HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
Một số quy tắc để đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý.
Chào hàng và chấp nhận chào hàng (offer và acceptance)
Theo luật dân sự của Hà Lan (Dutch Civil Code, hợp đồng được ký kết thông qua chào hàng và chấp nhận chào hàng. Không như luật Anglo-Saxon, theo luật Hà Lan thì không thể rút lại chào hàng một khi chào hàng này đã được chấp nhận. Việc chấp nhận chào hàng không có mẫu nhất định và phải được gửi cho người chào hàng. Hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua lời nói đều có giá trị ràng buộc. Tuy nhiên trong thực tế, sẽ gặp khó khăn khi có tranh chấp hợp đồng thông qua lời nói.
Các giai đoạn trước hợp đồng (precontractual phases)
Việc ký kết hợp đồng thường thông qua một số giai đoạn đàm phán (negotiation). Khác với luật Anglo-Saxon, luật Hà Lan phân biệt 3 giai đoạn trước hợp đồng:
- trong giai đoạn đầu tiên: các bên có thể hủy bỏ đàm phán mà không phải chịu hậu quả pháp lý nào. Bên hủy bỏ không phải thanh toán chi phí do việc hủy bỏ đó (break up fee).
- trong giai đoạn thứ hai: việc hủy bỏ đàm phán sẽ dẫn đến trách nhiệm bên hủy bỏ phải đền bù chi phí (cost) cho bên kia.
- trong giai đoạn thứ ba: việc hủy bỏ đàm phán sẽ dẫn đến trách nhiệm đền bù chi phí (cost) thậm chí thiệt hại về doanh thu (lost revenue). Việc hủy bỏ đàm phán trong giai đoạn này được xem như là vi phạm nguyên tắc hợp tình hợp lý (principle of reasonableness) và công bằng (fairness).
Trong qúa trình đàm phán, các bên có thể thỏa thuận với nhau về ý nghĩa của thái độ cũng như phát ngôn của các bên, ví dụ có thể bảo lưu trong hợp đồng như là “phụ thuộc vào sự phê duyệt của Hội đồng quản trị”, hoặc có thể thỏa thuận chi phí hủy bỏ (break up fee).
Theo luật Hà Lan, ý định thư (letter of intent) hoặc biên bản ghi nhớ (Memorandum of Understanding) cũng được xem là có hợp đồng ràng buộc (binding contract).
Vi phạm hợp đồng (breach of contract)
Theo luật Hà Lan, bên bị vi phạm có thể khiếu nại tới tòa án yêu cầu bên vi phạm tiếp tục phải thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không cần phải tiếp tục thực hiện hơp đồng, người bị vi phạm có thể yêu cầu được bồi thường thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng.
Theo luật dân sự của Hà Lan, mỗi hành vi vi phạm thì phải đền bù thiệt hại gây ra do sự vi phạm đó, trừ khi không phải lỗi chủ quan. Điều kiện không phải chịu trách nhiệm/miễn trách là nếu như việc thực hiện nghĩa vụ (performance) không phải là không thể thực hiện được một cách đương nhiên (permanently impossible) và nếu như một bên đã gửi cho đối tác thông báo bằng văn bản cho phép một thời hạn hợp lý để thực thi hợp đồng nhưng thực tế lại không cho phép thực hiện hợp đồng trong thời gian hợp lý đã thông báo đó.
Theo luật Hà Lan, có 3 tình huống không cần phải có thông báo bằng văn bản (writtern warning):
- các bên đã thỏa thuận thời hạn phải thực hiện hợp đồng, và khi thời hạn đó đã qua mà người vi phạm không thực thi nghĩa vụ của hợp đồng.
- Nghĩa vụ phát sinh từ lý do miễn trách hoặc hành vi không hợp pháp hoặc liên quan đến khắc phục thiệt hại.
- nghĩa vụ không được thực hiện ngay lập tức.
Việc không thực hiện hợp đồng cho phép người vi bi phạm kết thúc một phần hoặc toàn bộ hợp đồng, trừ khi việc thực thi hợp đồng, do bản chất đặc biệt hoặc tầm quan trọng không lớn, không đảm bảo sự hợp lý cho việc kết thúc hợp đồng đó. Người bị vi phạm có thể chấm dứt hợp đồng bằng thông báo dạng văn bản tới người vi phạm hoặc anh ta có thể chấm dứt hợp đồng này trước tòa án. Nếu người bị vi phạm kết thúc hợp đồng do việc không thực hiện hợp đồng của người vi phạm thì người vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây ra.
Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
Hợp đồng với nhà phân phối
Nguyên tắc chung là đối với những hợp đồng có thời hạn 2 năm, thời gian thông báo kết thúc là 3 tháng; hợp đồng từ 2 – 4 năm , thời hạn thông báo 8-12 tháng; hợp đồng từ 10 năm trở lên, thời hạn thông báo là 1-2 năm. Nhà phân phối phải có đủ thời gian để thu hồi những vốn đầu tư đã bỏ ra.
Hợp đồng đại lý (agency agreement)
Thời hạn thông báo ít nhất là 1năm trong năm đầu tiên của hợp đồng và ít nhất 2 năm trong năm thứ hai đối với hợp đồng không quy định thời hạn. Trong năm thứ ba và các năm tiếp theo, thời hạn thông báo ít nhất là 3 tháng. Nếu chấm dứt hợp đồng đại lý, người chủ phải đền bù cho đại lý thương mại một khoản lệ phí khách hàng. Ngoài ra, đại lý thương mại có thể khiếu nại đòi bồi thường trước tòa án nếu chưa thỏa mãn.
Các bên, có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ hợp đồng đại lý vì hoàn cảnh thay đổi hoặc lý do khẩn cấp (ví dụ đại lý thương mại bị phá sản, sự vi phạm hợp đồng, lựa chọn đại lý thương mại thứ hai khác, hoặc người chủ từ chối sử dụng dịch vụ của đại lý thương mại.
Nếu như người chủ hoặc đại lý thương mại không tuân thủ các điều kiện của hợp đồng hoặc điều kiện theo luật định, thì bên hủy bỏ sẽ có trách nhiệm bồi thường, trừ phi lý do chấm dứt là lý do khẩn cấp và lý do này đã được thông báo ngay lập tức tới bên kia của hợp đồng.
Hợp đồng quốc tế (international contract)
Ngoài luật Hà Lan, luật của EU cũng điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong phạm vi thị trường chung Châu Âu. Ủy ban Luật Hợp đồng của EU đã thiết lập những nguyên tắc điều chỉnh Luật Hợp đồng EU. Luật này cũng giống như luật Hà lan về đền bù thiệt hại do việc không thực hiện hợp đồng gây nên, chỉ cho phép khiếu nại đền bù thiệt hại trong trường hợp việc không thực thi hợp đồng của người vi phạm là do lỗi của người vi phạm. Các hiệp ước khác ví dụ như Công ước Viên về Bán hàng (Vienna Sales Convention) và Các nguyên tắc Unidroit của Hợp đồng Thương mại Quốc tế (Unidroit Principles of International Commercial Contracts) là những nguồn quan trọng trong việc hình thành hợp đồng quốc tế.
Trường hợp hợp đồng không quy định việc lựa chọn nơi xét xử tranh chấp trong các hợp đồng quốc tế, luật tư pháp quốc tế được chọn để quyết định tòa án nào có thẩm quyền xét xử tranh chấp.
Luật về thủ tục dân sự (Code of Civil Procedure) cho phép tòa án Hà Lan thẩm quyền phán quyết về những vấn đề liên quan đến hợp đồng. Tòa có thẩm quyền xét xử là tòa án ở nơi thực thi hợp đồng. Phán quyết của tòa án Hà Lan dựa trên các quy định của EU về thẩm quyền phán quyết và công nhận, thực thi phán quyết của tòa án trong các vấn đề dân sự và thương mại. Theo các quy định này, trong trường hợp bán hàng hóa, nơi thực hiện hợp đồng là nơi trên lãnh thổ một nước thành viên EU mà tại nơi đó hàng hóa được giao hàng (delivered) hoặc đáng lẽ ra phải được giao hàng. Trong trường hợp cung cấp dịch vụ, thì là nơi thuộc một nước thành viên EU mà tại đó theo qui định của hợp đồng dịch vụ được cung cấp (provided) hoặc đáng lẽ ra phải được cung cấp.
Các điều khoản chung (General terms and conditions)
Nhiều công ty ở Hà Lan sử dụng các điều khoản chung. Luật Hà Lan rất chặt chẽ trong việc sử dụng những điều khoản chung.
Người sử dụng những điều khoản chung phải tạo điều kiện cho bên ký kết hợp đồng cơ hội hợp lý để xem xét những điều khoản chung đó, bằng cách cung cấp cho bên đối tác trước hoặc khi ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào cũng có thể cung cấp được những điều khoản chung trước khi ký kết hợp đồng. Có ba trường hợp được loại trừ phải cung cấp những điều khoản chung trước khi ký kết hợp đồng:
- Các những điều khoản chung quá rộng hoặc bản chất của giao dịch không cho phép đưa ra những những điều khoản chung như vậy.
- bên ký kết hợp đồng chuyên nghiệp không hiểu việc tham chiếu đến những điều khoản chung đó, ví dụ bởi vì bên ký kết này không hiểu ngôn ngữ viết những điều khoản chung đó.
- cả hai bên muốn sử dụng những điều khoản chung của riêng họ.
Trong thực tế, có trường hợp Các điều khoản chung có thể quá chung chung mà khó có thể đưa cho bên đối tác nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng, nhưng nếu bên đưa ra áp dụng có nêu rõ số đăng ký tại Phòng Thương mại của những điều khoản chung này hoặc có nêu rõ trong hợp đồng là sẽ gửi miễn phí văn bản Các điều khoản chung đó tới bên ký kết hợp đồng thì được coi như là hai bên đã thống nhất sử dụng và bên đối tác đã ghi nhận những nội dung đó.
LUẬT PHÁ SẢN (insolvency law) (lược trích)
Khi đối tác kinh doanh nợ công ty của bạn mà không trả nợ, có một số cách để giải quyết nợ tồn đọng. Theo Luật Dân sự Hà Lan, chủ nợ có một số quyền để đòi nợ từ tài sản của con nợ trong trường hợp con nợ từ chối trả nợ hoặc không thể trả nợ. Cá nhân (private person) và thể nhân (legal entity) đều có thể bị tuyên bố phá sản, quy trình thủ tục và thực tế giải quyết về cơ bản đều giống nhau trong cả hai trường hợp trên.
Quy trình (procedure)
Để có thể thực hiện việc phá sản, chính con nợ hoặc chủ nợ gửi đơn đề nghị phá sản tới tòa án sơ thẩm. Trong đơn, nêu rõ: có khoản nợ và đã đến kỳ phải trả nợ; và cũng có một số chủ nợ khác có đơn khiếu nại việc phải trả nợ. Để có thể tuyên bố việc phá sản, phải chứng minh được với Tòa án là con nợ đã đến giai đoạn ngừng việc thanh toán các khoản nợ. Một khi tòa án công bố con nợ phá sản, lệnh phá sản này sẽ được đăng tải trên công báo của Chính phủ và một số tờ báo khác.
Nếu Tòa án không nhận được thông tin gì từ bên bị, con nợ có quyền kháng cáo trong vòng 14 ngày kể từ ngày quyết định của Tòa án. Trong trường hợpTòa án không nhận được thông tin phản hồi nào từ bên bị hoặcTòa ban hành lệnh phá sản bất chấp sự phản đối của bên bị thì có thể kháng cáo lên tòa thượng thẩm và tòa tối cao. Trong thời gian kháng cáo này, lệnh phá sản tiếp tục có hiệu lực.
LUẬT HÀNG KHÔNG (lược trích)
Vận chuyển hàng không được điều chỉnh bởi 3 nguồn luật: các công ước quốc tế, quy định của EU, luật Hà Lan. Nhìn chung, các luật khác nhau nay đều tuân theo các nguyên tắc trách nhiệm theo như quy định tại Công ước Montreal. Tuy nhiên, EU và luật Hà Lan cũng có những quy định thêm một số quyền và trách nhiệm của người gửi hàng, người vận chuyển, người nhận hàng, hành khách.
Vận chuyển hàng hóa
Thời hạn khiếu nại
Khi có thiệt hại về hàng hóa, người nhận hàng (consignee) phải có văn bản khiếu nại gửi tới người vận chuyển càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện có thiệt hại, nhưng ít nhất trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận hàng. Trong trường hợp chậm trễ, khiếu nại phải được gửi tới người vận chuyển ít nhất trong vòng 21 ngày kể từ ngày hàng hóa nằm dưới sự quản lý của người nhận hàng. Nếu người nhận hàng không gửi khiếu nại trong thời hạn trên thì sẽ bị mất quyền khởi kiện người vận chuyển trừ trường hợp người vận chuyển có sự gian dối.
Khi người nhận hàng đã gửi đơn khiếu nại trong thời hạn nêu trên mà không có đạt được sự thỏa thuận nào với người vận chuyển thì người nhận hàng phải đưa vụ việc ra tòa trong vòng 2 nămkể từ ngày hàng tới địa điểm nhận hàng, đó là ngày mà máy bay đáng lẽ ra phải tới nơi giao hàng hoặc ngày mà việc vận chuyển hàng hóa đó sẽ phải dừng lại.
Giới hạn trách nhiệm
Trách nhiệm của người vận chuyển, trong trường hợp có sự hỏng hóc, mất hoặc thiệt hại hoặc chậm trễ hàng hóa, được giới hạn ở quy định bồi thường trị giá theo kg. Ngoại trừ trường hợp vào lúc chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển, đã có bản kê khai trị giá hàng hóa khi hàng tới cảng đến (destination) và người gửi hàng đã thanh toán thêm một khoản lệ phí bổ sung về hàng hóa sẽ được vận chuyển, trị giá bồi thường sẽ là khoản tiền không vượt quá trị giá hàng đã kê khai, trừ khi người gửi hàng chứng minh được rằng khoản bồi thường vượt quá lợi ích thực tế tại cảng đến của người gửi hàng.
Quy định bổ sung của luật Hà Lan
Luật Dân sự của Hà Lan quy định một số quy tắc bổ sung về việc vận chuyển hàng hóa bao gồm chấm dứt hợp đồng, ký kết hợp đồng trong điều kiện giả định và tính toán không chính xác về thiệt hại và trách nhiệm của người gửi hàng đối với những thiệt hại mà người vận chuyển phải gánh chịu. Người gửi hàng có thể chấm dứt hợp đồng cho đến khi giao hàng để vận chuyển tới người chuyên chở. Khi người gửi hàng không giao được hàng hoặc chỉ giao một phần hàng hóa để hãng hàng không chuyên chở, người chuyên chở có thể chấm dứt hợp đồng chuyên chở mà không cần thông báo nguyên nhân. Trong cả hai trường hợp, người gửi hàng phải chịu trách nhiệm về thiệt hại mà người chuyên chở phải gánh chịu.
Việc chấm dứt hợp đồng sẽ có hiệu lực bằng một thông báo dạng văn bản mà theo đó hóa đơn cũng là một bằng chứng có hiệu lực. Những quy định này cũng được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước Montreal, do vậy, điều quan trọng là phải xác định trong trường hợp cụ thể đó liệu luật Hà Lan có được áp dụng không.
6