PHẦN 1. BÀI VIẾT PHÁP LÝ
PHẦN 1. BÀI VIẾT PHÁP LÝ
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KHI HOÀN CẢNH THAY ĐỔI CƠ BẢN
Kỳ 2: Hệ quả pháp lý khi áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có giá trị pháp lý đối với các bên kể từ thời điểm giao kết và các bên không thể tự ý sửa đổi hoặc hủy bỏ. Đây chính là nội dung cơ bản của nguyên tắc pacta sunt servanda (nguyên tắc về tính chất ràng buộc của hợp đồng). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự áp dụng cứng nhắc quy định này có thể gây ra sự bất hợp lý cho các bên. Do đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận một ngoại lệ của nguyên tắc trên tại Điều 420, theo đó cho phép các bên có thể điều chỉnh lại hợp đồng khi xảy ra những sự kiện khách quan làm thay đổi cơ bản hoàn cảnh, dẫn đến việc khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng.
Ở chuyên đề trước, chúng tôi đã phân tích các điều kiện để áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Trong chuyên đề này, chúng tôi tiếp tục đi vào hệ quả pháp lý khi áp dụng quy định về hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Cụ thể, bài viết sẽ làm rõ các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng cần giải quyết thế nào khi xảy ra điều kiện này? Và cơ quan tài phán làm được gì khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản?
1. Bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý
Khoản 2 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý”. Như vậy, khi xảy ra hoàn cảnh khó khăn, bên bất lợi có thể yêu cầu thương lượng lại hợp đồng nhưng việc thương lượng đó phải trong một thời hạn hợp lý.
Quy định trên cho thấy, mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có quy định về quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng khi xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản, nhưng lại không đưa ra một định mức cụ thể để xác định như thế nào là “thời hạn hợp lý”, hay nói cách khác, Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về thời hạn hợp lý để bên có lợi ích bị ảnh hưởng yêu cầu đàm phán lại hợp đồng. Vậy, hiểu như thế nào là “thời hạn hợp lý” để yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng? Thực thế không
thể phủ nhận rằng thời hạn hợp lý theo quan điểm của mỗi người là không giống nhau. Việc xác định như thế nào là “thời gian hợp lý” là phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các bên và người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tinh thần thiện chí, thời hạn hợp lý để yêu cầu đàm phán, thương lại hợp đồng là phải diễn ra ngay khi có thể được, sau thời điểm hoàn cảnh khó khăn xảy ra. Thời điểm chính xác cho việc yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Về điểm này, chúng ta có thể tham khảo quy định tại Khoản 2 Điều 6.2.3 của Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế của UNIDROIT 2004 (PICC): “Trong trường hợp hardship, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu tiến hành đàm phán lại hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ”. Bình luận chính thức của quy định này như sau: “Yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phải được đưa ra sớm nhất có thể ngay sau khi suy đoán là có hardship. Thời hạn yêu cầu đàm phán lại hợp đồng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể…
Bên bị bất lợi không mất quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng vì lý do duy nhất là đã không đưa ra yêu cầu đó trong thời hạn sớm nhất có thể”1.
Quy định cho phép bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng không có gì đặc biệt bởi đây chỉ là quyền yêu cầu đàm phán, chứ không hướng tới một kết quả cụ thể nào trước hoàn cảnh thay đổi bởi bên được yêu cầu có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của bên bị bất lợi. Luật quy định đây là quyền của bên có lợi ích bị ảnh hưởng, chứ không quy định nghĩa vụ của các bên bắt buộc phải đàm phán lại hợp đồng trong trường hợp có hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tinh thần thiện chí thì bên được yêu cầu đàm phán phải có nghĩa vụ đàm phán lại hợp đồng. Và hệ quả của việc vi phạm nguyên tắc thiện chí, trung thực thông qua từ chối đàm phán, phá vỡ đàm phán là tùy trường hợp, Tòa án có thể buộc bên buộc bên từ chối đàm phán hoặc phá vỡ đàm phán một cách không thiện chí, trung thực phải bồi thường thiệt hại. Cụ thể, “trách nhiệm dân sự của một bên từ chối thương lượng hay chấm dứt thương lượng một cách không thiện chí có thể được triển khai thông qua việc áp dụng các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng”.2
2. Các bên không thỏa thuận được trong một thời gian hợp lý thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết
1 Xxxxxx Xxxx Xxxx, Xx Xxx Xxx (và nhóm dịch giả), 2014, Bộ Nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (bản dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 270.
Khi các bên tiến hành đàm phán không thành công, nhằm để tái cân bằng lợi ích cho các bên thì cần có sự can thiệp của tòa án vào hợp đồng. Vậy, đứng trước sự không thành công của các bên, cơ quan tài phán làm được gì? Khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, trường hợp các bên không thể thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng. Như vậy, điều luật đã mở ra hai khả năng cho Tòa án nếu xác định được có hoàn cảnh thay đổi cơ bản, đó là: chấm dứt hợp đồng vào ngày và theo các điều kiện do Tòa án quyết định hoặc sửa đổi hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng giữa các nghĩa vụ hợp đồng. Đây là trường hợp hợp đồng có thể được sửa đổi hoặc chấm dứt bởi một bên thứ ba theo quy định của pháp luật mà không phải là theo ý chí của các bên trong hợp đồng.
Chấm dứt hay sửa đổi hợp đồng?
Trong hai biện pháp mà Tòa án có quyền chọn: chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng, Tòa án nên ưu tiên biện pháp nào? Khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự quy định “Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được sửa đổi”. Với quy định này, khi được yêu cầu bởi một bên hay cả hai bên, Tòa án có lựa chọn nhưng phải ưu tiên sửa đổi hợp đồng so với chấm dứt hợp đồng. Đây là quy định hợp lý bởi hợp đồng được ký kết là để được thực hiện, chứ không phải để chấm dứt.
2 Xx Xxx Xxx, Điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi, Hội thảo chế định hợp đồng trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)
Pháp luật phải tạo nhiều cơ hội nhất để các bên có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tòa án phải ưu tiên duy trì hiệu lực của hợp đồng và chỉ khi nào việc sửa đổi hợp đồng không thể thực hiện được hoặc bất hợp lý cho bên còn lại thì Tòa án mới chấm dứt hợp đồng.
Tuy nhiên, quy định này cũng đồng thời đặt ra gánh nặng trong việc áp dụng thực tế, bởi việc xác định “thiệt hại” trong trường hợp chấm dứt hợp đồng và xác định “chi phí để thực hiện hợp đồng” không phải là vấn đề dễ dàng, nhất là trong trường hợp các hợp đồng liên quan đến các lĩnh vực có tính đặc thù cao mà không phải thẩm phán nào cũng có đủ trình độ, hiểu biết để tính toán, xác định. “Về vấn đề này, có thể tham khảo bình luận về Điều 6:111 PECL (Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng), theo đó cơ quan xét xử có thể thay đổi một số điều khoản của hợp đồng như: thay đổi thời hạn thực hiện nghĩa vụ, tăng hay giảm giá, số lượng,… tuy nhiên không được khiến cho hợp đồng thay đổi hoàn toàn về mặt bản chất, hay nói cách khác, không được sửa đổi hợp đồng đến mức áp đặt cho các bên một hợp đồng hoàn toàn mới về mặt bản chất so với hợp đồng ban đầu”.3 Có quan điểm cho rằng, việc sửa đổi hợp đồng phải đảm bảo các yêu cầu sau: “(i) Các điều khoản mới có hiệu lực thay thế cho các điều khoản đã bị sửa đổi; (ii) Việc sửa đổi hợp đồng tuân theo hình thức của hợp đồng nếu hình thức là bắt buộc, và việc sửa đổi hợp đồng có thể nằm trong phần phụ lục của hợp đồng; (iii) Việc sửa
Khi các bên tiến hành thương lượng lại hợp đồng, tâm lý của bên phải thực hiện nghĩa vụ là họ hoãn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tuy
đổi không được gây thiệt hại cho người thứ ba, trường hợp người thứ ba có lợi ích liên quan từ hợp đồng thì việc sửa đổi phải được người thứ ba đồng ý; (iv) Việc sửa đổi hợp đồng phải tuân thủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng; (v) Không làm thay đổi việc chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cũng như thời hiệu khởi kiện”.4
Thời điểm chấm dứt hợp đồng theo phán quyết của Tòa án
Bộ luật Dân sự dường như đã trao quá nhiều quyền cho thẩm phán trong việc xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Cụ thể, tại điểm a khoản 3 Điều 420 Bộ luật Dân sự cho phép Tòa án có thể chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định. Trong thực tế có thể cần phải tính đến ba thời điểm khác nhau: thời điểm xảy ra hoàn cảnh thay đổi, thời điểm bên có lợi ích bị ảnh hưởng từ sự thay đổi hoàn cảnh này nộp đơn yêu cầu tòa án can thiệp và thời điểm tòa án đưa ra bản án, quyết định. Nếu cho phép tòa án tự do lựa chọn một trong ba thời điểm này hoặc bất kỳ thời điểm nào thì có thể dẫn tới sự không thống nhất trong các giải pháp, gây mất niềm tin của các chủ thể vào cơ quan giữ gìn công lý. Chúng tôi cho rằng, thời điểm chấm dứt hợp đồng nên được xác định là thời điểm xảy ra hoàn cảnh thay đổi là hợp lý nhất.
3. Trong quá trình đàm phán các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng
3 Xxxxxx Xxxx Xxxx, Xxxx Xxx Xxxxx Xxx, Đề xuất diễn giải và áp dụng điều 420 bộ luật dân sự năm 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, xxxxx://xxxxxxxx.xxx/0000/00/00/xx-xxxx-xxxx-xxxx-xx- ap-dung-dieu-420-bo-luat-dan-su-nam-2015-ve-thuc-
hien-hop-dong-khi-hoan-canh-thay-doi-co-ban/, tham khảo ngày 20/10/2018.
4 PGS.TS. Xx Xxx Xxx (chủ biên) (2016), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Xxxx Xxx, tr. 273 – 274.
vậy, tại Khoản 4 Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng hay
khi Tòa án giải quyết vụ việc, các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Quy định này là hợp lý bởi về nguyên tắc, chừng nào hợp đồng chưa được điều chỉnh lại hay chưa bị Tòa án cho chấm dứt thì hợp đồng vẫn có hiệu lực thực hiện giữa các bên. Do đó, các bên phải thực hiện cho dù các bên tiến hành thương lượng lại hợp đồng.
Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ cho trường hợp này. Điều luật quy định “thỏa thuận khác”
là ngoại lệ duy nhất để một trong các bên có thể hoãn thực hiện nghĩa vụ. Vấn đề đặt ra là trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không? Với quy định hiện nay, nếu không thỏa thuận được, bên còn lại có thể cố tình trì hoãn giải quyết vụ việc tại Tòa án nhằm thu được nhiều lợi ích hơn và tiếp tục thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia. Quy định này chưa bảo vệ kịp thời cho bên yếu thế trong thời gian chờ Tòa án đưa ra quyết định cuối cùng.
Lời kết:
Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015 là một quy định mới thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp và tham khảo kinh nghiệm quốc tế của các nhà làm luật Việt Nam, đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đảm bảo quyền lợi của bên yếu thế trong thực hiện hợp đồng. Cách xử lý trường hợp xảy ra hoàn cảnh thay đổi cơ bản trải qua hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất chú trọng vào thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên bị bất lợi có quyền yêu cầu bên kia tiến hành đàm phán lại hợp đồng. Yêu cầu này phải được đưa ra không chậm trễ và phải có căn cứ. Khi các bên đàm phán lại hợp đồng, họ phải nỗ lực đạt được thỏa thuận và phải tuân thủ nguyên tắc thiện chí. Giai đoạn hai, nếu các bên không thỏa thuận được trong một thời hạn hợp lý thì mỗi bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu xác định có hoàn cảnh thay đổi cơ bản và hợp lý, Tòa án có thể sửa đổi hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng
PHẦN 2:
ĐIỂM MỚI CỦA MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG
1. Xử lý kỷ luật lao động sẽ tiến hành nhanh chóng hơn
Ngày 24/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2018.
Theo đó, một trong những nội dung quan trọng của Nghị định này là đã quy định trình tự xử lý kỷ luật lao động theo hướng thuận tiện hơn cho người sử dụng lao động (NSDLĐ). Cụ thể, việc xử lý kỷ luật lao động vẫn phải được tiến hành thông qua cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (sau đây gọi tắt là Cuộc họp); Tuy nhiên, trình tự tổ chức theo quy định mới sẽ nhanh chóng hơn nhiều:
- NSDLĐ chỉ phải đảm bảo thông báo mời họp được gửi đến tay các thành phần tham dự trước khi diễn ra Cuộc họp, chứ không yêu cầu phải gửi trước ít nhất 05 ngày làm việc như quy định hiện nay.
- Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo, các thành phần tham dự có nghĩa vụ trả lời xác nhận có hay không thể tham dự Cuộc họp.
- Nếu bất kỳ thành phần tham dự nào vắng mặt mà không có lý do chính đáng, NSDLĐ có quyền tiến hành Cuộc họp; thay vì phải chờ đến khi đã tiến hành thông báo ít nhất 03 lần như quy định hiện nay.
- Ngoài ra, trong trường hợp bắt quả tang người lao động có hành vi vi phạm, NSDLĐ phải ngay lập tức lập biên bản vi phạm, rồi mới tiến hành trình tự tổ chức Cuộc họp.
Như vậy, theo trình tự mà Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định, việc xử lý kỷ luật lao động hoàn toàn có thể được tiến hành trong vòng 05 ngày làm việc.
2. Hướng dẫn về khoản chi mua quà cho người lao động không dùng quỹ phúc lợi
Ngày 17/10/2018, Tổng Cục thuế vừa ban hành Công văn 4003/TCT-CS về chính sách thuế đối với mua hàng hóa làm quà cho cán bộ, nhân viên không dùng quỹ phúc lợi.
Theo đó điều kiện để được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp và được khấu trừ GTGT đầu vào tương ứng với phần tính vào chi phí được trừ đó là: Khoản chi mua hàng hóa bên ngoài dùng làm quà cho nhân viên (như quà trung thu, quà tết…) không dùng quỹ phúc lợi phải không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế; đồng thời Doanh nghiệp phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.
Nội dung hướng dẫn nêu trên được căn cứ vào:
- Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015;
- Khoản 7, khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015;
- Khoản 1, khoản 15 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013;
- Công văn 4005/TCT-CS ngày 29/9/2015.
3. Doanh nghiệp phải tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động ít nhất 01 lần/năm
Ngày 17/10/2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 17/2018/TT- BLĐTBXH quy định về tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của doanh nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất mỗi năm 01 lần nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến tuân thủ. Cụ thể như sau:
- Thời gian kiểm tra: Do doanh nghiệp quyết định;
- Thời kỳ kiểm tra: Từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra;
- Nội dung tự kiểm tra: Việc thực hiện báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; giao kết và thực hiện hợp đồng lao động...; Nội dung tự kiểm tra cụ thể được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đăng trên trang thông tin điện tử.
- Hồ sơ tự kiểm tra: Phiếu tự kiểm tra; kết luận tự kiểm tra; văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra và các tài liệu, hồ sơ phát sinh.
- Báo cáo kết quả kiểm tra: Doanh nghiệp phối hợp với đại diện tập thể lao động thực hiện báo cáo trực tuyến khi có yêu cầu của cơ quan Thanh tra lao động.
4. Nghỉ không lương trên 14 ngày/tháng vẫn được hưởng tiền ốm đau
Ngày 27/9/2018, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Công văn 1904/BHXH-CĐ về việc giải quyết chế độ ốm đau dựa trên quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015.
Theo đó, đối với trường hợp người lao động vừa có ngày nghỉ không lương trên 14 ngày làm việc, vừa có thời gian nghỉ ốm đau và tháng đó không đóng BHXH thì vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau theo quy định. Bởi, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH chỉ quy định không thanh toán trong trường hợp “Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Ví dụ: Tính đến tháng 9/2018 thì bà A tham gia BHXH được 10 năm, đến tháng 10/2018 bà A xin nghỉ không lương từ ngày 01/10 đến ngày 21/10. Ngày 22/10 bà A trở lại làm việc. Ngày 23/10 bị ốm đau phải điều trị nội trú từ ngày 23/10 đến 24/10, có giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh theo quy định. Tháng 10/2018 bà A không đóng BHXH nhưng vì ngày nghỉ ốm không phát sinh trong thời gian đang nghỉ không hưởng lương nên 02 ngày nghỉ ốm đau vẫn được thanh toán trợ cấp ốm đau.
5. Điều kiện hưởng BHXH 01 lần đối với người lao động nước ngoài
Ngày 15/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2018.
Theo đó, kể từ ngày 01/01/2022, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam, tham gia đóng BHXH bắt buộc sẽ được hưởng BHXH một lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1 Điều 9 Nghị định 143 (như NLĐ Việt Nam) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- NLĐ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định
- NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.
6. Tăng kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng từ 01/01/2019
Ngày 26/9/2018, UBTVQH ban hành Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế bảo vệ môi trường, thay thế Nghị quyết 1269/2011/UBTVQH12, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019.
Theo đó, tăng kịch khung mức thuế bảo vệ môi trường của các loại hàng hóa sau đây kể từ ngày
143 nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam
01/01/2019 (Khung thuế được quy định tại Luật thuế bảo vệ môi trường):
- Xăng, trừ etanol: 4.000 đồng/lít;
- Nhiên liệu bay: 3.000 đồng/lít;
- Dầu diesel: 2.000 đồng/lít;
- Dầu mazut: 2.000 đồng/lít;
- Dầu nhờn: 2.000 đồng/lít;
- Mỡ nhờn: 2.000 đồng/kg;
- Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC), bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC:
5.000 đồng/kg;
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế: 50.000 đồng/kg.
PHẦN 3.
DANH MỤC VĂN BẢN CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 10/2018
STT | TÊN VĂN BẢN | Ngày có hiệu lực |
NGHỊ ĐỊNH | ||
1 | Nghị định 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo | 1/10/2018 |
2 | Nghị định 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 về đăng ký doanh nghiệp | 10/10/2018 |
3 | Nghị định 109/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ | 15/10/2018 |
4 | Nghị định 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội | 15/10/2018 |
5 | Nghị định 111/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ quy định về ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của các bộ, ngành, địa phương | 15/10/2018 |
6 | Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/08/2018 của Chính phủ sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế | 15/10/2018 |
7 | Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm | 20/10/2018 |
8 | Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn | 25/10/2018 |
9 | Nghị định 118/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về công tác kết hợp quân dân y | 30/10/2018 |
QUYẾT ĐỊNH – THÔNG TƯ | ||
10 | Quyết định 3346/QĐ-BNN-TCCB ngày 23/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh phân công nhiệm vụ kiểm tra | 1/10/2018 |
chuyên ngành đối với một số sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu trước thông quan | ||
11 | Quyết định 35/2018/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về giá tối đa dịch vụ trông giữ xe đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh | 1/10/2018 |
12 | Quyết định 36/2018/QĐ-TTg ngày 24/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục ký kết, thực hiện thỏa thuận nhân danh Chính phủ và kiến nghị Chủ tịch nước quyết định ký kết thỏa thuận nhân danh Nhà nước không phải là điều ước quốc tế | 10/10/2018 |
13 | Quyết định 37/2018/QĐ-TTg ngày 31/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư; thủ tục xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư | 15/10/2018 |
14 | Quyết định 38/2018/QĐ-TTg ngày 05/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 35/2015/QĐ-TTg ngày 20/8/2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung | 22/10/2018 |
15 | Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14/8/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường | 01/10/2018 |
16 | Thông tư 76/2018/TT-BTC ngày 17/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp | 03/10/2018 |
17 | Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học | 10/10/2018 |
18 | Thông tư 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 sửa đổi Thông tư 52/2017/TT- BYT về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành | 15/10/2018 |
19 | Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non | 10/10/2018 |
20 | Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông | 10/10/2018 |
21 | Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học | 10/10/2018 |
22 | Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 quy định về thực hiện giá bán điện | 26/10/2018 |
23 | Thông tư 26/2018/TT-BCT ngày 14/9/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc | 29/10/2018 |
Nội dung của Bản tin này không phải là tư vấn pháp lý và cũng không thể hiện ý kiến của chúng tôi hoặc của bất cứ luật sư hay chuyên gia tư vấn nào của chúng tôi. Bản tin này cung cấp các thông tin chung và những thông tin này có thể không chính xác, đầy đủ hoặc cập nhật tại thời điểm được đọc. Nội dung này cũng không nhằm sử dụng như phần hỗ trợ thêm cho các ý kiến tư vấn và quan điểm pháp lý của chúng tôi. Vui lòng tìm kiếm các ý kiến tư vấn pháp lý hoặc tư vấn chuyên nghiệp khác phù hợp với những vấn đề mà bạn gặp phải. Chúng tôi tuyên bố rõ ràng là sẽ không chịu trách nhiệm về những hành động hoặc không hành động dựa trên bất kỳ hoặc toàn bộ nội dung của Bản tin này.
Hi vọng chúng tôi sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích liên quan đến các quy định pháp luật mới ban hành thông qua bản tin lần này và hoan nghênh mọi phản hồi hoặc thắc mắc của Quý khách hàng. Mọi nhận xét của Quý khách xin vui lòng gửi về địa chỉ xxxx@xxxxxxxxx.xxx.
Trong trường hợp Quý khách hàng muốn tìm hiểu các bản tin khác của chúng tôi, xin vui lòng truy cập mục Bản tin pháp luật trên trang thông tin điện tử của chúng tôi: xxx.xxxxxxxxx.xxx.