Tương trợ tư pháp. 1. Công dân và pháp nhân của Bên ký kết này được hưởng trên lãnh thổ của Bên ký kết kia sự trợ giúp pháp lý theo cùng những điều kiện áp dụng cho công dân và pháp nhân của bên ký kết kia.
2. Các Bên ký kết tiến hành tương trợ tư pháp đối với các lĩnh vực liên quan thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự, bao gồm các toà án và cơ quan kiểm sát.
Tương trợ tư pháp. 1. Các Toà án, các Viện kiểm sát và các cơ quan khác của hai nước ký kết, có thẩm quyền về dân sự và hình sự (sau đây gọi chung là cơ quan tư pháp) tương trợ nhau về mặt tư pháp theo những điều kiện quy định trong Hiệp định này.
2. Các cơ quan tư pháp tương trợ nhau trong việc thực hiện các hành vi tố tụng, nhất là trong việc lấy lời khai của người làm chứng, của đương sự, của bị can hoặc của các người khác, trong việc tiến hành giám định, trong việc lập, chuyển và tống đạt giấy tờ.
Tương trợ tư pháp. Trừ khi phần này quy định khác, việc tương trợ tư pháp về hình sự sẽ theo các quy định của Phần 1 Hiệp định này.
Tương trợ tư pháp. Cơ quan tư pháp và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự của các Bên ký kết sẽ tương trợ nhau trong việc giải quyết các vấn đề này. Trong Hiệp định này khái niệm “Cơ quan tư pháp” được hiểu là các toà án, viện kiểm sát và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự và hình sự theo pháp luật của Bên ký kết nơi cơ quan này có trụ sở.
Tương trợ tư pháp. 1. Các Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Công chứng Nhà nước của các nước ký kết tương trợ nhau về tư pháp đối với các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự.
2. Các Cơ quan nói ở khoản 1 cũng tương trợ tư pháp cho các Cơ quan khác tham gia tố tụng về dân sự, gia đình và hình sự.
Tương trợ tư pháp. TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ GIA ĐÌNH
Tương trợ tư pháp. 1. Cơ quan tư pháp của các Bên ký kết sẽ thực hiện tương trợ tư pháp lẫn nhau về các vấn đề dân sự và hình sự theo các quy định của Hiệp định này.
2. Cơ quan tư pháp của các Bên ký kết cũng sẽ thực hiện tương trợ tư pháp cho các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề được nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết các vấn đề được nêu tại khoản 1 Điều này gửi yêu cầu tương trợ tư pháp qua các cơ quan tư pháp.
Tương trợ tư pháp. 1. Các cơ quan tư pháp của các nước ký kết tương trợ nhau về tư pháp đối với các vấn đề dân sự, (bao gồm cả vấn đề lao động), gia đình và hình sự theo những quy định của Hiệp định này.
2. Các cơ quan tư pháp cũng tương trợ về tư pháp cho các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề nói ở khoản trên.
Tương trợ tư pháp. Tòa án, Viện kiểm sát và các cơ quan khác có thẩm quyền về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự (sau đây gọi là các cơ quan có thẩm quyền) sẽ tương trợ nhau trong việc giải quyết các vấn đề này.