HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI GIỮA
HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI GIỮA
CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là các Bên ký kết);
Với lòng mong muốn củng cố và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác về kinh tế - thương mại giữa hai nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào;
Ghi nhớ rằng các Bên đều là các thành viên của WTO và khẳng định rằng Hiệp định này không có bất kỳ tác động nào đến các quyền và nghĩa vụ của các Bên theo các hiệp định, thỏa thuận, và các văn kiện khác có liên quan hoặc được ký kết dưới sự bảo trợ của WTO;
Kế thừa các Hiệp định thương mại đã kí giữa hai nước, với mong muốn cùng nhau thiết lập một khuôn khổ hợp tác thương mại chiến lược hướng tới quan hệ kinh tế hội nhập sâu rộng hơn nữa giữa các Bên ký kết,
Đã thỏa thuận như sau:
Chƣơng 1.
Mục tiêu và Nguyên tắc Điều 1
Mục tiêu
Hiệp định thương mại này giúp tăng cường, củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, thúc đẩy tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và tạo sự kết nối phát triển ổn định, bền vững và lâu dài giữa hai nước.
Điều 2 Nguyên tắc
1. Hiệp định Thương mại này tạo hành lang pháp lí cho quan hệ thương mại hai nước phù hợp với các luật, quy định và chính sách tương ứng của mỗi
nước trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, phát huy hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.
2. Hiệp định Thương mại này hướng tới việc tạo thuận lợi tối đa trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ giữa hai bên và là Hiệp định khung đặt ra định hướng cho các hoạt động thương mại, dịch vụ có liên quan.
3. Với Hiệp định này, các Bên ký kết cam kết dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thương mại hàng hóa và dịch vụ.
Chƣơng 2
Tiếp cận thị trƣờng Điều 3
Thƣơng mại hàng hóa
1. Hai Bên ký kết sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tất cả các loại hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước đáp ứng các điều kiện quy định tại Form S phù hợp với Thỏa thuận vê quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan Việt Nam – Lào, ngoại trừ các mặt hàng được nêu các Phụ lục của Hiệp định. Các phụ lục này được tự động gia hạn trừ khi có thông báo của một Bên ký kết.
2. Danh mục hàng hóa thuộc các Phụ lục (1a, 2a, 1b, 2b và 3) của Hiệp định này sẽ được phân loại theo Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN AHTN 2012.
3. Các Bên ký kết sẽ không áp dụng các biện pháp phi thuế quan không phù hợp với quy định của WTO đối với hàng hóa nhập khẩu có nguồn gốc từ phía Bên kia.
4. Mỗi Bên dành quy chế đối xử quốc gia đối với hàng hoá của Bên kia phù hợp với Điều III của GATT 1994.
5. Các Bên ký kết sẽ không ban hành hoặc duy trì bất kỳ hình thức trợ cấp xuất khẩu nào trừ khi phù hợp với các nghĩa vụ WTO.
Điều 4
Thƣơng mại dịch vụ
1. Nhận thức được tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với sự tăng trưởng và phát triển của cả hai nước và có tính đến các mức độ khác nhau của sự phát triển kinh tế của hai nước, mỗi Bên sẽ giảm dần hoặc loại bỏ các biện pháp hạn chế hiện có đối với các dịch vụ và các nhà cung cấp
dịch vụ của Bên ký kết kia phù hợp với các nhu cầu tài chính và thương mại của mình.
2. Theo yêu cầu cụ thể của một trong hai bên, các Bên ký kết có thể, thông qua tham vấn, thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các Bên.
Chƣơng 3
Tạo thuận lợi hóa thƣơng mại Điều 5
Thủ tục hải quan
1. Hai Bên ký kết đảm bảo rằng thủ tục hải quan có thể dự báo được, ổn định, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại thông qua việc đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của mỗi nước.
2. Cơ quan hải quan của cả hai Bên định kỳ rà soát để tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy thương mại song phương.
3. Nhằm mục đích quản lý rủi ro, việc thông quan nhanh chóng sẽ được áp dụng đối với hàng hóa có rủi ro thấp và kiểm tra hải quan sẽ được tập trung vào các mặt hàng có rủi ro cao.
4. Hai Bên ký kết nhất trí tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thủ tục hải quan và kiểm tra sau thông quan và phối hợp trong việc thu thập số liệu thống kê hải quan.
5. Hai Bên ký kết thống nhất thực hiện mô hình "một cửa, một lần dừng” cho thông quan hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Đen Sa Vẳn và xem xét nhân rộng mô hình tại tất cả các cặp cửa khẩu quốc tế có đủ điều kiện trong thời gian sớm nhất.
Điều 6.
Thanh toán và chuyển khoản
1. Mọi khoản thanh toán liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước được thực hiện bằng đồng nội tệ của mỗi nước hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi, phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành của mỗi nước và các thỏa thuận về thanh toán giữa hai nước.
2. Mọi giao dịch thanh toán phải tuân thủ các quy định pháp luật và quy chế liên quan của mỗi nước.
3. Các Bên ký kết thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại của Việt Nam và Lào ở hai nước hoạt động nhằm hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Xxxxxx 0
Thƣơng mại biên giới Điều 7.
Hiệp định Thƣơng mại biên giới
1. Nhằm tăng cường hoạt động thương mại biên giới và cải thiện mức sống của người dân của cả hai nước và góp phần tăng cường thương mại song phương, hai Bên ký kết sẽ thảo luận, thống nhất và ký một Hiệp định trong năm 2015 để tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất cho thương mại biên giới và trao đổi hàng hoá trong khu vực biên giới.
2. Ưu đãi thuế nhập khẩu cho đường và các mặt hàng khác phía Lào yêu cầu sẽ được xem xét, thể hiện trong Hiệp định Thương mại biên giới.
Điều 8.
Hợp tác phòng chống buôn lậu
Hai Bên ký kết phối hợp trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng kế hoạch công tác chung và hợp tác trong công tác chống buôn lậu, đặc biệt là ở các tỉnh biên giới hai nước.
Xxxxxx 0
Xúc tiến thƣơng mại Điều 9
Hợp tác xúc tiến thƣơng mại
1. Hai Bên ký kết sẽ tăng cường hợp tác trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại như các hội chợ, triển lãm, hội thảo, kết nối kinh doanh và trao đổi kinh nghiệm xúc tiến thương mại.
2. Hai Bên ký kết sẽ thường xuyên trao đổi thông tin kinh tế và thương mại, tham vấn lẫn nhau về các biện pháp và chính sách để thúc đẩy thương mại phù hợp với pháp luật, lợi ích chung của cả hai nước và các quy định pháp lý quốc tế.
Điều 10
Ứng dụng thƣơng mại điện tử
Hai Bên ký kết tăng cường công bố thông tin và hướng dẫn sử dụng, phát triển thương mại điện tử và có những nỗ lực bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử.
Xxxxxx 0
Tổ chức thực hiện Điều 11
Hỗ trợ trong quá trình hội nhập
Hai Bên ký kết sẽ trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm, ủng hộ lập trường, quan điểm của Bên kia trong các diễn đàn kinh tế, thương mại quốc tế và khu vực.
Điều 12 Ngoại lệ chung
Không điều khoản nào trong Hiệp định này có thể ngăn cản mỗi Bên thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia hoặc bảo vệ các hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật hoặc các biện pháp cần thiết khác nhằm bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khỏe con người, động vật và thực vật địa sinh và thủy sinh và nhằm bảo vệ môi trường phù hợp với các quy định tại Điều XX và XXI của GATT 1994.
Điều 13
Đầu mối thực hiện
Bộ Công Thương nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là cơ quan đầu mối trong việc phối hợp với các Bộ có liên quan để thực hiện Hiệp định này.
Điều 14
Giải quyết tranh chấp
Mọi khác biệt trong việc giải thích hoặc thực hiện những điều khoản của Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi hữu nghị của hai Bên ký kết trên tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Điều 15 Phụ lục
Các phụ lục kèm theo Hiệp định này là một phần không tách rời của Hiệp định này.
Điều 16
Hiệu lực và thời hạn
1. Hiệp định có hiệu lực sáu sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng, bằng văn bản, qua đường ngoại giao, về việc các Bên đã hoàn thành các thủ tục nội bộ để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định này thay thế Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 09 tháng 03 năm 1998 tại Viêng Chăn và Bản Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt – Lào ký ngày 01 tháng 12 năm 2011 tại Viêng Chăn.
3. Hiệp định này sẽ có hiệu lực pháp luật trong 5 năm kể từ ngày có hiệu lực và sẽ được tự động gia hạn với thời hạn 3 năm mỗi khi hết hiệu lực. Hiệp định này sẽ hết hiệu lực sau ba (3) tháng kể từ khi một trong hai Bên thông báo cho Bên kia, thông qua kênh ngoại giao, về ý định chấm dứt Hiệp định.
4. Khi Hiệp định này chấm dứt hiệu lực, các quy định của nó sẽ vẫn được áp dụng cho các hợp đồng đã ký nhưng chưa hoàn thành trong khoảng thời gian Hiệp định còn hiệu lực.
5. Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung với sự đồng ý bằng văn bản của các Bên ký kết. Những sửa đổi, bổ sung là bộ phận không thể tách rời của Hiệp định và sẽ có hiệu lực theo quy định tại Điểm 1 của Điều này.
Hiệp định được làm tại Viêng Chăn, vào ngày 3 tháng 3 năm 2015, thành hai bản bằng tiếng Anh, tiếng Lào và tiếng Việt. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, văn bản tiếng Anh sẽ được sử dụng làm cơ sở tham chiếu.