Mục tiêu. 1. Phù hợp với những cam kết chung của hai Bên về quản lý bền vững cho tất cả các loại rừng, Hiệp định này nhằm tạo ra khung pháp lý để đảm bảo rằng tất cả các mặt hàng gỗ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này được nhập khẩu vào Liên minh từ Việt Nam đều được sản xuất hợp pháp, và từ đó, thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ có nguồn gốc từ rừng được quản lý bền vững và được khai thác phù hợp với quy định pháp luật của quốc gia khai thác.
2. Hiệp định này cũng tạo cơ sở đối thoại và hợp tác giữa các Bên nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ Hiệp định này và tăng cường thực thi pháp luật lâm nghiệp và quản trị rừng.
Mục tiêu. Các mục tiêu quan trọng của Hiệp định này được qui định tại Điều 1.2 tích hợp.
Mục tiêu. Các mục tiêu của Hiệp định này là tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư giữa các Bên phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
Mục tiêu. Mục tiêu của Phụ lục này là tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm các giải pháp đồng thuận thông qua một thủ tục toàn diện và nhanh chóng với sự hỗ trợ của một hòa giải viên.
Mục tiêu. Mục tiêu của Hiệp định này là đạt được sự lưu chuyển tự do của hàng hoá trong ASEAN như một trong những công cụ chính để xây dựng thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung hướng tới hội nhập kinh tế sâu sắc hơn trong khu vực hướng tới thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Mục tiêu. Mục tiêu của Chương này là:
Mục tiêu. 1. Dành ưu đãi đặc thù cho thương mại biên giới giữa hai Bên, góp phần thúc đẩy kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại và hội nhập khu vực ASEAN và Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng (GMS).
2. Phát triển các cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Lào trở thành những cửa ngõ và cầu nối trong chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực và thế giới cũng như phục vụ thuận lợi hóa thương mại trong khu vực.
3. Tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư qua biên giới giữa Việt Nam và Lào, góp phần củng cố hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào.
4. Thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỉnh biên giới hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội và văn hóa, góp phần xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa hai nước trở thành đường biên giới của giao lưu, hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
5. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo, đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa của hai nước, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội tuyến biên giới giữa hai nước.
Mục tiêu a) nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại hàng hóa giữa các Bên thông qua, nhưng không hạn chế ở, việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan và đơn giản hóa thủ tục hải quan;
b) nhằm đạt được sự tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại dịch vụ giữa các Bên;
c) tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các Bên thông qua việc phát triển hơn nữa môi trường đầu tư thuận lợi;
d) hỗ trợ hợp tác thương mại và kinh tế giữa các Bên;
Mục tiêu. Các mục tiêu của Chương này là tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá giữa các Bên bởi:
a) thúc đẩy hợp tác về việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, các quy chuẩn kỹ thuật và các quy trình đánh giá sự phù hợp nhằm để loại bỏ các rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại, giảm thiểu, nếu có thể, các chi phí không cần thiết cho xuất khẩu;