HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU
Trung tâm WTO và Hội nhập
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU
Tóm tắt Chương 8 – Tự do hóa Đầu tư, Dịch vụ và Thương mại điện tử
Chương 8 EVFTA là một Chương lớn, bao gồm nhóm cam kết trong 03 lĩnh vực thương mại quan trọng là (i) Dịch vụ qua biên giới, (ii) Đầu tư và (iii) Hiện diện thể nhân. Ngoài ra Chương này cũng bao gồm một số cam kết về các quy định pháp lý liên quan tới việc cung cấp dịch vụ và mạng lưới viễn thông công cộng, tài chính (có thể coi là các cam kết về dịch vụ riêng đối với các lĩnh vực này).
I. Tóm lược Chương 8 – Đầu tư
Trong EVFTA, các cam kết về Đầu tư được tập trung trong phần II của Chương 8 , Phụ lục 8-A-2 (cam kết mở cửa đầu tư của EU cho Việt Nam) và Phụ lục 8-B-1 (cam kết mở cửa đầu tư – dịch vụ của Việt Nam cho EU).
Về mặt nội dung, chế định về đầu tư trong cam kết EVFTA bao gồm các cam kết thuộc 04 nhóm sau đây:
- Các cam kết về các nguyên tắc tự do hóa đầu tư
- Các cam kết về các nguyên tắc bảo hộ đầu tư
- Các cam kết về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài
- Biểu cam kết mở cửa đầu tư (riêng của mỗi Bên)
Do Việt Nam chủ yếu nhận đầu tư từ EU (chiều đầu tư từ Việt Nam sang EU hầu như không đáng kể), phần tóm tắt dưới đây chỉ tập trung vào phần cam kết mở cửa của Việt Nam cho nhà đầu tư EU.
1. Các cam kết về tự do hóa đầu tư
Việt Nam cam kết một số nguyên tắc nhằm bảo đảm quyền của nhà đầu tư EU trong việc tiếp cận thị trường Việt Nam (đến Việt Nam để đầu tư kinh doanh) một cách tự do theo các giới hạn nhất định, cụ thể:
- Nguyên tắc tiếp cận thị trường (MA):
Việt Nam cam kết mở cửa cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn mức mở cửa nêu trong Biểu cam kết. Theo Biểu cam kết thì Việt Nam mở cửa cho nhà đầu tư EU trong một số lĩnh vực là cao hơn WTO (Xem Bảng tóm tắt dưới đây).
Cũng theo nguyên tắc này, đối với các lĩnh vực nêu trong Biểu cam kết, trừ trường hợp Biểu cam kết có quy định khác, Việt Nam cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế nhất định (ví dụ hạn chế số lượng cơ sở kinh doanh, hạn chế tổng trị giá giao dịch, hạn chế tổng số lượng hoạt động…). Trên thực tế, Luật Đầu tư 2015 của Việt Nam đã có quy định cấm các loại biện pháp hạn chế này, áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực đầu tư, tất cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, do đó cam kết này cơ bản sẽ không làm thay đổi hiện trạng.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT):
+ về vấn đề thành lập cơ sở kinh doanh: Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử với chủ thể VN, nhưng cam kết này chỉ áp dụng đối với các lĩnh vực thuộc Biểu cam kết và trừ khi Biểu cam kết có quy định khác.
Tuy nhiên, cũng trong Biểu cam kết thì Việt Nam lại có bảo lưu quyền áp dụng thủ tục riêng trong thành lập cơ sở kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài miễn là thủ tục này không hạn chế đáng kể quyền của nhà đầu tư. Luật Đầu tư 2016 đang đi theo hướng này,với thủ tục đăng ký đầu tư riêng cho nhà đầu tư nước ngoài, khác với thủ tục áp dụng cho nhà đầu tư trong nước.
+ về vấn đề vận hành khoản đầu tư: Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử với chủ thể VN trừ trường hợp Biểu cam kết có quy định khác, hoặc biện pháp phân biệt đối xử đã có trước khi EVFTA có hiệu lực, hoặc khoản đầu tư trong một số lĩnh vực nhạy cảm được liệt kê (báo chí, phân phối văn hóa phẩm, an ninh – điều tra, giáo dục tiểu học – trung học...).
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
+ về vấn đề thành lập Cơ sở kinh doanh: Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho đối tác FTA đang đàm phán vào thời điểm 17/7/2015 (tức là TPP, FTA VN-EFTA, RCEP). Tuy nhiên, do TPP hiện đang bị dừng lại và 03 FTA khác chưa kết thúc đàm phán nên cam kết này gần như không có ý nghĩa (ít nhất là tại thời điểm này)
+ về vấn đề vận hành khoản đầu tư: Việt Nam cam kết dành cho nhà đầu tư EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho các chủ thể nước khác trừ các trường hợp thuộc các Thỏa thuận đã có hiệu lực trước EVFTA
Ngoại lệ: Mặc dù có cam kết về MFN như trên, Việt Nam bảo lưu quyền phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư EU và các nhà đầu tư nước ngoài khác trong các trường hợp: Thỏa thuận trong ASEAN, thỏa thuận tránh đánh thuế 2 lần, các biện pháp công nhận chứng chỉ chuyên môn dịch vụ, các lĩnh vực liệt kê (bưu điện, viễn thông, nông lâm ngư nghiệp, khai mỏ…)
- Các yêu cầu về hoạt động đầu tư (performance requirements - PR)
Liên quan tới các việc thành lập, vận hành khoản đầu tư trong các lĩnh vực thuộc Biểu Cam kết, Việt Nam cam kết
+ không áp dụng các biện pháp được liệt kê (tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa, giới hạn trị giá nhập khẩu theo trị giá xuất khẩu...)
+ không áp dụng các biện pháp được liệt kê (tỷ lệ nội địa hóa, buộc mua hàng sản xuất nội địa...) làm điều kiện để cho hưởng hoặc cho tiếp tục hưởng các ưu đãi liên quan. Tuy nhiên, Việt Nam được phép có ngoại lệ bao gồm: được áp dụng các yêu cầu về lãnh thổ, về R&D...mới cho hưởng ưu đãi; không áp dụng nguyên tắc PR với trường hợp các chương trình xúc tiến xuất khẩu
Trên thực tế, theo Luật Đầu tư 2016, Việt Nam đã cấm không sử dụng phần lớn các biện pháp này đối với bất kỳ nhà đầu tư nào.
2. Các nguyên tắc về bảo hộ đầu tư
Khi các nhà đầu tư EU đã vào Việt Nam, theo EVFTA, Việt Nam cam kết dành cho họ các cơ chế bảo hộ đầu tư nhất định, cụ thể:
- Cam kết về chuẩn đối xử tối thiểu (minimum standard of treatment – MST) Theo nguyên tắc này, Việt Nam cam kết đối xử công bằng (fair and equitable treatment – FET); bảo đảm an ninh, an toàn (full protection and security) cho nhà đầu tư EU
- Cam kết bồi thường tổn thất cho nhà đầu tư EU trong trường hợp thiệt hại do xung đột vũ trang
- Cam kết chỉ trưng mua, trưng dụng khoản đầu tư EU trong các trường hợp vì mục tiêu công cộng và phải có bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm trưng mua, trưng dụng
- Cam kết cho phép nhà đầu tư EU chuyển các khoản thu nhập ra nước ngoài không hạn chế và không chậm trễ theo tỷ giá chuyển đổi tự do
- Cam kết cho chính quyền EU thay thế nhà đầu tư EU theo các giao dịch hợp pháp được liệt kê giữa EU và nhà đầu tư EU
3. Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước Việt Nam và nhà đầu tư EU (cơ chế ISDS)
Chương 8 phần về Đầu tư của EVFTA có một phần nội dung riêng về cơ chế ISDS, trong đó bao gồm các cam kết của Việt Nam và EU dành cho các nhà đầu tư của đối tác đầu tư trên lãnh thổ của mình quyền kiện ra trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp giữa Nhà nước nơi nhận đầu tư.
Từ góc độ của doanh nghiệp, phần cam kết này chỉ mang lại lợi thế cho các nhà đầu tư của đối tác, còn nhà đầu tư nội địa nếu không có liên kết/liên doanh với nhà đầu tư EU thì không được phép sử dụng cơ chế này.
EVFTA thiết kế một cơ chế ISDS rất đặc thù, không giống như các cơ chế ISDS trong các FTA khác mà Việt Nam đã ký. Cụ thể, theo EVFTA thì:
- Chủ thể được quyền kiện ISDS là nhà đầu tư EU tại Việt Nam (tự mình hoặc nhân danh Cơ sở kinh doanh mà mình có phần vốn)
- Chủ thể bị kiện: Cơ quan Nhà nước liên quan tới hoạt động đầu tư của nhà đầu tư EU (tức là bao gồm cả các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương)
- Nội dung kiện: Nhà đầu tư chỉ có thể sử dụng cơ chế ISDS này khi Nhà nước nhận đầu tư có (i) vi phạm các cam kết tại Mục Bảo hộ Đầu tư của EVFTA; hoặc vi phạm các cam kết tại một số khoản liên quan tới nguyên tắc Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc; và (ii) vi phạm đó gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
- Chủ thể xử lý tranh chấp: Một Ủy ban riêng được thành lập theo EVFTA (đây là điểm khác biệt của EVFTA so với các FTA khác, theo các FTA khác thì một trọng tài quốc tế ICSID, UNCITRAL hoặc trọng tài ad hoc tùy điều kiện sẽ có thẩm quyền thành lập)
- Thủ tục tố tụng: EVFTA có quy định cụ thể về một số nguyên tắc bắt buộc trong thủ tục tố tụng ISDS; ngoài các nguyên tắc này thì các bên tranh chấp có thể thỏa thuận về việc sử dụng thủ tục tố tụng ICSID, UNCITRAL hay thủ tục tố tụng khác.
II. Tóm lược Chương 8 – Phần về Dịch vụ
Cam kết trong EVFTA về Dịch vụ bao gồm các nguyên tắc mở cửa thể hiện trong phần lời văn phần Dịch vụ của Chương 8 EVFTA và các cam kết mở cửa cụ thể nêu
trong Phụ lục 8-B-1 (cam kết mở cửa dịch vụ, đầu tư của Việt Nam) và Phụ lục 8-A-1 (cam kết mở cửa dịch vụ của EU).
Cam kết về dịch vụ trong EVFTA chỉ bao gồm các dịch vụ qua biên giới, được cung cấp theo một trong các hình thức sau:
- Dịch vụ cung cấp từ lãnh thổ của Bên này sang lãnh thổ Bên kia
- Dịch vụ cung cấp tại lãnh thổ của Bên này cho người sử dụng dịch vụ quốc tịch Bên kia
Trường hợp dịch vụ được cung cấp bởi các hình thức hiện diện thương mại của Bên này tại lãnh thổ Bên kia (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh…), cho người tiêu dùng Bên kia, thì được xếp chung vào cam kết về đầu tư (đầu tư trực tiếp nước ngoài) – xem thêm Tóm lược cam kết tại Mục Đầu tư của Chương này.
Do đặc thù Việt Nam hầu như chưa tiếp cận thị trường dịch vụ EU, phần tóm lược dưới đây chỉ tập trung vào các cam kết của Việt Nam với EU về mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam cho nhà cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư EU.
1. Về phạm vi các cam kết về dịch vụ
EVFTA về mở cửa thị trường dịch vụ được đàm phán theo nguyên tắc chọn – cho (positive list) tương tự cách đàm phán trong WTO, theo đó Việt Nam chỉ mở cửa theo mức như cam kết, trong các lĩnh vực đã có trong cam kết; đối với các lĩnh vực còn lại, Việt Nam có thể quy định tùy ý. Ngoài ra, EVFTA cũng loại trừ sẵn một số lĩnh vực dịch vụ mà hai Bên sẽ không phải tuân thủ các nguyên tắc trong EVFTA (ví dụ dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ vận tải hàng hải hành khách ven bờ, một số dịch vụ vận tải hàng không, ).
Với cách tiếp cận này, phần lớn các nguyên tắc về mở cửa thị trường dịch vụ nêu trong Chương 8 EVFTA là các cam kết của Việt Nam chỉ cho các nhà đầu tư EU và chỉ trong các lĩnh vực có cam kết (có nêu trong Biểu cam kết). Mặc dù vậy, trong một số trường hợp nhất định được nêu rõ trong EVFTA, Việt Nam cam kết cho tất cả các lĩnh vực dịch vụ (không phụ thuộc vào việc lĩnh vực đó có trong Biểu cam kết hay không.
2. Các cam kết về nguyên tắc mở cửa thị trường dịch vụ
Việt Nam cam kết áp dụng các nguyên tắc sau đối với các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam đã có cam kết mở cửa trong Biểu cam kết:
- Nguyên tắc tiếp cận thị trường (MA):
Theo nguyên tắc này, Việt Nam cam kết cho các nhà cung cấp dịch vụ EU quyền tiếp cận thị trường không thấp hơn các điều kiện, hạn chế, cách thức như nêu trong Biểu cam kết.
Việt Nam cũng cam kết không áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ, trị giá giao dịch, số lượng cung cấp dịch vụ trên trị giá giao dịch đối với nhà cung cấp dịch vụ EU.
- Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT):
Việt Nam cam kết đối xử với nhà cung cấp dịch vụ EU không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho nhà cung cấp dịch vụ nội địa tương tự trong các vấn đề liên quan tới việc cung cấp dịch vụ qua biên giới trừ trường hợp Biểu cam kết có quy định khác.
Chú ý: Cam kết này không có nghĩa là Việt Nam bắt buộc phải đối xử như nhau giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước với nhà cung cấp dịch vụ EU. Việt Nam vẫn có thể đối xử khác biệt, miễn là các biện pháp đối xử đó không làm thay đổi điều kiện cạnh tranh trên thị trường dịch vụ liên quan theo hướng làm lợi hơn cho nhà cung cấp dịch vụ trong nước hơn.
- Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
Việt Nam cam kết dành cho nhà cung cấp dịch vụ EU đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử dành cho nhà cung cấp dịch vụ theo các FTA mà Việt Nam đang đàm phán vào thời điểm 17/7/2015 (tức là theo TPP, FTA VN-EFTA, RCEP) ngoại trừ các lĩnh vực dịch vụ thông tin ngoài dịch vụ bưu điện và viễn thông, các lĩnh vực dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí.
Nguyên tắc MFN sẽ không áp dụng với trường hợp các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ ASEAN, các hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các biện pháp thừa nhận lẫn nhau theo GATS hoặc Phụ lục Dịch vụ tài chính của GATS
III. Tóm lược Chương 8 – Phần về Hiện diện thể nhân
Việt Nam có cam kết trong EVFTA về các biện pháp áp dụng cho việc nhập cảnh và lưu trú có thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam của các cá nhân quốc tịch EU trong các trường hợp cụ thể.
1. Cam kết liên quan tới hiện diện của “Thương nhân thăm viếng và Nhân sự di chuyển nội bộ”
Đối với các lĩnh vực mà Việt Nam đã có cam kết mở cửa về đầu tư trong Biểu cam kết (Phụ lục 8-B-1 Chương 8 EVFTA), Việt Nam cam kết cho các nhà đầu tư EU được sử
dụng các hình thức hiện diện thương nhân thăm viếng và nhân sự di chuyển nội bộ tại Việt Nam theo thời hạn và điều kiện sau:
- Thương nhân thăm viếng phải là các cán bộ quản lý của doanh nghiệp EU sang Việt Nam để thiết lập các khoản đầu tư ở Việt Nam, không tiến hành hoạt động kinh doanh nào khác ở Việt Nam)
- Nhân sự di chuyển nội bộ phải là cán bộ quản lý, chuyên gia hoặc nhân viên tập sự đã làm việc cho doanh nghiệp EU ít nhất 01 năm và được phân công sang làm việc tạm thời tại công ty con ở Việt Nam
- Thời hạn tối đa ở Việt Nam của thương nhân thăm viếng là 90 ngày, nhân viên tập sự là 01 năm và cán bộ quản lý, chuyên gia là 03 năm
2. Cam kết liên quan tới hiện diện của “nhân viên kinh doanh”
Đối với các lĩnh vực mà Việt Nam đã có cam kết mở cửa về đầu tư và dịch vụ qua biên giới nêu trong Biểu cam kết (Phụ lục 8-B-1 Chương 8 EVFTA), trừ các trường hợp hạn chế nêu trong Phụ lục 8-B-2, Việt Nam cam kết cho nhân viên kinh doanh là đại diện của doanh nghiệp EU sang Việt Nam để trao đổi, thỏa thuận hợp đồng dịch vụ (không tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ nào ở Việt Nam) được hiện diện tại Việt Nam tối đa là 90 ngày.
3. Cam kết liên quan tới hiện diện của người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng
Đối với 08 lĩnh vực liệt kê (kiến trúc, quy hoạch và kiến trúc đô thị, kỹ thuật (engineering), kỹ thuật đồng bộ, máy tính và dịch vụ liên quan, giáo dục bậc cao của tư nhân, đào tạo ngoại ngữ, môi trường), trừ trường hợp hạn chế nêu tại Phụ lục 8e, nhân viên của doanh nghiệp EU đã có hợp đồng dịch vụ với chủ thể tại Việt Nam và cần thiết phải tạm thời hiện diện tại Việt Nam để hoàn thiện hợp đồng đã ký với các điều kiện nhất định, trong đó các điều kiện đáng chú ý là:
- Hợp đồng cung cấp dịch vụ không phải là hợp đồng thường xuyên, có thời hạn tối đa là 12 tháng;
- Cá nhân trực tiếp cung cấp dịch vụ phải có ít nhất 02 năm làm việc với doanh nghiệp EU liên quan và có kinh nghiệm ít nhất 05 năm trong lĩnh vực dịch vụ liên quan;
- Phải có bằng đại học và chứng chỉ hành nghề
- Tổng thời gian hiện diện ở Việt Nam không quá 06 tháng hoặc không quá thời hạn còn lại của hợp đồng dịch vụ (tùy thời hạn nào ngắn hơn)
4. Cam kết liên quan tới hiện diện của Người cung cấp dịch vụ chuyên môn độc lập
EVFTA chưa có cam kết cụ thể về vấn đề này, ngoại trừ cam kết về việc sẽ đàm phán để mở rộng cơ chế hiện diện thể nhân trong EVFTA cho nhóm chủ thể này sau 05 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực.
IV. Tổng hợp mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong EVFTA (so sánh với WTO và TPP)
Trong Phụ lục 8-B – Chương 8, Biểu cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam được thực hiện với cả 02 phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới, đầu tư trực tiếp/gián tiếp vào các lĩnh vực dịch vụ của EU tại Việt Nam.
Dưới đây là một số tóm tắt về mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong EVFTA (thể hiện ở Phụ lục 8-B) trong so sánh với cam kết WTO và TPP về cùng vấn đề trích từ Báo cáo Rà soát pháp luật Việt Nam với cam kết WTO, TPP và EVFTA về mở cửa thị trường dịch vụ cho đầu tư nước ngoài do Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI thực hiện tháng 3/2017.
1. Danh mục các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam chưa có cam kết mở cửa
Ngành dịch vụ | Phân ngành dịch vụ chưa cam kết |
Các dịch vụ kinh doanh | - In (CPC 88442) - Trưng cầu ý kiến công chúng (CPC 864) - Điều tra và an ninh (một phần CPC 873) (ngoại trừ dịch vụ hệ thống an ninh) - Giám định phương tiện giao thông và chứng nhận phương tiện vận tải (CPC 8676) - Trọng tài và hòa giải (trừ dịch vụ trong tài và hòa giải cho tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp) (CPC 86602) - Dịch vụ cung ứng nhân sự (CPC 872) - Dịch vụ liên quan tới đánh bắt cá (882) ngoại trừ dịch vụ tư vấn chuyên biệt liên quan tới thủy, hải sản, nuôi trồng thủy hải sản - Các dịch vụ điều tra, đánh giá và khai thác rừng tự nhiên bao gồm khai thác gỗ và săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã quý hiếm, dịch vụ chụp ảnh |
hàng không, gieo hạt và phun thuốc hóa chất bằng máy bay, quản lý quỹ gien cây trồng, vật nuôi và vi sinh vật sử dụng trong nông nghiệp (ngoại trừ dịch vụ chăn nuôi và phát triển nguồn giống) (CPC 881) - Dịch vụ thăm dò khoáng sản, đánh giá và thăm dò dầu khí và các dịch vụ khảo sát địa chất thuộc mã CPC 8675 | |
Dịch vụ thông tin | - Truyền thông đại chúng - Phân phối băng đĩa hình |
Dịch vụ phân phối | - Chợ truyền thống - Sàn giao dịch hàng hóa |
Dịch vụ tài chính | - Không thuộc phạm vi rà soát này |
Dịch vụ y tế và xã hội | - Dịch vụ hạ tầng y tế cho dân cư không phải là dịch vụ bệnh viện |
Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao | - Mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, các hoạt động văn hóa khác (nhiếp ảnh, triển lãm nghệ thuật, biểu diễn thời trang, các cuộc thi người mẫu và hoa hậu, kinh doanh karaoke và vũ trường, tổ chức lễ hội) - Bảo vệ duy trì và tu bổ di sản văn hóa vật thể - Câu lạc bộ võ thuật khí công, thể thao mạo hiểm - Dịch vụ xổ số, đánh bạc, cá cược |
Dịch vụ vận tải | - Điều hành sân bay (trừ một số dịch vụ cụ thể đã được cam kết mở cửa) - Dịch vụ lau dọn máy bay, vận chuyển mặt đất, quản lý sân bay và dịch vụ không lưu - Xây dựng, vận hành và quản lý cảng sông, cảng biển và sân bay - Vận tải hành khách bằng đường sắt - Vận tải thủy nội địa: dịch vụ vận tải ven bờ, thuê tàu kèm đội thủy thủ - Vận tải vũ trụ |
- Vận tải đường ống
- Vận tải đường sắt (dịch vụ vận tải nội địa, dịch vụ kinh doanh hạ tầng)
- Dịch vụ vận tải đường bộ nội địa
- Dịch vụ kéo đẩy
Nhìn sơ bộ danh mục các lĩnh vực chưa cam kết, có thể thấy các lĩnh vực này thường thuộc các nhóm sau:
- Nhóm các lĩnh vực dịch vụ được đánh giá là nhạy cảm, có ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể tới các lợi ích công cộng quan trọng (ví dụ các ngành văn hóa, thông tin, tài chính, an ninh…)
- Nhóm các lĩnh vực dịch vụ mà các chủ thể nội địa có năng lực cạnh tranh yếu, cần bảo hộ (các lĩnh vực vận tải)
- Nhóm các lĩnh vực dịch vụ không rõ lý do bảo lưu không cam kết (có thể đơn thuần chỉ là kết quả của chiến lược đàm phán và quan tâm của đối tác), ví dụ chợ truyền thống, các dịch vụ hạ tầng y tế cho dân cư không phải bệnh viện, dịch vụ karaoke…
Chú ý là đối với các lĩnh vực Việt Nam chưa cam kết mở cửa, Việt Nam có thể áp dụng bất kỳ biện pháp, điều kiện đầu tư nào đối với nhà đầu tư nước ngoài (thường là các biện pháp cấm hoặc hạn chế về gia nhập, hoạt động trên thị trường). Điều này không có nghĩa là Việt Nam đóng cửa các lĩnh vực này đối với đầu tư nước ngoài mà chỉ có nghĩa là Việt Nam có không gian rộng rãi để thực hiện các chính sách phát triển ngành phù hợp với nhu cầu của mình. Vấn đề còn lại là với không gian này, làm thế nào để xác định đúng mục tiêu chính sách để có biện pháp mở cửa thích hợp, vừa bảo đảm mục tiêu chính sách vừa không cản trở bất hợp lý cạnh tranh trong các lĩnh vực này.
2. Danh mục các lĩnh vực Việt Nam đã cam kết mở cửa hoàn toàn
Ngành dịch vụ | Phân ngành đã cam kết mở hoàn toàn | WTO | EVFTA | TPP |
1.Các ngành dịch vụ kinh doanh | - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ kế toán, kiểm toán và ghi sổ - Dịch vụ kiến trúc - Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị | X | X | X |
- Dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan - Dịch vụ nghiên cứu và phát triển đối với khoa học tự nhiên - Dịch vụ cho thuê máy bay - Dịch vụ nghiên cứu thị trường (trừ thăm dò ý kiến công chúng) - Dịch vụ tư vấn quản lý, dịch vụ liên quan đến tư vấn quản lý - Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (ngoại trừ đăng kiểm phương tiện vận tải) | ||||
- Dịch vụ tư vấn kỹ thuật - Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ - Dịch vụ nghiên cứu và phát triển về khoa học xã hội và nhân văn - Dịch vụ cho thuê tàu - Dịch vụ quảng cáo - Dịch vụ liên quan tới sản xuất - Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị - Các dịch vụ hội chợ, triển lãm | X | |||
- Dịch vụ do bà đỡ, y tá, bác sỹ trị liệu và nhân viên y tế không chuyên (CPC 93191 - Dịch vụ lau dọn các tòa nhà | X | X | ||
2.Dịch vụ thông tin | - Các dịch vụ bưu chính - Các dịch vụ chuyển phát | X | X | |
3.Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật | - Thi công xây dựng | X | X | X |
4.Phân phối | - Nhượng quyền thương mại | X | X | X |
- Đại lý hoa hồng - Bán buôn, bán lẻ | X | x | ||
5.Giáo dục | - Giáo dục bậc cao, giáo dục cho người lớn, giáo dục khác | X | X | X |
6.Môi trường | - Dịch vụ xử lý nước thải, rác thải - Dịch vụ đánh giá tác động môi trường | X | X | X |
- Dịch vụ vệ sinh và các dịch vụ tương tự - Dịch vụ làm sạch khí thải, xử lý tiếng ồn - Dịch vụ bảo vệ thiên nhiên và phong cảnh | X | X | ||
8.Y tế | - Dịch vụ bệnh viện - Các dịch vụ nha khoa và khám bệnh | X | X | X |
9.Du lịch | - Khách sạn và nhà hàng | X | X | X |
- Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour du lịch | X | |||
11.Vận tải | - Dịch vụ thông quan - Dịch vụ kho bãi công-ten-nơ - Dịch vụ đặt, giữ chỗ bằng máy tính - Dịch vụ kho bãi - Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa | X | X | X |
- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa - Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa tàu thủy nội địa, máy bay - Dịch vụ bán và tiếp thị sản phẩm hàng không - Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ hàng hải - Dịch vụ nạo vét | X |
Các dịch vụ khác (kiểm tra vận đơn; dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; giám định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; giám định hàng hóa; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải. Các dịch vụ này được thực hiện thay mặt cho chủ hàng) | X | X |
Có thể thấy nhóm các dịch vụ Việt Nam đã cam kết mở cửa hoàn toàn tập trung vào các lĩnh vực (i) dịch vụ kinh doanh, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn tương đối sâu mà hoặc là Việt Nam rất cần từ bên ngoài, hoặc là các tổ chức cá nhân Việt Nam đã có năng lực cạnh tranh tương đối; (ii) các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam có nhu cầu kêu gọi đầu tư, xã hội hóa cao (môi trường, giáo dục…); (iii) các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam đã có sức cạnh tranh tương đối (xây dựng, một số phân ngành dịch vụ vận tải).
3. Nhóm các dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa ở mức độ một phần
Trong các ngành, phân ngành dịch vụ mà Việt Nam có cam kết mở cửa, cho đến nay, số cam kết mở một phần (mở hạn chế) chiếm phần lớn, với các mức độ hạn chế khác nhau (từ rất ít hạn chế tới rất nhiều hạn chế).
Các hạn chế hiện đang được nêu trong các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài tập trung ở các dạng thức chủ yếu sau:
- Hạn chế về hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động dưới một/một số các hình thức nhất định trong số các hình thức văn phòng đại diện, hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, cá nhân hành nghề);
- Hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Hạn chế về đối tác Việt Nam, đối tác nước ngoài trong liên doanh/hợp đồng hợp tác kinh doanh (phải là tổ chức Việt Nam được cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ liên quan, phải là pháp nhân nước ngoài, hoặc phải là pháp nhân nước ngoài đăng ký hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan…);
- Hạn chế về phạm vi hoạt động (chỉ được thực hiện một/một số hoạt động kinh doanh nhất định trong lĩnh vực liên quan; chỉ được thực hiện hoạt động với các điều kiện nhất định…);
- Hạn chế về nhân sự (yêu cầu về cư trú, kinh nghiệm, bằng cấp… đối với nhân sự cao cấp trong tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài).
Tùy vào số lượng các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài mà mức độ cam kết mở cửa của Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể là rộng hay hẹp. Có thể phân thành 02 nhóm nhỏ hơn, bao gồm: Nhóm có mức độ mở cửa rất hạn chế, và Nhóm có mức độ mở cửarộng.
Về nhóm có mức độ mở cửa rất hẹp (nhiều hạn chế), rà soát cho thấy phần lớn là các lĩnh vực được cho là nhạy cảm (thông tin, văn hóa, giáo dục phổ thông) hoặc Việt Nam có năng lực cạnh tranh yếu (vận tải).
Bảng Danh mục các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa rất hạn chế trong WTO, TPP và EVFTA
Ngành dịch vụ | Phân ngành cam kết mở cửa rất hạn chế | WTO | EVFTA | TPP |
1.Các ngành dịch vụ kinh doanh | - Dịch vụ thú y - Dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, săn bắn và lâm nghiệp - Dịch vụ liên quan tới khai thác mỏ | X | X | X |
- Dịch vụ chụp ảnh đặc biệt | Không cam kết | X | X | |
2.Dịch vụ thông tin | - Các dịch vụ viễn thông cơ bản - Các dịch vụ giá trị gia tăng - Dịch vụ nghe nhìn | X | X | X |
5.Giáo dục | - Giáo dục phổ thông cơ sở | Không cam kết | Không cam kết | X |
8.Y tế | - Dịch vụ xã hội và dịch vụ liên quan tới sức khỏe | Không cam | X | Không cam |
kết | kết | |||
10. Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao | - Dịch vụ giải trí (bao gồm nhà hát, nhạc sống, xiếc) - Kinh doanh trò chơi điện tử | X | X | X |
- Dịch vụ liên quan đến việc tổ chức sự kiện thể thao (bao gồm việc xúc tiến, tổ chức và quản lý trang thiết bị) | Không cam kết | Không cam kết | X | |
11.Vận tải | - Vận tải biển (hành khách, hàng hóa) - Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ - Vận tải đường thủy nội địa (hàng hóa, hành khách) - Vận tải hàng hóa bằng đường sắt (CPC 7112) - Vận tải đường bộ (hàng hóa, hành khách CPC 7121, 7122, 7123) - Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần của CPC 7411) | X | X | X |
- Điều hành mặt đất | Không cam kết | X | Không cam kết | |
- Vận tải hàng không | Không cam kết | Không cam kết | X |
Về nhóm đã cam kết mở cửa rộng (với rất ít điều kiện hạn chế đối với đầu tư nước ngoài), rà soát cho thấy hiện có 04 ngành dịch vụ lớn mà Việt Nam đã cam kết mức mở cửarộng (cho tất cả các phân ngành) và một số phân ngành dịch vụ trong ngành dịch vụ kinh doanh, bao gồm:
- Xây dựng và dịch vụ kỹ thuật liên quan
- Phân phối
- Du lịch
- Dịch vụ môi trường
- Một số phân ngành trong ngành dịch vụ kinh doanh (sửa chữa máy móc thiết bị, tư vấn kỹ thuật/thiết bị đồng bộ)
Có thể thấy các lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam cam kết mở cửa rất rộng chủ yếu bao gồm các ngành/phân ngành dịch vụ ít nhạy cảm, doanh nghiệp Việt Nam đã có năng lực cạnh tranh tốt, hoặc là ngành cần thu hút đầu tư nước ngoài.