Tranh chấp giữa các Bên ký kết. 1. Tranh chấp giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các điều khoản của Hiệp định này sẽ được giải quyết bằng đường ngoại giao.
2. Nếu cả hai Bên ký kết không đạt được sự thỏa thuận nào sau 12 tháng kể từ khi có tranh chấp thì theo đề nghị của một Bên ký kết vụ tranh chấp sẽ được đưa ra một toà án trọng tài gồm 3 thành viên. Mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một trọng tài và hai trọng tài viên này sẽ chỉ định một Chủ tịch là công dân của một nước thứ ba.
3. Nếu một Bên ký kết không chỉ định trọng tài viên của mình và sau hai tháng kể từ Bên ký kết đê nghị chỉ định như vậy vẫn chưa chỉ định được thì, theo đề nghị của Bên ký kết kia, trọng tài viên đó sẽ được chỉ định bởi Chủ tịch của tòa án Quốc tế.
4. Nếu sau hai tháng kể từ hi được chỉ định, hai trọng tài viên vẫn không thống nhất được việc chọn Chủ tịch, theo đề nghị của một trong hai Bên ký kết, Chủ tịch sẽ được chỉ định bởi Chủ tịch Tòa án Quốc tê.
5. Nếu trong các trường hợp nêu tại điểm 3 và 4 của Điều này, Chủ tịch Tòa án Quốc tế bị cản trở không thực hiện được chức năng như đã nêu hoặc là công dân của một trong hai Bên ký kết thì Phó Chủ tịch sẽ thực hiện việc chỉ định đó. Nếu Phó Chủ tịch bị cản trở hoặc là công dân của một trong hai Bên ký kết thì việc chỉ định sẽ được thực hiện bởi thẩm phán cao cấp nhất của Tòa án không phải là thành viên của một trong hai Bên ký kết.
6. Tòa án trọng tài sẽ qui định thủ tục của mình nếu các bên ký kết không có qui định nào khác.
7. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên đã chỉ định và đại diện của mình trong tố tụng. Chi phí cho Chủ tịch và các chi phí còn ại do các bên ký kết chịu bằng nhau.
8. Quyết định của Tòa án sẽ là cuối cùng và có tính chất ràng buộc các Bên ký kết.
Tranh chấp giữa các Bên ký kết. 1) Bất kỳ tranh chấp nào giữa các Bên ký kết liên quan tới việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định này, nếu có thể, sẽ được giải quyết bằng thương lượng giữa Chính phủ của hai Bên ký kết.
2) Nếu vụ tranh chấp đó không được giải quyết như vậy trong vòng 6 tháng kể từ ngày một trong các Bên ký kết đề nghị thương lượng, thì vụ tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại toà án trọng tài theo đề nghị của bất cứ một trong hai Bên ký kết .
3) Tòa án trong tài sẽ được thành lập theo từng trường hợp cụ thể, mỗi Bên ký kết chỉ định một thành viên. Sau đó hai thành viên này sẽ đồng ý chọn một công dân của một nước thứ ba làm Chủ tịch, người này được Chính phủ hai Bên ký kết chỉ định. Các thành viên này sẽ được chỉ định trong vòng 2 tháng và Chủ tịch trong vòng 4 tháng, kể từ ngày một trong các Bên ký kết đề nghị Bên ký kết kia đưa vụ tranh chấp ra toà án trọng tài.
4) Nếu trong thời hạn nêu tại khoản 3 của Điều này không giải quyết xong, thì một trong các Bên ký kết có thể không cần có sự thỏa thuận nào khác sẽ mời Chủ tịch Tòa án quốc tế tiến hành sự chỉ định cần thiết.
5) Nếu Chủ tịch Tòa án Quốc tế không thực hiện được chức năng tại khoản 4 của Điều này hoặc do ông ta là công dân của một trong các Bên ký kết thì Phó Chủ tịch sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết. Nếu Phó Chủ tịch cũng với lý do nêu trên không thực hiênụ được chức năng này thì thành viên cao cấp tiếp theo của Tòa án người có khả năng hoặc không phải là công dân của một trong các Bên ký kết sẽ được mời để tiến hành sự chỉ định cần thiết.
6) Tòa án trọng tài sẽ quyết định theo đa số phiếu, quyết định này là cuối cùng và có tính chất bắt buộc đối với các bên ký kết. Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho thành viên cũng như cho những người đại diện của mình trong qúa trình tố tụng; chi phí cho Chủ tịch cũng như các chi phí khác sẽ do mỗi Bên ký kết cùng chịu ngang nhau. Tuy nhiên, trong quyết định của mình toà án trọng tài này có thể quyết định trực tiếp phần chi phí cao hơn mà một Bên ký kết phải chịu. Ngoài ra, tòa án sẽ tự xác định thủ tục tố tụn áp dụng cho toà án trọng tài.