Mẫu Điều Khoản Giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp. Các điều khoản của Nghị định thư ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp, được ký tại Viêng Chăn, Lào ngày 29/11/2004 cũng như bất kỳ sửa đổi nào liên quan, sẽ áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh dưới Hiệp định này.
Giải quyết tranh chấp. Bất kỳ tranh chấp, tranh cãi hoặc sự không đồng thuận nào phát sinh giữa các bên từ hoặc liên quan đến Hợp Đồng này (bao gồm cả tranh chấp về hiệu lực hoặc sự tồn tại của Hợp Đồng này) hoặc đối với việc vi phạm Hợp Đồng này bao gồm cả bất kỳ hành vi sai trái hoặc phi pháp nào ("Tranh Chấp") sẽ được các bên giải quyết trên tinh thần hữu hảo trong vòng 30 (ba mươi) ngày sau khi một bên nhận được văn bản thông báo từ bên kia về sự tồn tại của Tranh Chấp. Tuy nhiên, nếu Tranh Chấp nêu trên không thể được giải quyết một cách hữu nghị trong thời hạn nêu trên, thì Tranh Chấp đó sẽ được đưa ra giải quyết chung thẩm bằng tố tụng trọng tài tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam (VIAC) theo các Quy Tắc Tố Tụng Trọng Tài của VIAC. Hội Đồng Trọng Tài sẽ gồm một (1) trọng tài viên. Ngôn ngữ của tố tụng trọng tài là tiếng Anh. Phán quyết do (các) trọng tài viên đưa ra sẽ là cuối cùng và ràng buộc đối với các bên và sẽ có thể được thi hành tại bất kỳ tòa án nào có thẩm quyền tài phán. Các bên thỏa thuận rằng không bên nào được cho phép bắt đầu hoặc duy trì bất kỳ khiếu kiện tại bất kỳ tòa án nào đối với bất kỳ Tranh Chấp nào, ngoại trừ việc cưỡng chế thi hành phán quyết của trọng tài được đưa ra căn cứ theo thủ tục đã được tiến hành.
Giải quyết tranh chấp. 1. Nếu có bất kỳ vấn đề khiếu nại, tranh chấp phát sinh thì các Bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc, giải quyết trên cơ sở thương lượng, bình đẳng, hợp tác, các Bên cùng có lợi. Trước tiên, các bên sẽ tự thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp. Nếu các Bên không thể tự thương lượng, hòa giải để giải quyết tranh chấp thì sẽ mời bên thứ ba là hòa giải viên thương mại hoặc luật sư để hòa iải tranh chấp phát sinh.
Giải quyết tranh chấp. 1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
Giải quyết tranh chấp. 1. Các Bên giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích Hiệp định này thông qua tham vấn nhanh.
Giải quyết tranh chấp. Mọi khác biệt trong việc giải thích hoặc thực hiện những điều khoản của Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua trao đổi hữu nghị của hai Bên ký kết trên tinh thần xây dựng và đoàn kết.
Giải quyết tranh chấp. 1) Mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua thảo luận tại Uỷ ban Hỗn hợp.
Giải quyết tranh chấp. GIỮA CÔNG DÂN VÀ BÊN KÝ KẾT
Giải quyết tranh chấp. Bất kỳ tranh chấp, tranh cãi hoặc yêu cầu nào phát sinh từ hoặc liên quan đến Hợp Đồng Tham Gia Bán Hàng Đa Cấp này, Quy Tắc Hoạt Động và/hoặc Kế Hoạch Trả Thưởng hoặc việc vi phạm, chấm dứt hoặc vô hiệu của các nội dung đó (sau đây gọi tắt là “Tranh Chấp”) trước tiên sẽ được giải quyết một cách thiện chí giữa Đại Diện Độc Lập và Công Ty. Trong trường hợp Đại Diện Độc Lập và Công Ty không thể giải quyết Tranh Chấp theo phương thức thương lượng, đàm phán, Tranh Chấp sẽ được đưa ra giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) (“VIAC”). Ngôn ngữ trọng tài là tiếng Việt và địa điểm giải quyết tranh chấp là Thành phố Hồ Chí Minh. Hợp Đồng Tham Gia Bán Hàng Đa Cấp này sẽ được lập thành 02 bản. Đại Diện Độc Lập giữ 01 bản và Công Ty giữ 01 bản. được nêu ở trên. Họ tên: Họ tên: Ngày: Chức vụ: Ngày: (nếu vợ/chồng cùng đăng ký tham gia làm Đại Diện Độc Lập) được nêu ở trên. Họ tên:
Giải quyết tranh chấp. Bất kỳ tranh chấp nào giữa hai hoặc nhiều Bên ký kết về giải thích hay áp dụng Bản ghi nhớ này sẽ được giải quyết trực tiếp thông qua hiệp thương trong Ưỷ ban Hỗn hợp Campuchia - Lào - Việt Nam NTFC/NTTCC.