BẢN GHI NHỚ GIỮA
BẢN GHI NHỚ GIỮA
CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC VƯƠNG QƯÔC CAMPƯCHIA, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHẰN DÂN LÀO
VÀ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VẺ
VẬN TẢI ĐƯỜNG B ộ
Chính phủ các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sau đây gọi ỉà các “Bên ký kết”:
Nhận thấy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và láng giềng thân thiết giữa các Chính phủ và nhân dân Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với ý chí mạnh mẽ nhằm hợp tác trong việc phát triển kinh tế xã hội và mang đến sự ồn định, thịnh vượng và hòa binh cho mỗi quốc gia;
Căn cử Bản Tuyên bố Phnôm-pênh về Hợp tác sâu rộng trong Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam ký ngày 16 tháng 1 năm 2010 tại Phnôm-pênh, Campuchia.
Căn cứ Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chính sách ưu tiên đặc biệt cho Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam ký ngày 26 tháng 1 năm 2008 tại Viên-chăn, Lào và Bản sửa đổi Bản ghi nhớ nhằm thiết lập Các chính sách ưu tiên đặc biệt cho Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
Căn cử Hiệp định giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Liên bang Myanmar, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua biên giới giữa các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Hiệp định GMS-CBTA) được ký ban đầu bởi Chính phủ các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 26 tháng 1 năm 1999 tại Viên-chăn;
Căn cử Nghị định thư số 4 “Tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện” và số 5 “Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới với người thứ ba của Hiệp định Khung ASEAN về Tạo thuận lợi Hàng hóa Quá cảnh” năm 1998;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Vận tải đường bộ, ngày 01 tháng 6 năm 1998;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về Vận tải đường bộ năm 1999;
Căn cứ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phưong tiện cơ giới đường bộ qua lại biên giới;
Mong muốn tạo thuận lợi vận chuyển hàng hóa và người giữa các Bên Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Mục đích
Bản ghi nhớ giữa Chính phủ các nước Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi tắt là Bản ghi nhớ, nhằm tạo thuận lợi cho tất cả các phương tiện cơ giới phi thương mại và thương mại của các Bên ký kết đối với vận chuyển hàng hóa và người qua biên giới của các Bên.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
1) Bản ghi nhớ được áp dụng đối với vận tải hàng hóa và người bằng đường bộ qua lại biên giới và các nhà khai thác vận tải được cấp phép đối với hoạt động vận tải qua biên gióri giữa các Bên ký kết.
2) Trừ khi được quy định khác đi trong Bản ghi nhớ này, các điều khoản được quy định trong Hiệp định GMS-CBTA và các Nghị định thư và Phụ lục của Hiệp định GMS-CBTA, Phụ lục 4 và 5 của Hiệp định Khung ASEAN về Tạo thuận lợi Hàng hóa Quá cảnh được áp dụng cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới bằng đường bộ đối với các nhà khai thác vận tải qua biên giới giữa các Bên ký kết.
3) Vận tải qua biên giới bao gồm vận tải quá cảnh và vận tải liên quốc gia. Điều 3. Vận tải nội địa
1) Vận tải nội địa không được thực hiện trừ khi có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết tương ứng.
2) Quy định về vận tải nội địa được nêu trong khoản 1 Điều này không cản trở các phương tiện vận tải qua biên giới của một Bên ký kết:
a) Lấy hàng hoặc đón khách liên tục tại một số điểm xuất phát/bến xe trong lãnh thổ của một Bên ký kết với mục đích vận chuyển đến lãnh thổ của Bên ký kết khác;
b) Dỡ hàng hoặc trả khách liên tục tại một số điểm đến/bến xe trong lãnh thổ của một Bên ký kết sau khi đã lấy hàng và đón khách tại lãnh thổ cùa Bên ký kết khác.
bằng:
Điều 4. Sử dụng ngôn ngữ
Tất cả các giấy tờ liên quan vận tải qua biên giới được quy định tại Phụ lục 1
(i) Ngôn ngữ bản địa và tiếng Anh;
(ii) Ngôn ngữ bản địa kèm bản dịch tiếng Anh có chứng thực.
Điều 5. Quyền vận tải, Các tuyến quá cânh/cửa khẩu quy định
1) Các Bên ký kết, trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, cho phép quyền vận tải quá cảnh hàng hóa và người vào/từ lãnh thồ của Bên ký kết thông qua các tuyến đường quá cảnh và cặp cửa khẩu được quy định trong Phụ lục II của Bản ghi nhớ này.
2) Các Bên kỹ kết, trên nguyên tắc không phân biệt đối xử, cho phép quyền vận tải liên quốc gia hàng hóa và người trong lãnh thổ của Bên ký kết thông qua các cặp cửa khẩu quốc tế được quy định trong Phụ lục II của Bản ghi nhớ này.
3) Phụ lục ncủa Bản ghi nhớ này sẽ được cập nhật thường xuyên trên cơ sở sự thống nhất của các Bên ký kết.
4) Trừ khi được quy định khác đi tại Điều 6 của Bản ghi nhớ này, các phương tiện được sử dụng để vận chuyển người và hàng hóa qua biên giới được quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này không theo tuyến cố định với những điều kiện sau:
a) Phương tiện: không phải thuộc phái đoàn ngoại giao, sở hữu bởi các tổ chức quốc tế, chính phủ/công vụ;
b) Hành khách: được nêu trong danh sách với các thông tin về tên, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu/bất cứ giấy tờ du lịch khác;
c) Điểm xuất pháhđiểm đến: phương tiện vận chuyển hành khách đã có tên trong danh sách vận chuyển từ điểm xuất phát của Bên ký kết đến các điểm đến của Bên ký kết khác. Đối với việc tiếp tục đến Bên ký kết khác hoặc quay lại, việc vận chuyển đảm bảo vẫn là những hành khách theo danh sách nêu trên.
5) Mỗi Bên ký kết sẽ phù họp với luật và quy định của bên ký kết đó trong bất kỳ điều kiện thực tế hay hình thức nào sẽ tạo thuận lợi cho các nhà khai thác vận tải của Bên ký kết khác, tham gia vào hoạt động vận tải qua biên giới, để thành lập văn phòng chi nhánh trên lãnh thổ của Bên ký kết đó, nhằm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm những vấn đề liên quan tới:
a) Nhập và xuất khỏi lãnh thổ, và vận hành;
b) Tiếp cận điểm đến để lấy và/hoặc dỡ hàng và để đón và/hoặc đón/trả khách/người/khách du lịch;
c) Xxx trú của lái xe và phụ xe trên lãnh thổ của mình;
d) Sử dụng khu vực đỗ xe/trạm xe khách, và các dịch vụ liên quan khác;
e) Thu phí/cước vận chuyển;
f) Mua các bảo hiểm hoặc giấy tờ bảo hiểm theo yêu cầu;
g) Hoạt động marketing/quảng cáo hoặc các hoạt động khác với mục đích thu hút khách hàng hoặc nâng cao cơ hội kinh doanh;
h) Ký kết và thực hiện bất cứ họp đồng vận chuyển nào bằng đường bộ.
Điều 6. Vận chuyển hàng khách tuyến cố định
1) Vận chuyển hành khách tuyến cố định được thực hiện nếu có hợp đồng/thỏa thuận đối tác ba bên.
2) Thỏa thuận/hợp đồng đối tác bao gồm các nội dung sau:
a) Tuyến cố định;
b) Bến xe/ trạm dừng nghỉ bến xe;
c) Lịch trình cố định;
d) Số phương tiện/ghế;
e) Phí cước vận chuyển.
3) Hợp đồng/thỏa thuận đối tác được thông qua bởi cử quan có thẩm quyền của các Bên ký kết.
Điều 7. Hạn ngạch
1) Hạn ngạch phương tiện thương mại của mỗi Bên ký kết đối với vận tải qua biên giới, không bao gồm phương tiện vận tải hành khách tuyến cố định, là một trăm năm mươi (150).
2) Việc tăng hạn ngạch phương tiện thương mại vận tải qua biên giới giữa các Bên ký kết được thỏa thuận dựa trên nhu cầu kinh tế và lợi ích chung.
3) Việc tăng hạn ngạch đã được thống nhất đối với phương tiện thương mại được quy định tại Khoản 2 của Điều này được thể hiện tại Phụ lục ký bởi tất cả các Bên ký kết.
Điều 8. Tạo thuận lợi thủ tục tại cửa khẩu
Các Bên ký kết sẽ phối hợp giờ làm việc, sắp xếp, đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục và giấy tờ, cung cấp cơ sở, thiết bị và nhân lực để có được sự quản lý hiện đại tại cặp cửa khẩu quốc tế, nhằm tạo thuận lợi vận chuyển hàng hóa và người qua lại giữa các Bên ký kết.
Điều 9. Yêu cầu về Giấy tờ vận tải qua biên giói
1) Các phương tiện vận tải qua biên giới phải mang theo các giấy tờ theo quy định tại phần I Phụ lục I của Bản ghi nhớ này.
2) Lái xe và người/hành khách qua biên giới phải có các giấy tờ theo quy định tại phần II Phụ lục I của Bản ghi nhớ này.
3) Giấy phép vận tải qua biên giới CLV (Campuchia- Lào- Việt Nam) theo MOU này có giá trị cho một (1) phương tiện. Mau Giấy phép vận tải qua biên giới CLV đính kèm tại Phụ lục III của Bản ghi nhớ này.
4) Phương tiện vận tải qua biên giới phải có phù hiệu quốc gia riêng biệt và ký hiệu CLV-CBT ở kính trước của phương tiện, được cung cấp bởi cơ quan có thâm quyền cấp Giấy phép vận tải qua biên giới CLV cho phương tiện đó.
5) Trong trường hợp các Bên Ký kết chưa thực hiện các chức năng của các Tổ chức bảo đảm/phát hành bảo đảm, thì Giấy nhập phương tiện cơ giới và Giấy tờ hải quản thông quan nội địa không phải là bắt buộc.
6) Mỗi Bên ký kết không yêu cầu thêm bất cứ giấy tờ khác đã được quy định tại Điều này và được liệt kê trong Phụ lục của Bản ghi nhớ đối với hoạt động vận tải qua biên giới giữa lãnh thổ của các Bên ký kết.
7) Mỗi Bên ký kết sẽ công nhận tất cả các giấy tờ đã được quy định tại Phụ lục I của Bản ghi nhớ này.
Điều 10. Tổ chức thể chế
ủ y ban Tạo thuận lợi Vận tải Quốc gia (NTFC)/ ủ y ban Điều phối Vận tải Quá cảnh Quốc gia (NTTCC) đảm bảo thực hiện hiệu quả Bản ghi nhớ này và có các tránh nhiệm như sau:
1) Phối họp các cơ quan có thầm quyền liên quan để thực hiện Bản ghi nhớ
này.
2) Thực hiện các hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện Bản ghi nhớ thuận
lợi và đúng trình tự.
3) Hỗ trợ và tư vấn các Cơ quan có thẩm quyền tương ứng tại biên giới trong việc thực hiện công việc của họ theo Bản ghi nhớ này.
4) Giám sát và theo dõi việc thực hiện Bản ghi nhớ.
5) Đảm bảo trao đổi thông tin về việc thực hiện Bản ghi nhớ giữa các Bên ký
kết.
6) Tổ chức cuộc họp ba bên hàng năm ưên cơ sở luân phiên, và bất cứ cuộc họp
không chính thức nào khác khi thấy cần thiết, với sự tham gia của cán bộ NTFC/NTTCC.
Điều 11. Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ tranh chấp nào giữa hai hoặc nhiều Bên ký kết về giải thích hay áp dụng Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết trực tiếp thông qua hiệp thương trong Ưỷ ban Hỗn hợp Campuchia - Lào - Việt Nam NTFC/NTTCC.
Điều 12. Hiệu lực
Bản ghi nhớ có hiệu lực sau chín mươi (90) ngày kề từ ngày ký.
Điều 13. Sửa đổi
Bản ghi nhớ này được bổ sung hoặc sửa đổi khi có đề nghị bằng văn bản của một Bên ký kết bất kỳ. Trong vòng ba mươi (30) ngày từ ngày nhận được đề nghị, các cơ quan có thẩm quyền của các Bên kỷ kết tổ chức họp để bổ sung hoặc sửa đôi các nội dung này.
Điều 14. Mối Hên hệ vói các hiệp định khác
Phụ thuộc vào các quy định tại khoản 2 Điều 2, Bản ghi nhớ này không ảnh hưởng đên quyền và nghĩa vụ của các Bên ký kết theo các hiệp định hoặc Công ước quốc tế mà các Bên ký kết đã tham gia.
Điều 15. Thời hạn và Chấm đút của Bản ghi nhở
1) Bản ghi nhớ này vẫn có hiệu lực trừ khi có yêu cầu chấm dứt Bản ghi nhớ của một Bên ký kết bất kỳ.
2) Việc chấm dứt có hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày thông báo.
Đẻ làm bằng, những người ký dưới đây, được Chính phủ các nước ủy quyền hơp pháp, đã ký Bản ghi nhớ.
Được làm tại ....... ngày...........tháng .... năm 2013 thành ba (03) bản chính bằng tiếng Anh.
Thav mãt Chính phủ Vương quốc Campuchia Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính
Ngài Tram Iv Tek
Thay măt Chính nhủ Công hòa Dân chủ Nhân dần Lào Bộ trưởng Bộ Công chính và Vận tải
Ngài Sommad Pholsena
Thay măt Chính phủ nước Công hòa xã hôi chủ nghĩa Viẽt Nam Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Ngài Đinh La Thăng