
DN nên làm gì để hạn chế rủi ro do Covid 19 gây ra cũng như ngăn ngừa các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng trong tương lai?
⮚ Để hạn chế rủi ro, DN nên thiện chí hợp tác với đối tác để tìm ra giải pháp tối ưu nhất.
⮚ DN có thể tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý từ phía nhà nước cũng như từ các tổ chức hành nghề và đào tạo luật.
│
⮚ Nhận thức rõ hơn về vai trò của hợp đồng. Khi giao kết cần xem xét kĩ các điều khoản trong hợp đồng xem có phù hợp với hoàn cảnh của mình không để tránh các rủi ro pháp lý.
│