CHƯƠNG 17
CHƯƠNG 17
CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ THỂ CHẾ, CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
ĐIỀU 17.1
Uỷ ban Thƣơng mại
1. Các Bên theo đây thành lập Uỷ ban Thƣơng mại gồm đại diện của các Bên.
2. Uỷ ban Thƣơng mại phải họp một năm một lần, trừ khi Uỷ ban Thƣơng mại quyết định khác, hoặc trong trƣờng hợp khẩn cấp theo yêu cầu của một Bên. Các cuộc họp của Uỷ ban Thƣơng mại phải diễn ra luân phiên tại Liên minh Châu Âu và tại Việt Nam, trừ khi các Bên thống nhất khác. Uỷ ban Thƣơng mại phải đƣợc đồng chủ tọa bởi Bộ trƣởng Bộ Công Thƣơng Việt Nam và Cao uỷ của Ủy ban Châu Âu phụ trách về Thƣơng
mại, hoặc đại diện tƣơng ứng của mỗi Bên. Uỷ ban Thƣơng mại phải thỏa thuận về lộ trình và chƣơng trình làm việc.
3. Uỷ ban Thƣơng mại sẽ:
(a) đảm bảo rằng Hiệp định này đƣợc vận hành một cách chuẩn xác;
(b) giám sát và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi và áp dụng Hiệp định này, và thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu chung của Hiệp định;
(c) giám sát và điều phối công việc của tất cả các ủy ban chuyên trách, các nhóm công tác và các cơ quan khác đƣợc thành lập theo Hiệp định này, đề xuất với các cơ quan đó bất kỳ hoạt động cần thiết nào, và đánh giá và thông qua các quyết định theo quy định của Hiệp định này liên quan đến mọi vấn đề mà các cơ quan này đệ trình lên Ủy ban Thƣơng mại;
(d) xem xét cách thức thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa các Bên;
(e) không ảnh hƣởng tới Chƣơng 15 (Giải quyết Tranh chấp), tìm kiếm cách thức giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong những lĩnh vực đƣợc quy định tại Hiệp định này, hoặc giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này; và
(f) xem xét bất kỳ vấn đề về lợi ích nào khác liên quan đến các lĩnh vực đƣợc quy định trong Hiệp định này.
4. Uỷ ban Thƣơng mại, phù hợp với các quy định liên quan tại Hiệp định này, có thể:
(a) quyết định thành lập các ủy ban chuyên trách, các nhóm công tác hoặc các cơ quan khác, quyết định phân công trách nhiệm cho các cơ quan này để hỗ trợ Ủy ban Thƣơng mại trong việc thực thi các nhiệm vụ của mình và quyết định giải tán các cơ quan này; Uỷ Ban Thƣơng Mại sẽ xác định cơ cấu, trách nhiệm và phạm vi công việc của các ủy ban chuyên trách, các nhóm công tác hoặc các cơ quan khác do Ủy ban Thƣơng mại thành lập;
(b) thảo luận về các vấn đề thuộc phạm vi Hiệp định này với tất cả các bên có lợi ích liên quan bao gồm khu vực tƣ nhân, các đối tác xã hội, và các tổ chức xã hội dân sự;
xem xét và đề xuất với các Bên việc sửa đổi Hiệp định này hoặc, trong trƣờng hợp đƣợc quy định cụ thể tại Hiệp định này, sửa đổi bằng cách ra quyết định, các điều khoản của Hiệp định này;
(c) thông qua diễn giải về các điều khoản của Hiệp định này, mà sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các Bên và với mọi cơ quan đƣợc thành lập theo Hiệp định này, bao gồm cả các hội đồng trọng tài đƣợc đề cập tại Chƣơng 15 (Giải quyết Tranh chấp);
(d) thông qua các quyết định hoặc đƣa ra các khuyến nghị nhƣ đƣợc quy định tại Hiệp định này;
(e) thông qua các quy định về thủ tục của mình; và
(f) thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác để thực thi chức năng của mình theo Hiệp định này.
5. Uỷ ban Thƣơng mại sẽ thông báo cho Ủy ban Hỗn hợp đƣợc thành lập theo Hiệp định Đối tác và Hợp tác nhƣ là một phần của khuôn khổ thể chế chung trong các hoạt động của Ủy ban Thƣơng mại và của các ủy ban chuyên biệt của Ủy ban Thƣơng mại, khi có liên quan, tại các buổi họp thƣờng kỳ của Ủy ban Hỗn hợp.
ĐIỀU 17.2
Các Ủy ban Chuyên trách
1. Các ủy ban chuyên trách sau đây đƣợc thành lập trực thuộc Uỷ ban Thƣơng mại:
(a) Ủy ban Thƣơng mại Hàng hóa;
(b) Ủy ban Hải quan;
(c) Ủy ban Các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch Động, thực vật;
(d) Ủy ban Đầu tƣ, Thƣơng mại Dịch vụ, Thƣơng mại Điện tử và Mua sắm của Chính phủ;
(e) Ủy ban Thƣơng mại và Phát triển Bền vững.
2. Cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và phạm vi công việc của các ủy ban chuyên trách nêu tại khoản 1 đƣợc quy định tại các chƣơng liên quan và tại các nghị định thƣ kèm theo Hiệp định này, và có thể đƣợc sửa đổi, nếu cần thiết, bằng quyết định của Uỷ ban Thƣơng mại.
3. Trừ khi có quy định khác tại Hiệp định này hoặc do các Bên thống nhất khác, các ủy ban chuyên trách phải họp mỗi năm một lần. Các ủy ban chuyên trách cũng phải họp theo yêu cầu của một trong hai Bên hoặc của Ủy ban Thƣơng mại. Các ủy ban chuyên trách phải đƣợc đồng chủ tọa bởi đại diện của Liên minh và Việt Nam ở cấp độ phù hợp. Các phiên họp phải diễn ra luân phiên tại Liên minh hoặc Việt Nam, hoặc bằng bất kỳ phƣơng thức trao đổi nào khác phù hợp mà các Bên đồng ý. Các ủy ban chuyên trách phải thỏa thuận về lộ trình và chƣơng trình họp theo phƣơng thức đồng thuận. Mỗi ủy ban chuyên trách có thể tự quyết định quy định về thủ tục làm việc của riêng mình, trong trƣờng hợp không có quy định về thủ tục riêng thì quy định về thủ tục của Uỷ ban Thƣơng mại sẽ đƣợc áp dụng với những sửa đổi cần thiết.
4. Các ủy ban chuyên trách có thể đệ trình các đề xuất về quyết định để Ủy ban Thƣơng mại thông qua hoặc có thể ra quyết định nếu Hiệp định này có quy định.
5. Theo yêu cầu của một Bên, hoặc dựa trên đề xuất từ một ủy ban chuyên trách có liên quan, hoặc khi chuẩn bị cho một thảo luận tại Uỷ ban Thƣơng mại, Ủy ban Thƣơng mại Hàng hóa có thể giải quyết ra những vấn đề phát sinh liên quan đến các lĩnh vực hải quan và các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật, nếu việc đó có thể hỗ trợ
việc giải quyết vấn đề mà ủy ban chuyên trách liên quan không giải quyết đƣợc.
6. Các ủy ban chuyên trách phải thông báo cho Uỷ ban Thƣơng mại về lộ trình và nội dung làm việc một cách đầy đủ trƣớc khi diễn ra các phiên họp và sẽ báo cáo Uỷ ban Thƣơng mại các kết quả và kết luận của mỗi phiên họp. Sự tồn tại của một ủy ban chuyên trách sẽ không ngăn cản một Bên trực tiếp đƣa bất kỳ vấn đề nào trực tiếp lên Uỷ ban Thƣơng mại.
ĐIỀU 17.3
Các nhóm công tác
1. Các nhóm công tác sau đây đƣợc thành lập trực thuộc Ủy ban Thƣơng mại Hàng hóa:
(a) Nhóm công tác về Quyền Sở hữu Trí tuệ, bao gồm Chỉ dẫn Địa lý; và
(b) Nhóm công tác về Phƣơng tiện Vận tải Cơ giới và Phụ tùng.
2. Ủy ban Thƣơng mại có thể quyết định thành lập các nhóm công tác khác với các nhiệm vụ cụ thể hoặc theo lĩnh vực cụ thể.
3. Uỷ ban Thƣơng mại sẽ xác định cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và phạm vi công việc của các nhóm công tác.
4. Trừ khi hai Bên có thống nhất khác, các nhóm công tác phải họp mỗi năm một lần. Các nhóm công tác phải họp theo yêu cầu của một Bên hoặc của Ủy ban Thƣơng mại. Các nhóm công tác phải đƣợc đồng chủ trì, ở cấp độ phù hợp, bởi các đại diện của Liên Minh và của Việt Nam. Các phiên họp phải đƣợc tổ chức luân phiên tại Liên minh hoặc tại Việt Nam, hoặc bằng bất kỳ hình thức trao đổi phù hợp nào đƣợc các Bên thống nhất. Các nhóm công tác phải thỏa thuận về lộ trình làm việc và thiết lập chƣơng trình làm việc của nhóm theo phƣơng thức đồng thuận. Các nhóm công tác có thể thỏa thuận về các quy tắc làm việc riêng của nhóm, trong trƣờng hợp không có quy tắc làm việc riêng thì quy tắc làm việc của Uỷ ban Thƣơng mại sẽ đƣợc áp dụng với những sửa đổi cần thiết.
5. Các nhóm công tác phải thông báo đầy đủ cho các ủy ban chuyên trách liên quan về lộ trình và chƣơng trình làm việc trƣớc các phiên họp. Các nhóm công tác sẽ báo cáo các hoạt động của nhóm tại mỗi phiên họp thƣờng kỳ cho các ủy ban chuyên trách có liên quan. Sự tồn tại của một nhóm công tác sẽ không ngăn cản một Bên đƣa trực tiếp bất kỳ vấn đề nào lên Uỷ ban Thƣơng mại hoặc các ủy ban chuyên trách có liên quan.
ĐIỀU 17.4
Việc ra Quyết định của Ủy ban Thƣơng mại
1. Để đạt đƣợc những mục tiêu của Hiệp định này, Ủy ban Thƣơng mại phải có thẩm quyền ra quyết định trong các trƣờng hợp quy định tại Hiệp định. Các quyết định đƣợc đƣa ra sẽ có tính ràng buộc thực hiện giữa các Bên
và các Bên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để thực thi các quyết định đó.
2. Uỷ ban Thƣơng mại có thể đƣa ra các khuyến nghị phù hợp với các Bên.
3. Mọi quyết định và khuyến nghị của Uỷ ban Thƣơng mại sẽ đƣợc đƣa ra dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
ĐIỀU 17.5
Sửa đổi
1. Các Bên có thể sửa đổi Hiệp định này. Sửa đổi phải có hiệu lực sau khi các Bên trao đổi thông báo bằng văn bản xác nhận rằng đã hoàn thành các thủ tục và yêu cầu pháp lý trong nƣớc nhƣ đƣợc quy định tại Điều 17.16 (Hiệu lực).
2. Mặc dù đƣợc quy định tại khoản 1, Uỷ ban Thƣơng mại có thể quyết định sửa đổi Hiệp định này trong trƣờng hợp có quy định cụ thể tại Hiệp định này. Các Bên phải thông qua quyết định của Ủy ban Thƣơng mại phù hợp với các thủ tục pháp lý trong nƣớc của bên mình.
3. Mặc dù đƣợc quy định tại khoản 1, danh sách các cơ quan đƣợc liệt kê từ Mục A (Các Cơ quan cấp Trung ƣơng) tới Mục C (Các cơ quan khác) của Phụ lục 9-A (Xxxx xx điều chỉnh của chƣơng Mua sắm của Chính phủ đối với Liên minh) và Phụ lục 9-B (Xxxx vi điều chỉnh của chƣơng Mua sắm của Chính phủ đối với Việt Nam) có thể đƣợc sửa đổi theo quy định tại Điều 9.20 (Sửa đổi và Điều chỉnh Phạm vi) và Điều 9.23 (Ủy ban về Đầu tƣ, Thƣơng mại Dịch vụ, Thƣơng mại Điện tử và Mua sắm của Chính phủ).
ĐIỀU 17.6
Mở rộng quy định pháp luật của WTO
Nếu bất kỳ điều khoản nào của Hiệp định WTO đƣợc các Bên tích hợp vào Hiệp định này bị sửa đổi thì các Bên phải tham vấn với nhau để tìm giải pháp đồng thuận thỏa đáng, nếu cần thiết. Từ kết quả của việc rà soát đó, Uỷ ban Thƣơng mại có thể sửa đổi Hiệp định này một cách tƣơng ứng.
ĐIỀU 17.7
Các Biện pháp Thuế
1. Không điều khoản nào trong Hiệp định ảnh hƣởng đến quyền và nghĩa vụ của Liên minh hay một trong các quốc gia thành viên Liên minh hay của Việt Nam theo các hiệp định thuế giữa các quốc gia thành viên Liên minh với Việt Nam. Trong trƣờng hợp có sự không thống nhất giữa Hiệp định này và bất kỳ hiệp định thuế nào nói trên, hiệp định thuế đó phải đƣợc ƣu tiên áp dụng trong phạm vi của nội dung không thống nhất đó.
2. Không điều khoản nào trong Hiệp định này đƣợc giải thích để ngăn cản các Bên khỏi việc phân biệt, trong khi áp dụng các điều khoản liên quan trong hệ thống pháp luật về tài chính của Bên đó, giữa những ngƣời chịu thuế không có cùng tình trạng, cụ thể là địa điểm cƣ trú hoặc địa điểm đầu tƣ vốn.
3. Không điều khoản nào trong Hiệp định này đƣợc giải thích để ngăn cản việc thông qua hoặc thi hành bất kỳ biện pháp nào nhằm ngăn cản sự tránh thuế hoặc trốn thuế theo các quy định về thuế tại các hiệp định tránh đánh thuế hai lần hoặc các thỏa thuận về thuế khác hoặc theo quy định pháp luật nội địa về tài chính quốc gia.
ĐIỀU 17.8
Tài khoản Vãng lai
Các Bên phải cho phép các khoản thanh toán hay chuyển tiền liên quan tới các giao dịch của tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán giữa các Bên trong phạm vi áp dụng của Hiệp định này, đặc biệt là liên quan đến các cam kết cụ thể của từng Bên theo Tiểu Mục 6 (Dịch vụ Tài chính) Mục E (Khuôn khổ Pháp lý) của Chƣơng 8 (Tự do hóa Đầu tƣ, Thƣơng mại Dịch vụ và Thƣơng mại Điện tử), thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi phù hợp với các quy định tại Các điều khoản của Hiệp định của Tổ chức Tiền Tệ Quốc tế, nếu có thể.
ĐIỀU 17.9
Di chuyển Vốn
1. Đối với các giao dịch về tài khoản vốn và tài chính trong cán cân thanh toán, các Bên không đƣợc áp đặt bất kỳ hạn chế nào đối với việc tự do di chuyển vốn liên quan đến các khoản đầu tƣ đƣợc tự do hóa phù hợp với Mục B (Tự do hóa Đầu tƣ) của Chƣơng 8 (Tự do hóa Đầu tƣ, Thƣơng mại Dịch vụ và Thƣơng mại Điện tử).
2. Các Bên phải tham vấn với nhau nhằm tạo thuận lợi cho việc di chuyển vốn giữa các Bên nhằm tăng cƣờng thƣơng mại và đầu tƣ.
ĐIỀU 17.10
Áp dụng Luật và các Quy định liên quan đến Di chuyển Vốn, Thanh toán hoặc Chuyển tiền
Điều 17.8 (Tài khoản Vãng lai) và 17.9 (Di chuyển vốn) không đƣợc ngăn cản một Bên áp dụng một cách công bằng, không phân biệt đối xử và không tạo ra hạn chế trá hình đối với thƣơng mại và đầu tƣ, các luật và quy định liên quan đến:
(a) phá sản, mất khả năng thanh toán, phục hồi và cơ cấu lại ngân hàng, bảo vệ quyền của bên cấp tín dụng, hoặc giám sát các tổ chức tài chính;
(b) cấp, mua bán hoặc giao dịch các công cụ tài chính;
(c) báo cáo tài chính hoặc lƣu trữ sổ sách liên quan đến việc chuyển tiền khi cần thiết nhằm hỗ trợ thực thi pháp luật hoặc hỗ trợ các cơ quan quản lý tài chính có thẩm quyền;
(d) các tội hình sự, các hành vi lừa đảo hoặc gian lận;
(e) đảm bảo việc thực thi các phán quyết của một quy trình tố tụng; hoặc
(f) an ninh xã hội, quỹ hƣu trí công hoặc cơ chế tiết kiệm bắt buộc.
ĐIỀU 17.11
Các Biện pháp Tự vệ Tạm thời đối với Di chuyển Vốn, Thanh toán hoặc Chuyển tiền
Trong các trƣờng hợp ngoại lệ khi có khó khăn nghiêm trọng đối với việc vận hành liên minh tiền tệ và kinh tế của Liên minh, hoặc khi có khó khăn nghiêm trọng đối với chính sách tỷ giá hối đoái và tiền tệ của Việt Nam, hoặc khi có nguy cơ xảy ra những khó khăn nghiêm trọng đó, Bên liên quan có thể thực hiện các biện pháp tự vệ thực sự cần thiết đối với việc di chuyển vốn, thanh toán hoặc chuyển tiền trong một khoảng thời gian không quá một năm.
ĐIỀU 17.12
Các Biện pháp hạn chế trong trƣờng hợp gặp khó khăn về Cán cân Thanh toán hoặc Tài chính Bên ngoài
1. Khi một Bên gặp khó khăn nghiêm trọng trong cán cân thanh toán hoặc tài chính bên ngoài, hoặc có nguy cơ xảy ra những trƣờng hợp nhƣ vậy, Bên đó có thể ban hành hoặc duy trì các biện pháp tự vệ đối với việc di chuyển vốn, thanh toán hoặc chuyển tiền, mà các biện pháp đó sẽ:
(a) không mang tính phân biệt đối xử đối với các nƣớc thứ ba trong tình huống tƣơng tự;
(b) không vƣợt quá phạm vi cần thiết để cân đối cán cân thanh toán hoặc giải quyết khó khăn tài chính bên ngoài;
(c) phù hợp với các Điều khoản của Hiệp định của Tổ chức Tiền tệ Quốc tế, khi đƣợc áp dụng;
(d) tránh thiệt hại không cần thiết đến lợi ích thƣơng mại, kinh tế và tài chính của Bên kia; và
(e) chỉ mang tính tạm thời và đƣợc giảm dần theo tiến trình tƣơng ứng với tình hình đƣợc cải thiện.
2. Đối với thƣơng mại hàng hóa, mỗi Bên có thể ban hành các biện pháp hạn chế nhằm đảm bảo tình hình tài chính bên ngoài hoặc bảo vệ cán cân thanh toán. Những biện pháp hạn chế này sẽ phù hợp với Hiệp định GATT 1994 và Tài liệu giải thích về các Quy định Cán cân Thanh toán trong Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại 1994.
3. Đối với thƣơng mại dịch vụ hoặc tự do hóa đầu tƣ, mỗi Bên có thể ban hành các biện pháp hạn chế nhằm đảm bảo tình hình tài chính bên ngoài
hoặc bảo vệ cán cân thanh toán. Những biện pháp hạn chế này sẽ tuân theo các điều kiện đƣợc đề cập tại Điều XII của GATS.
4. Bên đang duy trì hoặc đã ban hành các biện pháp đƣợc đề cập từ khoản 1 tới 3 phải ngay lập tức thông báo cho Bên kia về các biện pháp đó và đƣa ra lộ trình xóa bỏ các biện pháp đó sớm nhất có thể.
5. Khi các hạn chế đƣợc ban hành hoặc duy trì theo Điều này, việc tham vấn phải đƣợc tổ chức ngay lập tức tại Ủy ban về Đầu tƣ, Thƣơng mại Dịch vụ, Thƣơng mại Điện tử và Mua sắm của Chính phủ trừ khi các tham vấn đó đƣợc tổ chức tại các diễn đàn khác. Việc tham vấn sẽ đánh giá tình trạng cán cân thanh toán hoặc tình trạng khó khăn về tài chính bên ngoài là nguyên nhân dẫn tới các biện pháp đó, có tính đến, trong nhiều yếu tố khác, các yếu tố sau:
(a) bản chất và phạm vi của những khó khăn;
(b) môi trƣờng thƣơng mại và kinh tế bên ngoài; hoặc
(c) các biện pháp khắc phục thay thế có thể phù hợp.
Việc tham vấn phải chỉ ra sự tuân thủ của các biện pháp hạn chế với các quy định từ khoản 1 đến 3. Mọi kết luận phù hợp về số liệu hay bản chất thực tế mà IMF đƣa ra sẽ đƣợc chấp nhận và các kết luận sẽ tính đến đánh giá của IMF về tình hình cán cân thanh toán và tài chính bên ngoài của Bên liên quan.
ĐIỀU 17.13
Ngoại lệ An ninh Hiệp định này không đƣợc hiểu là:
(a) yêu cầu một Bên phải cung cấp thông tin mà Bên đó cho rằng việc đƣa ra thông tin đó trái với các lợi ích an ninh thiết yếu của mình;
(b) ngăn cản một Bên tiến hành bất kỳ hành động nào dƣới đây mà Bên đó cho rằng cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu của mình:
(i) liên quan tới sản xuất hoặc mua bán vũ khí, đạn dƣợc và nguyên nhiên vật liệu dùng cho chiến tranh và liên quan đến việc mua bán các hàng hóa và nguyên nhiên vật liệu khác và các hoạt động kinh tế đƣợc thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp vì mục đích cung ứng cho quân đội;
(ii) liên quan đến việc cung ứng các dịch vụ đƣợc thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp cho mục đích cung ứng cho quân đội;
(iii) liên quan đến việc tách hoặc làm giàu vật liệu hạt nhân hoặc những vật liệu có chứa hạt nhân; hoặc
(iv) đƣợc áp dụng trong thời kỳ chiến tranh hoặc các tình huống khẩn cấp khác trong quan hệ quốc tế;
hoặc
(c) ngăn cản một Bên hành động để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiến chương Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
ĐIỀU 17.14
Tận dụng Ƣu đãi
Sau một năm kể từ ngày của Hiệp định này có hiệu lực, vào ngày 1 tháng 7 hàng năm, các Bên phải trao đổi về các số liệu nhập khẩu của năm trƣớc, bao gồm các số liệu theo các dòng thuế, về thƣơng mại hàng hoá ƣu đãi và không ƣu đãi giữa các Bên.
ĐIỀU 17.15
Công bố Thông tin
1. Không điều khoản nào trong Hiệp định này đƣợc giải thích nhằm yêu cầu một Bên công bố các thông tin mật mà gây cản trở việc thi hành pháp luật hoặc trái với lợi ích công cộng, hoặc ảnh hƣởng đến lợi ích thƣơng mại hợp pháp của các doanh nghiệp công hoặc tƣ cụ thể, ngoại trừ trƣờng hợp có yêu cầu cung cấp thông tin mật từ một hội đồng trọng tài trong quy trình tố tụng giải quyết tranh chấp theo Chƣơng 15 (Giải quyết Tranh chấp). Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, hội đồng trọng tài phải đảm bảo rằng các thông tin đó đƣợc bảo mật đầy đủ.
2. Khi một Bên đệ trình lên Uỷ ban Thƣơng mại hoặc tới các ủy ban chuyên trách các thông tin đƣợc xem là thông tin mật theo quy định của các quy định pháp luật của Bên đó, Bên kia phải bảo mật thông tin đó, trừ khi Bên đệ trình thông tin đồng ý khác đi.
ĐIỀU 17.16
Hiệu lực
1. Hiệp định này phải đƣợc các Bên thông qua hoặc phê chuẩn phù hợp với thủ tục pháp lý tƣơng ứng của mỗi Bên.
2. Hiệp định này phải có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai sau tháng mà các Bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tƣơng ứng để Hiệp định này có hiệu lực. Các Bên có thể thỏa thuận với nhau để lựa chọn một ngày khác.
3. Các thông báo phù hợp với khoản 2 phải đƣợc gửi đến Tổng Thƣ ký của Hội đồng của Liên minh Châu Âu và đến Bộ Công Thƣơng Việt Nam.
ĐIỀU 17.17
Thời hạn
1. Hiệp định này có hiệu lực vô thời hạn.
2. Mỗi Bên có thể thông báo bằng văn bản cho Bên kia về ý định chấm dứt hiệu lực của Hiệp định này. Việc chấm dứt Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày cuối cùng tháng thứ sáu sau khi có thông báo.
ĐIỀU 17.18
Thực thi các Nghĩa vụ
1. Các Bên sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp chung hay cụ thể cần thiết nào để thực thi các nghĩa vụ của mình theo Hiệp định này. Các Bên sẽ đảm bảo các mục tiêu đƣợc đặt ra trong Hiệp định này đƣợc thực hiện.
2. Nếu một Bên cho rằng Bên kia đã có hành vi vi phạm một cách thực chất đối với Hiệp định Đối tác và Hợp tác, Bên đó có thể thực hiện các biện pháp phù hợp liên quan tới Hiệp định này theo Điều 57 của Hiệp định Đối tác và Hợp tác.
ĐIỀU 17.19
Chủ thể Thực thi các Quyền hạn do Cơ quan Chính phủ giao
Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, mỗi Bên phải đảm bảo rằng bất kỳ chủ thể nào bao gồm doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp đƣợc trao đặc quyền hoặc quyền ƣu tiên hoặc doanh nghiệp chỉ định độc quyền, mà đƣợc chỉ định là cơ quan điều hành, cơ quan hành chính, hoặc cơ quan chính phủ khác ở bất kỳ cấp độ quản lý nhà nƣớc nào nhƣ đƣợc quy định trong pháp luật trong nƣớc của Bên đó, sẽ hành động phù hợp với các nghĩa vụ của Bên đó theo Hiệp định này để thực thi thẩm quyền đƣợc giao.
ĐIỀU 17.20
Hiệu lực không Trực tiếp
Hiệp định này không đƣợc hiểu là ngăn cản các quyền hoặc áp đặt các nghĩa vụ đối với các chủ thể, ngoài những quyền và nghĩa vụ đƣợc tạo ra giữa các Bên theo công pháp quốc tế. Việt Nam có thể quy định khác trong pháp luật của mình.
ĐIỀU 17.21
Các Phụ lục, Tiểu phụ lục, Tuyên bố chung, Nghị định thƣ và các Bản ghi nhớ
Các Phụ lục, Tiểu phụ lục, Tuyên bố chung, Nghị định thƣ và các Bản ghi nhớ của Hiệp định này sẽ là một phần không tách rời của Hiệp định này.
ĐIỀU 17.22
Mối quan hệ với các Hiệp định khác
1. Trừ khi có quy định khác trong Hiệp định này, các hiệp định đã có trƣớc đây giữa một bên là các quốc gia thành viên của Liên minh hoặc Cộng
đồng Châu Âu hoặc Liên minh Châu Âu với một bên là Việt Nam sẽ không bị thay thế hoặc chấm dứt hiệu lực bởi Hiệp định này.
2. Hiệp định này sẽ trở thành một phần của các quan hệ chung giữa một bên là Liên minh và các quốc gia thành viên và bên kia là Việt Nam nhƣ đã đƣợc quy định tại Hiệp định Đối tác và Hợp tác và sẽ trở thành một phần của khuôn khổ thể chế chung.
3. Hiệp định này không yêu cầu một Bên phải hành động theo cách thức không phù hợp với các nghĩa vụ của Bên đó theo Hiệp định WTO.
ĐIỀU 17.23
Việc Gia nhập trong Tƣơng lai vào Liên minh Châu Âu
1. Liên minh Châu Âu phải thông báo cho Việt Nam về bất kỳ đề nghị gia nhập của nƣớc thứ ba vào Liên minh.
2. Trong quá trình đàm phán giữa Liên minh và nƣớc thứ ba nhắc tới tại khoản 1, Liên minh sẽ nỗ lực để:
(a) cung cấp, theo yêu cầu của phía Việt Nam, và trong phạm vi có thể, thông tin liên quan đến bất kỳ vấn đề nào đƣợc quy định bởi Hiệp định này; và
(b) tính đến các quan ngại của phía Việt Nam.
3. Liên minh sẽ thông báo cho phía Việt Nam về hiệu lực của bất kỳ việc gia nhập nào vào Liên minh Châu Âu.
4. Uỷ ban Thƣơng mại phải xem xét một cách đầy đủ trƣớc ngày gia nhập của nƣớc thứ ba vào Liên minh về bất kỳ ảnh hƣởng nào mà việc gia nhập đó có thể có đối với Hiệp định này. Các Bên có thể, bằng quyết định của Uỷ ban Thƣơng mại, đƣa ra bất kỳ điều chỉnh cần thiết của Hiệp định này hoặc thỏa thuận chuyển tiếp nào.
1. Hiệp định này áp dụng:
ĐIỀU 17.24
Lãnh thổ áp dụng
(a) về phía Liên minh, đối với các vùng lãnh thổ áp dụng Hiệp ước Liên minh Châu Âu và Hiệp ước về chức năng của Liên minh Châu Âu đƣợc áp dụng và theo các điều kiện tại các Hiệp ƣớc này; và
(b) về phía Việt Nam, đối với lãnh thổ Việt Nam.
Các dẫn chiếu về “lãnh thổ” trong Hiệp định này đƣợc hiểu phù hợp với điểm (a) và (b), trừ khi đƣợc quy định khác đi.
2. Liên quan đến các điều khoản về đối xử thuế quan đối với hàng hóa, Hiệp định này cũng áp dụng đối với những khu vực thuộc lãnh thổ hải quan của Liên minh Châu Âu mà không đƣợc liệt kê tại điểm 1(a).
ĐIỀU 17.25
Văn bản Chính thức
Hiệp định này đƣợc lập thành hai bộ bằng tiếng Bun-ga-ri, tiếng Croát-ti-a, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Anh, tiếng E-xtô-ni-a, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Hung-ga-ri, tiếng I-ta-li- a, tiếng Lát-vi-a, tiếng Lít-va, tiếng Man-ta, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ru-ma-ni, tiếng Xlô-va-ki-a, tiếng Xlô-ven-nia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển, và tiếng Việt, mỗi bản ngôn ngữ đều có giá trị ngang nhau.
ĐỂ LÀM CHỨNG, các đại diện đƣợc uỷ quyền của các Bên đã ký Hiệp định này.