Hợp đồng bảo hiểm. Tất cả các hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Người cho vay và việc làm mới lại hợp đồng: (i) có thể bị Người cho vay từ chối phê duyệt hợp đồng đó; (ii) phải bao gồm điều khoản thế chấp tiêu chuẩn; và (iii) phải nêu tên Người cho vay là bên nhận thế chấp và/hoặc là người được trả tiền bồi thường bổ sung. Người cho vay sẽ có quyền giữ hợp đồng và chứng nhận gia hạn. Nếu Người cho vay yêu cầu, Người vay sẽ nhanh chóng cung cấp cho Người cho vay bằng chứng về phí bảo hiểm đã thanh toán và thông báo làm mới. Nếu Người vay mua bất kỳ hình thức bảo hiểm nào mà Người cho vay không yêu cầu, cho trường hợp Tài sản bị hư hại hoặc phá hủy, hợp đồng đó phải bao gồm điều khoản thế chấp tiêu chuẩn và phải nêu tên Người cho vay là bên nhận thế chấp và/hoặc là người được trả tiền bồi thường bổ sung.
Hợp đồng bảo hiểm. Quy tắc bảo hiểm, Chương trình bảo hiểm, Bản tóm tắt hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm và bất kỳ Sửa đổi nào khác trên đây tạo thành thỏa thuận toàn bộ (“Hợp đồng Bảo hiểm”) giữa Công ty, Chủ hợp đồng bảo hiểm và Người được bảo hiểm. Các văn bản này sẽ được áp dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
Hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa Bên mua bảo hiểm và Công ty, theo đó Bên mua bảo hiểm phải đóng đủ phí bảo hiểm, Công ty phải bồi thường cho Người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Quy tắc bảo hiểm; Quyền lợi bảo hiểm; Giấy yêu cầu bảo hiểm (nếu có); Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; Điều khoản bổ sung và các thỏa thuận khác (nếu có). Bất kỳ thay đổi nào của các từ ngữ sử dụng trong hợp đồng bảo hiểm phải được Công ty đồng ý và ghi nhận chính thức trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Đơn bảo hiểm hoặc các Điều khoản bổ sung thì những thay đổi đó mới có giá trị pháp lý. Công ty có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi Bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
Hợp đồng bảo hiểm. Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, minh bạch và an toàn cho các giao dịch bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã sửa đổi quy định hiện hành cũng như bổ sung các quy định mới để đáp ứng sự phát triển của thị trường bảo hiểm nói chung và chế định hợp đồng bảo hiểm nói riêng. Chế định hợp đồng bảo hiểm có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến hợp đồng bảo hiểm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm được thể hiện cụ thể như sau: - Các sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, bao gồm: nội dung, hình thức, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm; các trường hợp đơn phương, hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng… - Các sửa đổi, bổ sung để chuẩn hóa quy định về hợp đồng bảo hiểm, bao gồm: phân loại rõ các loại hợp đồng bảo hiểm tương ứng với các loại hình bảo hiểm; làm rõ đối tượng được bảo hiểm, quyền lợi được bảo hiểm đối với từng loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiệt hại, bảo hiểm trách nhiệm, minh bạch trong các thông tin cung cấp, công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ khác đối với cả doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;… - Các sửa đổi, bổ sung để tôn trọng quyền tự thỏa thuận giữa các bên trong giao kết hợp đồng bảo hiểm, bao gồm: bổ sung các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, quyền thỏa thuận giữa các bên để xây dựng hợp đồng bảo hiểm; bổ sung thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm;… - Các sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm giảm thiểu tranh chấp phát sinh trong thời gian qua, bao gồm: yêu cầu về trách nhiệm cung cấp thông tin, các vấn đề liên quan đến trả tiền bảo hiểm; bổ sung quy định về hợp đồng bảo hiểm nhóm,...