HIỆP ĐỊNH
HIỆP ĐỊNH
giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel về hợp tác kinh tế và thương mại.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nư- ớc Israel (dưới đây được gọi là "các Bên" ),
Nhận thức rằng hợp tác kinh tế và thương mại là nhân tố quan trọng và không thể thiếu được trong việc phát triển quan hệ song phương trên cơ sở ổn định, bình đẳng và lầu dài;
Mong muốn phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi;
Nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ giữa các tổ chức kinh tế của hai nước và thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm;
Quyết tâm phát triển quan hệ thương mại phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT 1994);
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Mục đích
Mục đích của Hiệp định này là thiết lập các nguyên tắc, quy chế và kỷ luật nhằm điều chỉnh quan hệ kinh tế thương mại song phương giữa hai Bên. Hai Bên cam kết thúcđẩy và phát triển hài hòa hoạt động thương mại song phương cũng như các hình thức hợp tác kinh tế thương mại đa dạng trong khuôn khổ pháp luật và các nghĩa vụ quốc tế của mỗi nước trong đó có việc dỡ bỏ câc rào cản thương mại.
Điều 2. Đãi ngộ Tối huệ quốc
1. Các Bên dành cho nhau chế độ đãi ngộ Tối huệ quốc trong tất cả các vấn đề liên quan tới:
a) thuế hải quan và các loại phí khác áp dụng với hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu cũng như phương thức thu các loại thuế hải quan và phí này;
b) các quy định pháp luật, thủ tục và tập quán liên quan đến thủ tục hải quan, quá cảnh, xxx xxx và chuyển tải;
c) các loại thuế trong nước và tất cả các loại phí khác áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hàng nhập khẩu;
d) các phương thức thanh toán áp dụng trong khuôn khổ thực hiện Hiệp định này và phương thức chuyển tiền;
e) các quy định pháp luật, thủ tục vâ tập quán liên quan tới việc bán, mua, vận tải phân phối, lưu kho và sử dụng hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước.
2. Trong tất cả các vấn đề liên quan tới giấy phép xuất nhập khẩu mà luật pháp của mỗi Bên yêu cầu phải có, mỗi Bên dành cho Bên kia đãi ngộ không kém - ưu đãi hơn mức ưu đãi cao nhất dành cho bất kỳ nước thứ ba nào,
3. Mỗi Bên sẽ không phân biệt đối xử đối với hàng hóa nhập khẩu từ hoặc xuất khẩu đến lãnh thổ nước Bên kia trong việc áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng, và việc cấp giấy phép.
4. Bên đưa ra các biện pháp như ở trong khoản 2 hoặc khoản 3 phải thực hiện các biện pháp đó theo một phương thức sao cho gây tổn thất ít nhất cho Bên kia.
Điều 3. Miễn trừ MFN
Các quy định của Điều 2 sẽ không áp dụng cho:
1. Các ưu đãi mà mỗi Bên đã hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm tạo thuận lợi cho buôn bán qua biên giới;
2. Các ưu đãi hoặc lợi thế thuộc các chương trình dành cho các nước đang phát triển tham gia nhằm mở rộng hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước đang phát triển mà một Bên đã hoặc sẽ tham gia;
3. Các ưu đãi hoặc lợi thế xuất phát từ hoạt động của một liên minh quan
thuế, khu vực mậu dịch tự do hay tổ chức kinh tế khu vực mà mỗi Bên đang hoặc sẽ tham gia.
Điều 4. Đãi ngộ quốc gia
1. Hàng hóa từ lãnh thổ của một Bên nhập khẩu vào lãnh thổ của Bên kia sẽ được đối xử không kém ưu đãi hơn hàng hóa trong nước cùng loại về các mặt thuế trong nước và các loại phí trong nước khác và tất cả các điều luật, quy chế và quy định liên quan đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối hoặc sử dụng các loại hàng hóa đó trên thị trường nội địa theo quy định của Điều III của GATT 1994.
2. Các quy định tại khoản 1 của Điều này không áp dụng đối với:
a) thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe chở người dưới 12 chỗ ngồi, nguyên liệu thuốc lá, xì gà nhập khẩu;
b) phụ thu đối với sắt thép nhập khẩu.
3. Việc áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia đối với các mặt hàng nêu ở Mục 2a, 2b sẽ thực hiện theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Điều 5. Quá cảnh
1. Các Bên đồng ý rằng nguyên tắc tự do quá cảnh hàng hóa là một điều kiện thiết yếu nhằm đạt được mục đích của Hiệp định này.
2. Về vấn đề này, mỗi Bên sẽ cho phép quá cảnh không hạn chế qua lãnh thổ nước mình đối với hàng hóa đi từ hoặc đi đến lãnh thổ hải quan của Bên kia theo quy định tương ứng của luật pháp của nước đó.
Điều 6. Các điều kiện mua bán khác
1. Các tổ chức kinh tế của hai Bên sẽ thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa dựa trên giá thị trường và các Bên không can thiệp vào giá của từng dịch. Đặc biệt, các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước thực hiện việc mua hàng nhập khẩu và bán hàng xuất khẩu chỉ tuân theo các điều kiện thương mại bao gồm giá cả, chất lư- ợng và số lượng.
Trong trường hợp một tổ chức kinh tế của một Bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, điều hành hoặc vốn của tổ chức kinh tế của Bên kia, hoặc cùng một pháp nhân và/hoặc thể nhân tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc quản lý, điều hành hoặc vốn của tổ chức kinh tế của cả hai Bên, thì các điều kiện về quan hệ thương mại giữa các tổ chức kinh tế đó sẽ được coi như là các điều kiện về quan hệ thương mại giữa các tổ chức kinh tế độc lập.
2. Các Bên không được yêu cầu các tổ chức kinh tế nước mình mua bán theo phương thức đổi hàng. Trong trường hợp phương thức đổi hàng được sử dụng trong mua sắm của Chính phủ thì mỗi Bên sẽ cho nhà cung cấp của Bên kia được hưởng chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và các cơ hội tham gia bình đẳng.
Điều 7. Thanh toán
Việc thanh toán giữa hai nước đối với buôn bán hàng hóa và dịch vụ liên quan đến buôn bán hàng hóa được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi, trừ khi có thỏa thuận cụ thể khác giữa các tổ chức kinh tế riêng rẽ, phù hợp với pháp luật của mỗi Bên về quản lý ngoại hối.
Điều 8. Tạo thuận lợi cho việc tham gia các Hội chợ thương mại
1. Trong khuôn khổ Hiệp định này, các Bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy việc tham gia của một Bên vào các hội chợ và triển lãm quốc tế được tổ chức ở lãnh thổ nước Bên kia.
2. Câc Bên sẽ eho phép xuất khẩu và nhập khẩu miễn thuể xuất nhập hẩu, thuế giâ trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hoậc cáe loại thuế vâ phí tơng tự kháe đôi với các hàng hóa sau:
a) hàng mẫu và các vật liệu quảng cáokhông có giá tri thương mại;
b) vật phẩm dùng cho hội chợ và triển lãm;
c) các công-ten-nơ chuyên dụng và bao bì sử dụng trong thương mại quốc tế với điều kiện chúng phải được tái xuất.
3. Hàng hóa và thiết bị nêu ở khoản 2 sẽ không được bán hoặc xử lý ở nước mà chúng được nhập vào và sẽ phải tái xuất khỏi nước đó trừ khi trước đó đã xin giấy phép của cơ quan có thẩm quyền của nước đó và đã nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế nếu có theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước đó.
Điều 9. Hợp tác kinh tế
1. Các Bên sẽ thúc đẩy việc trao đổi thông tin vì mục đích phát triển hợp tác kinh tế và thương mại song phương, đặc biệt về luật pháp và thủ tục thương mại và thông tin thống kê.
2. Các Bên đồng ý thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại bằng việc đưa ra các biện pháp tăng cường thương mại song phương, bao gồm:
- Tổ chức và đăng cai các hội chợ, triển lãm, hội nghị, quảng cáo, tư vấn và các dịch vụ mua bán khác;
- Phát triển các mối liên hệ giữa các doanh nghiệp, các hiệp hội các nhà sản xuất Phòng Thương mại và các hiệp hội kinh doanh khác của hai Bên;
- Phát triển hợp tác kinh tế và công nghiệp hỗn hợp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và nông - công nghiệp cũng như trong các lĩnh vực cơ khí và xây dựng, đào tạo, viễn thông, y tế, thiết bị y tế giáo dục, hệ thống thiết bị an ninh và các lĩnh vực công nghệ cao khác.
Điều 10. Miễn trừ chung
Các quy định của Hiệp định này sẽ không hạn chế quyền của mỗi Bên áp dụng hoặc thực hiện các biện pháp:
a) vì lý do sức khỏe cộng đồng, đạo đức, trật tự hoặc an ninh và bảo vệ môi trường;
b) để bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật;
e) nhằm bảo vệ tài sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hoặc khảo cổ; với điều kiện các biện pháp này không được biến thành phương tiện phân
biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô lý hoặc hạn chế ngầm thương mại giữa hai Bên.
Điều 11. Các quy định về Cán cân thanh toán
1. Các Bên sẽ cố gắng tránh áp dụng các biện pháp hạn chế trong đó có hạn chế nhập khẩu nhằm mục đích cân bằng cán cân thanh toán.
2. Khi một Bên gặp khó khăn hoặc có nguy cơ thực sự gặp khó khăn nghiêm trọng về cán cân thanh toán, Bên đó có quyền áp dụng các biện pháp hạn chế trong một thời hạn nhất định và không được vợt quá mức cần thiết để khắc phục khó khăn về cán cân thanh toán.
3. Các biện pháp trên sẽ được giảm dần theo mức độ cải thiện cán cân thanh toán và sẽ được hủy bỏ khi không còn lý do tồn tại.
4. Các biện pháp được áp dụng theo khoản 2 sẽ không được sủ dụng để bảo vệ các ngành hoặc các lĩnh vực riêng rẽ.
5. Bên liên quan phải thông báo ngay cho Bên kia về việc áp dụng các biện pháp hạn chế và, trong các trường hợp có thể, thời gian hủy bỏ các biện pháp đó.
6. Khi áp dụng các biện pháp tạm thời liên quan đến thương mại, các Bên sẽ dành cho hàng hóa nhập khẩu từ Bên kia sự đãi ngộ không kém ưu đãi hơn hàng hóa nhập khẩu từ nước thứ ba.
Điều 12. Các biện pháp khẩn cấp
1. Các Bên sẽ tổ chức tham vấn ngay khi có yêu cầu của một trong hai Bên khi sản phẩm nhập khẩu xuất sứ từ lãnh thổ của Bên kia gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp, nhằm tìm ra giải pháp tức thời cho các vấn đề phát sinh.
2. Nếu sau khi tham vấn trong một khoảng thời gian hợp lý các Bên không đi đến thống nhất về biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục thiệt hại, Bên nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp thích hợp điều chỉnh việc nhập khẩu sản phẩm đó với mức độ và thời gian cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.
3. Trong các trường hợp nguy cấp cần phải có các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hoặc khắc phục các thiệt hại, Bên nhập khẩu có quyền áp dụng các biện pháp thích hợp mà không cần tham vấn trước với điều kiện ngay sau khi áp dụng cád biện pháp đó Bên áp dụng phải đề nghị với Bên kia tổ chức tham vấn.
4. Khi lựa chọn các biện pháp theo Điều khoản này, các Bên phải cố gắng ưu tiên những biện pháp gây xáo trộn ít nhất cho việc thực hiện Hiệp định này.
Điều 13. Đại diện thương mại
Mỗi Bên, theo quy định của pháp luật hiện hành ở mỗi nước, cho phép thành lập các văn phòng thương mại của các pháp nhân của Bên kia trên lãnh thổ nước mình, và sẽ dành cho các văn phòng đó sự đãi ngộ không kém ưu đãi hơn sự đãi ngộ dành cho các văn phòng thương mại của các pháp nhân của nước thứ ba.
Điều 14. Sở hữu trí tuệ
1. Xét tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế và thương mại, luật pháp của mỗi Bên đảm bảo bảo vệ đẩy đủ và hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, trong đó đặc biệt bảo vệ đầy đủ và hiệu quả quyền tác giả, nhãn hiệu th- ương mại, nhãn hiệu và tên gọi có xuất xứ địa lý, bằng sáng chế, phát minh, kiểu dáng công nghiệp, sơ đồ mạch tích hợp và thông tin kín về bí quyết.
2. Các Bên sẽ nỗ lực cao nhất trong việc tham gia các công ước quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 15. Tiêu chuẩn
1. Mỗi Bên, theo yêu cầu của Bên kia, phải cung cấp thông tin về các biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn.
2. Các Bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn trong đó có tiêu chuẩn về chất lượng nhằm mục đích giảm hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Đíều 16. Ủy ban Hỗn hợp
1. Các Bên đồng ý thành lập ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế và Thương mại (dưới đây được gọi là "Ủy ban") với mục đích tạo thuận lợi cho việc thực hiện Hiệp định này Ủy ban sẽ họp luân phiên tại Việt Nam và Israel theo yêu cầu một trong các Bên. Thời gian họp sẽ do hai Bên cùng nhau quyết định.
2. Ủy ban sẽ:
a) kiểm điểm quá trình thực hiện Hiệp định và xem xét áp dụng các biện pháp nhằm thực hiện các quy định của Hiệp định
b) kiểm điểm quá trình phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước;
c) tìm kiếm khả năng tăng cường và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế và th- ương mại trong đó có hợp tác về công nghiệp và đầu tư trên cơ sở cùng có lợi, và xác định các lĩnh vực hợp tác mới;
d) tham vấn về các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước;
e) soạn thảo và đệ trình lên các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên các nội dung cần sửa đổi đối với Hiệp định này nhằm bao quát các tiến triển mới. Ngoài ra còn các vấn đề khác.
3. Trên cơ sở đồng thuận, Ủy ban sẽ đệ trình lên các Bên báo cáo và kiến nghị liên quan tới các vấn đề trên.
Điều 17. Tham vấn
1. Các Bên sẽ cố gắng giải quyết mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình giải thích và thực hiện Hiệp định này thông qua tham vấn tại Ủy ban hỗn hợp.
2. Mỗi Bên có thể đưa ra Ủy ban hỗn hợp bất kỳ vấn đề nào mà bên đó thấy không phù hợp với việc thực hiện Hiệp định này.
3. Các Bên phải cung cấp cho Ủy ban hỗn hợp mọi thông tin có liên quan cần thiết cho việc xem xét một cách kỹ lưỡng các tranh chấp nhằm tìm ra giải pháp chấp nhận được cho cả hai Bên.
Điều 18. Sửa đổi Hiệp định
1. Hiệp định này có thể được sửa đổi vào bất kỳ thời điểm nào trên cơ sở đồng thuận giữa hai Bên. Việc sửa đổi sẽ có hiệu lực theo các thủ tục được nêu trong khoản 1 Điều 19.
2. Việc sửa đổi hay chấm dứt Hiệp dịnh này không được ảnh hưởng tiêu cực hoặc, trong mọi trường hợp, gây tổn hại tới các quyền hoặc nghĩa vụ đã hoặc sẽ phát sinh từ việc thực hiện Hiệp định này trước ngày việc sủa đổi hay chấm dứt đó có hiệu lực.
Điều 19. Hiệu lực của Hiệp định
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp theo ngày của công hàm ngoại giao cuối cùng trong đó các Bên thông báo cho nhau biết các thủ tục pháp lý cho việc có hiệu lực của Hiệp định theo yêu cầu của luật pháp của mỗi nước đã được hoàn tất.
2. Hiệp định sẽ có hiệu lực trong thời hạn là năm năm và sau đó sẽ tự động được gia hạn với những thời hạn tương tự. Tuy nhiên, một Bên có thể chấm dứt Hiệp định này vào bất kỳ thời điểm nào thông qua việc thông báo cho Bên kia bằng văn bản qua đường ngoại giao ý định của mình muốn chấm dứt hiệp định. Trong trưdờng hợp như vậy, Hiệp định này sẽ hết hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày của thông báo nêu trên.
3. Sau khi Hiệp định này chấm dứt, những quy định của Hiệp định này sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng được ký kết trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định mà chưa thực hiện xong vào ngày Hiệp định hết hiệu lực. Để làm bằng,
.nhũng người được ủy quyền hợp thức của Chính phủ mỗi bên đã ký tên và đóng dấu Hiệp định này thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Hê-brơ và tiếng Anh, các bản có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau về các quy định của Hiệp định này, bản tiếng Anh sẽ có giá trị quyết định.
Làm tại Hà Nội ngày 25 tháng 8 năn 2004, tức ngày 8 tháng ELUL năm 5764./.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Mai Ái Trực
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NHÀ NƯỚC ISRAEL
Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng