HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Tóm tắt Chương 1 – Các điều khoản và định nghĩa chung
Trung tâm WTO và Hội nhập
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Tóm tắt Chương 1 – Các điều khoản và định nghĩa chung
Chương này quy định về các vấn đề chung, thống nhất một số thuật ngữ sử dụng chung trong toàn bộ Hiệp định CPTPP.
Cam kết đáng chú ý nhất trong Chương này là về vấn đề mối quan hệ giữa CPTPP với các cam kết khác đang có giữa các thành viên/nhóm thành viên CPTPP.
Cụ thể, CPTPP quy định trong các trường hợp giữa hai hoặc nhiều Thành viên CPTPP đã/sẽ có các Thỏa thuận/Hiệp định về cùng vấn đề thì CPTPP sẽ cùng tồn tại với các Thỏa thuận/Hiệp định đó, trừ trường hợp các Bên liên quan có thỏa thuận khác. Mỗi Bên tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ theo các cam kết đã có và cam kết theo CPTPP. Trường hợp có mâu thuẫn giữa các cam kết CPTPP với cam kết đã có thì các Bên liên quan sẽ tham vấn lẫn nhau để tìm giải pháp thực thi thích hợp.
Trường hợp của Việt Nam
Việt Nam hiện đã có FTA song phương với 02 đối tác CPTPP (là Nhật Bản và Chi lê) và có FTA đa phương với 05 đối tác CPTPP (là Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản). Thậm chí với các đối tác trong ASEAN (là Brunei, Singapore, Malaysia), Việt Nam có cùng lúc nhiều FTA đa phương với các đối tác này (AFTA của ASEAN, các FTA giữa ASEAN với các đối tác ngoài ASEAN). Trong tương lai Việt
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI (xxx.xxxxxxxxxxx.xx)
Nam có thể có thêm FTA đa phương với 06 đối tác CPTPP (là Brunei, Singapore, Malaysia, Úc, New Zealand, Nhật Bản) trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hiện đang đàm phán. Đó là chưa kể đến rất nhiều hiệp định song phương về đầu tư, các thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần…giữa Việt Nam và các đối tác này. Ngoài ra, tất cả các nước CPTPP, trong đó có Việt Nam, đều là thành viên WTO.
Theo cam kết trong CPTPP, WTO và tất cả các Hiệp định này sẽ cùng tồn tại với CPTPP. Tuy nhiên, riêng với Úc, Việt Nam và Úc có một Thư song phương trong CPTPP, thống nhất chấm dứt hiệu lực của Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Úc ký ngày 5/3/1991 sau khi CPTPP có hiệu lực với cả hai bên.