VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIfiN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ GỢI MỞ HƯỚNG HOÀN THIfiN PHÁP LUẬT VIfiT NAM
VẤN ĐỀ HỦY HỢP ĐỒNG TRƯỚC THỜI HẠN THỰC HIfiN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ GỢI MỞ HƯỚNG HOÀN THIfiN PHÁP LUẬT VIfiT NAM
XXXXXX XXXX X XXXX XXXXX * - XX XX X XXX**
Bài viết phân tích vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG). Dưới góc nhìn so sánh với pháp luật Việt Nam, bài viết đưa ra một số bất cập khi pháp luật Việt Nam chưa quy định thực sự rõ ràng về vấn đề này và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật.
Từ khóa: Hủy hợp đồng trước thời hạn, hủy hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng. Ngày nhận bài: 30/3/2021; Biên tập xong: 05/4/2021; Duyệt đăng: 10/4/2021
The article analyzes the issue of avoidance of contract prior to the performance date under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (Vienna, 1980
- CISG). In comparison with Vietnamese law, some shortcomings in this issue and solutions to improve the law have been pointed out.
Keywords: Avoidance of contract prior to the performance date, avoidance of contract, time of the performance of contract.
T
rên thực tế, khi nhắc đến việc hủy hợp đồng trước thời hạn, người ta thường sẽ nghĩ đến trường hợp bên hủy đã vi phạm điều
kiện hủy hợp đồng. Điều đó có nghĩa việc tuyên bố hủy hợp đồng là không hợp lệ. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước này cho phép một bên có quyền hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện hợp đồng với những điều kiện nhất định. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà nghiên cứu pháp luật Việt Nam là: Liệu pháp luật có nên cho phép một bên có quyền hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng hay không?
nghĩa vụ sẽ không thể được thực hiện, hoặc có căn cứ để nghi ngờ rằng nghĩa vụ sẽ không thể được thực hiện thì có thể áp dụng ngay các quyền hoặc một số quyền mà thông thường chỉ được dành cho các trường hợp nghĩa vụ đã không được thực hiện trên thực tế.
Theo khoản 1 Điều 72 CISG, các chủ thể có quyền hủy hợp đồng mà trong thực tế chưa xảy ra vi phạm nhưng phải trên cơ sở hiển nhiên rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng.1 Theo đó, quy định của CISG không đòi hỏi một sự chắc chắn tuyệt đối là một hành vi vi phạm sẽ xảy ra2. Lúc này, bên hủy hợp đồng phải chứng minh được căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” rằng bên
1. Hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện
hợp đồng theo CISG 1980
Hủy hợp đồng là quyền của bên bị vi phạm thực hiện khi bên kia gây ra vi phạm cơ bản hoặc vi phạm điều kiện hủy do các bên đã thỏa thuận khi đến hạn thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, CISG cho phép bên bị vi phạm có quyền hủy hợp đồng trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Điều này có nghĩa là CISG cho phép một bên hủy hợp đồng ngay cả khi bên kia chưa gây ra vi phạm hợp đồng.
Trước hết, có thể hiểu vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ hay vi phạm hợp đồng trước thời hạn là: Trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu bên có quyền biết được rằng
* Thạc sĩ,Giảng viên khoa Pháp luật quốc tế, Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội
**Cử nhân Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
1 Xxxxxxxx Xxxxxxx xx Xxxxxxxx (2005), “Anticipatory Breach under the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods”, Nordic Journal of Commercial Law, No. 2. Nguồn truy cập: http:// xxx.xxxx.xxx.xxxx.xxx/xxxx/xxxxxx/xxxxxxx.xxxx, trích dẫn ngày 29/1/2019
2 Eiselen (2004), “Remarks on the Manner in which the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts May be Used to Interpret or Supplement Articles 71 and 72 of the CISG”. Nguồn truy cập: xxxxx://xxx. xxxx.xxx.xxxx.xxx/xxxx/xxxxxx/xxxx0.xxxx, trích dẫn ngày 29/1/2019
kia sẽ gây ra một vi phạm cơ bản hợp đồng. Tuy nhiên, căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” không được CISG quy định cụ thể. Theo quan điểm của nhóm tác giả, căn cứ được xác định có thể dựa trên các cơ sở như sau:
Thứ nhất, khi một bên tuyên bố rõ ràng rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình.3 Tuyên bố của một bên cho thấy ý chí của họ đối với việc thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng rằng họ không thực hiện hợp đồng nữa. Khi đó, bên có ý định tuyên bố hủy hợp đồng không cần gửi thông báo cho bên kia để xác định việc nghi ngờ của mình mà được đưa ra tuyên bố hủy hợp đồng ngay.
Thứ hai, khi một bên không có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Khả năng đó được xem xét qua các trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, trường hợp người bán không thể giao hàng phù hợp đúng thời hạn thông qua việc người bán giao hàng mẫu không đáp ứng được yêu cầu của người mua, dẫn đến việc người bán sẽ giao hàng chậm đối với hàng hóa theo mùa vụ hoặc trường hợp trong dây chuyền sản xuất hàng hóa của người bán xảy ra những thiếu sót, hỏng hóc khiến họ không thể cung cấp được đầy đủ hoặc đảm bảo có thể sửa chữa chúng để giao hàng đúng thời hạn. Trường hợp khác, khi người bán bán lại các máy móc được dùng để sản xuất hàng hóa hoặc người bán bán lại cho bên thứ ba hàng hóa mà họ đã ký hợp đồng để cung cấp cho người mua. Bên cạnh đó, việc người mua không đảm bảo được khả năng thanh toán cũng cho thấy khả năng không thực hiện được nghĩa vụ của người mua. Chẳng hạn, việc người mua không thể thanh toán cho hợp đồng đầu tiên là một dấu hiệu rõ ràng để nhận thấy hợp đồng thứ hai nếu tiếp tục được thực hiện cũng sẽ xảy ra việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Khi đó, người bán có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng cho hợp đồng thứ hai, mặc dù trên thực tế hợp đồng thứ hai chưa đến hạn thực hiện hợp đồng4. Hay trong trường hợp người mua không chứng minh được khả năng thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit - L/C) đúng thời hạn hoặc khi người mua bắt đầu các thủ tục phá sản. Ngoài ra, khi gặp vấn đề trong khâu chuyên chở
3 Xxxxxx Xxxxxxxx (1995), “Judicial Interpretation and Application of the CISG in Germany 1988-1994, Cornell Review of the Convention on Contracts for the International Sale of Goods”. Nguồn truy cập. http:// xxx.xxxx.xxx.xxxx.xxx/xxxx/xxxx/xxxxxxxx00.xxxx, trích dẫn ngày 29/1/2019
4 Nhóm CISGVN (2016), “101 câu hỏi đáp về Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)”, tr.165. Nguồn truy cập: http:// viac_101cauhoidapCISG_2016_15-12-2016-1046pdf. pdf, ngày trích dẫn 12/11/2018
cũng là một dấu hiệu cho thấy nghĩa vụ không thể thực hiện. Ví dụ, người bán không thuê con tàu đã được quy định để chuyên chở hàng hóa khiến người mua nghi ngờ về khả năng giao hàng đúng hạn hay việc hàng hóa sẽ được đảm bảo.
Như vậy, một bên có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng mặc dù chưa đến hạn thực hiện hợp đồng nếu có căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” rằng một bên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản hợp đồng mà vi phạm đó không thể khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, việc cho phép hủy hợp đồng trước thời hạn cũng là một điều kiện thuận lợi để khắc phục kịp thời nguy cơ gây ra một thiệt hại lớn hơn cho các bên trên thực tế. Đồng thời, bên bị vi phạm có điều kiện để xác lập một hợp đồng mới mà bên đối tác có thiện chí hơn, đảm bảo lợi ích hơn.
2. Hủy hợp đồng trước hạn theo pháp luật Việt Nam
Theo CISG, bên bị vi phạm có quyền hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện hợp đồng. Câu hỏi đặt ra là: Liệu pháp luật Việt Nam có cho phép các bên hủy hợp đồng trước hạn?
Xét thấy, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 đã có quy định bổ sung so với BLDS năm 2005 về hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện tại Điều 425, tuy nhiên, Điều luật này không nói rõ thời điểm hủy là khi nào. Theo PGS.TS. Xx Xxx Xxxx Xxx: “Việc bổ sung căn cứ hủy hợp đồng theo Điều 425 là thuyết phục và lưu ý rằng quy định này mở rộng để cho phép hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn”.5 Cùng quan điểm đó, theo PGS.TS. Xx Xxx Xxx: “Việc có thêm quy định này là thuyết phục để cho phép hủy bỏ hợp đồng và lưu ý rằng quy định này đủ rộng để cho phép hủy bỏ hợp đồng trước hạn.”6 Từ những quan điểm trên, nhóm tác giả cũng cho rằng Điều 425 BLDS năm 2015 có thể hiểu như vậy. Tuy nhiên, Điều 425 được áp dụng khi một bên “không thể thực hiện nghĩa vụ” đang hướng tới một sự vi phạm mà bên có nghĩa vụ đã cố gắng thực hiện hợp đồng nhưng vẫn không thể thực hiện. Mặt khác, Điều 72 CISG đề cập đến sự vi phạm có thể xuất phát từ ý chí chủ quan của bên kia khi họ không thiện chí thực hiện hợp đồng (khi họ tuyên bố rõ ràng hoặc được xác định là không thực hiện hợp đồng).
Bên cạnh đó, Luật thương mại năm 2005 cho phép hủy bỏ hợp đồng đối với các lần giao hàng trong tương lai (chưa đến thời hạn giao hàng) liệu có phải là một trường hợp hủy hợp đồng trước hạn tương tự như Điều 72 CISG? Xét về thời điểm
5 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Dân sự 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 266-267.
6 PGS.TS Xx Xxx Xxx (2016), Bình luận khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 382.
XXXXXX XXXXX XXXX XXXXX - XX XXX XXX
hủy hợp đồng, cả hai trường hợp đều hủy trước thời gian phải thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, về bản chất, hủy bỏ hợp đồng đối với các lần giao hàng trong tương lai chỉ được áp dụng đối với giao hàng từng phần, tức là các bên đã thực hiện một phần hợp đồng. Bên cạnh đó, điều kiện tiên quyết để áp dụng quyền hủy trong trường hợp này là buộc phải xảy ra vi phạm cơ bản trên thực tế đối với các đợt giao hàng trước. Trong khi đó, hủy hợp đồng trước hạn theo quy định của CISG thì hợp đồng chưa đến ngày phải thực hiện. Trong đó, một bên chỉ cần thấy hiển nhiên sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng, mặc dù bên kia chưa có bất kỳ vi phạm nào xảy ra trên thực tế mà chỉ đang là một khả năng xảy ra trong tương lai.
Lý giải vấn đề Luật thương mại năm 2005 chưa quy định cụ thể hủy hợp đồng trước hạn giống Điều 72 CISG, trước hết, cần xem xét quy định pháp luật về điều kiện hủy hợp đồng là vi phạm đã xảy ra trên thực tế. Thời điểm xác định vi phạm kể từ sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng thì hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ của một bên mới được coi là vi phạm hợp đồng. Bên cạnh đó, đánh giá vi phạm cơ bản phải xét đến mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích giao kết hợp đồng chỉ được xác định có đạt được hay không sau khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng. Do vậy, trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng thì các bên không có căn cứ để hủy hợp đồng. Theo đó, việc quy định hủy hợp đồng trước hạn, theo nhóm tác giả trên trên thực tế vẫn còn vướng phải một số lo ngại như sau:
Thứ nhất, việc hủy hợp đồng trước hạn đi ngược lại với thỏa thuận ban đầu của các bên. Khi xác lập hợp đồng, các bên đã ấn định cụ thể về thời hạn thực hiện hợp đồng. Vì vậy, trước thời hạn đó, bên kia không được hủy hợp đồng. Thậm chí, hủy hợp đồng trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng bị coi là vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, quy định hủy hợp đồng trước hạn không thống nhất với quy định về điều kiện hủy hợp đồng khi luật xác định phải có vi phạm xảy ra trên thực tế.
Thứ ba, vấn đề lạm dụng quyền hủy trước hạn để thay thế bằng một giao dịch được lợi hơn bởi căn cứ áp dụng hủy trước hạn chỉ là khả năng xảy ra vi phạm và không có một tiêu chí cụ thể để xác định căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” của khả năng đó. Vì vậy, điều này khi triển khai trên thực tế có thể vấp phải sự đánh giá chủ quan, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị hủy hợp đồng.
Tuy nhiên, nhóm tác giả cho rằng, pháp luật Việt Nam vẫn nên cho phép hủy hợp đồng trước hạn bởi thực tế cho thấy sẽ là bất hợp lý nếu không cho phép một bên huỷ bỏ hợp đồng trong khi biết chắc bên kia sẽ không thực hiện được hợp đồng.
Mặt khác, việc này sẽ có lợi về kinh tế. Ngược lại, việc không cho phép hủy hay chấm dứt hợp đồng trong trường hợp có căn cứ chắn chắn rằng sẽ xảy ra hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng vô hình chung một cách gián tiếp đã ngăn cản người bị vi phạm áp dụng một trong các biện pháp hợp lý để ngăn chặn tổn thất. Trong khi đó, Điều 305 Luật thương mại năm 2005 có quy định nghĩa vụ hạn chế tổn thất, cụ thể: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lí để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó thì, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Trong trường hợp một bên đã biết chắc chắn rằng bên kia không thể thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn, nếu pháp luật cho phép họ được hủy hợp đồng và ký kết hợp đồng với một đối tác khác là một biện pháp hiệu quả để họ ngăn chặn thiệt hại cho chính mình cũng như giảm mức bồi thường thiệt hại cho bên kia. Nếu là người mua, họ sẽ nhanh chóng tìm được người bán mới để có số lượng hàng cần mua đáp ứng cho nhu cầu của mình. Nếu là người bán thì họ cũng sẽ tìm được người mua khác để bán hàng, tránh tình trạng tồn kho và tiếp tục sản xuất. Thiết nghĩ, đó cũng là một biện pháp hợp lý và hiệu quả mà bên bị vi phạm có thể lựa chọn nhằm hạn chế tổn thất như quy định của pháp luật khi mà biết chắc rằng bên kia không thể thực hiện hợp đồng đã ký kết với mình khi đến thời hạn thực hiện. Quy định hủy hợp đồng trước hạn sẽ hợp lý và công bằng hơn đối với bên bị vi phạm, đồng thời cũng bảo vệ tốt hơn lợi ích của họ. Bên cạnh đó, những vướng mắc trên có thể được khắc phục bởi việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật trên cơ sở học hỏi của CISG và có những quy định bắt buộc về thủ tục trước khi hủy hợp đồng trong trường hợp này.
3. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề hủy hợp đồng trước hạn
Mặc dù Điều 425 BLDS năm 2015 đã cho phép một bên có quyền hủy hợp đồng trước hạn trong trường hợp bên kia không thể thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình, nhưng thực tế vẫn đặt ra câu hỏi khi một bên có thể thực hiện nghĩa vụ nhưng không thực hiện thì bên kia có được hủy hợp đồng trước hạn hay không? Câu hỏi đó đã cho thấy Điều 425 về bản chất có sự khác biệt với CISG và sự khác biệt đó đã không cho phép một bên được hủy hợp đồng khi thấy rõ ràng bên kia sẽ gây ra vi phạm cơ bản hợp đồng.
Theo đó, sẽ là bất hợp lý nếu không cho phép một bên huỷ bỏ hợp đồng trong khi biết chắc bên kia sẽ không thực hiện được hợp đồng. Trong trường hợp đó, nếu pháp luật cho phép họ được hủy hợp đồng và ký kết hợp đồng với một đối tác
khác là một biện pháp hiệu quả để họ ngăn chặn thiệt hại cho chính mình cũng như giảm mức bồi thường thiệt hại cho bên kia.
Trên cơ sở phân tích Điều 72 CISG, nhóm tác giả cho rằng pháp luật Việt Nam có thể quy định hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng cụ thể như sau: “Trước khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ được các bên thoả thuận trong hợp đồng, nếu bên có quyền thấy hiển nhiên rằng nghĩa vụ sẽ không thể được thực hiện, hoặc có căn cứ rõ ràng để cho rằng bên kia sẽ gây ra một vi phạm cơ bản đến hợp đồng thì có quyền hủy bỏ hợp đồng.”
Tuy nhiên, cần chú ý khi áp dụng quy định này vào Việt Nam bởi bên có quyền hủy bỏ sẽ lạm dụng quyền này để gây thiệt hại cho bên kia. Để hạn chế vấn đề này, TS. Xxxxx Xxx Xxx cho rằng: “Pháp luật cần có những quy định rõ ràng rằng, vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ không phải là căn cứ cho phép bên có quyền áp dụng chế tài hủy ngay hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa là điều kiện đủ để cho phép bên có quyền thực hiện quyền nói trên.”7 Theo đó, bên có quyền chỉ có thể hủy hợp đồng khi có đủ các yếu tố sau: Một là, căn cứ “hiển nhiên, rõ ràng” của vi phạm cơ bản phải có cơ sở xác định xác đáng. Hai là, cần phải thông báo cho bên kia biết được lý do hủy hợp đồng của mình. Trong trường hợp bên được thông báo đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện thì bên có quyền không thể hủy hợp đồng. Trong trường hợp này, nếu nghĩa vụ không được thực hiện thì bên vi phạm không được viện dẫn đến nghĩa vụ hạn chế tổn thất8.
Quan điểm của TS. Xxxxx Xxx Xxx là rất hợp lý và cần thiết cho việc xây dựng quy định hủy hợp đồng trước hạn. Nhóm tác giả cũng nhận thấy cần phải có một quy định cụ thể về việc phải thông báo cho bên kia biết được lý do hủy hợp đồng trước hạn như sau: “Bên nào có ý định tuyên bố hủy hợp đồng trước hạn thì phải gửi một thông báo cho bên kia biết lý do hủy hợp đồng, bên kia phải trả lời những thắc mắc và đưa ra những đảm bảo đầy đủ rằng họ sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu trong thời hạn hợp lý mà bên kia không trả lời hoặc trả lời rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên gửi thông báo có quyền hủy hợp đồng.”
Quy định trên được nhóm tác giả xây dựng dựa trên Điều 72 CISG nhưng khi vận dụng xây
7 Xxxxx Xxx Xxx (2006), “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4.
8 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức, Tp Hồ Chí Minh, tr.55.
dựng pháp luật Việt Nam, quy định này cần có một số điều chỉnh như sau:
Thứ nhất, CISG quy định chỉ trong trường hợp có đủ thời giờ thì việc gửi thông báo là bắt buộc. Tuy nhiên, việc gửi thông báo cần bắt buộc trong mọi trường hợp bởi đây là quy định mới đối với pháp luật Việt Nam. Vì vậy, để tránh lạm dụng quyền hủy trước hạn thì bên muốn hủy cần phải đưa ra lý do hủy và bên bị hủy cần phải biết lý do hủy hợp đồng để đưa ra lời đáp trả hợp lý. Bên cạnh đó, việc gửi một thông báo đối với đối tác trong cùng lãnh thổ Việt Nam không khó khăn như đối với các đối tác nước ngoài. Do đó, pháp luật Việt Nam nên quy định việc thông báo trong trường hợp này là bắt buộc.
Thứ hai, CISG không quy định hậu quả khi bên kia không trả lời. Nhóm tác giả cho rằng việc không trả lời một mặt cho thấy bên kia không có thiện chí trong thực hiện hợp đồng, mặt khác càng khẳng định việc nghi ngờ của bên muốn hủy hợp đồng là có cơ sở rõ ràng. Vì vậy, trong trường hợp này, bên muốn hủy hợp đồng có quyền tuyên bố hủy hợp đồng mà không cần phải chờ đợi bên kia trả lời.
Thứ ba, việc xác định thời gian hợp lý sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong đó cần cân nhắc đến bản chất hàng hóa, thời gian còn lại để thực hiện hợp đồng, yếu tố thị trường,… Bên cạnh đó, khoảng thời gian nên quy định theo hướng tùy nghi để các bên chủ động thỏa thuận một khoảng thời gian mà các bên có thể thống nhất và phù hợp với điều kiện thực hiện hợp đồng.
Với những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về vấn đề hủy hợp đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng, hy vọng pháp luật Việt Nam có sự hài hòa giữa pháp luật trong nước và quốc tế. Một mặt, tạo điều kiện cho thương nhân Việt Nam tiếp cận gần hơn với pháp luật thương mại quốc tế, mặt khác, giúp bảo vệ tối ưu quyền lợi của thương nhân khi tham gia giao dịch thương mại. Bên cạnh đó, các thương nhân cũng cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu pháp luật và soạn thảo hợp đồng, đặc biệt quan tâm đến vấn đề hủy hợp đồng nói chung và hủy đồng trước thời hạn thực hiện hợp đồng nói riêng. Theo đó, các bên tham gia hợp đồng cần chủ động trong việc thỏa thuận về điều kiện hủy hợp đồng trước hạn cũng như thời gian hợp lý gửi thông báo trên cơ sở bản chất hàng hóa, thời gian còn lại để thực hiện hợp đồng và các yếu tố khác của thị trường. Điều đó sẽ tạo thuận lợi cho việc bảo vệ lợi ích của các bên khi giải quyết tranh chấp hủy hợp đồng./.