Định nghĩa của Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng là bất kỳ sự kiện hoặc trường hợp nào nằm ngoài khả năng kiểm soát của các Bên hoặc các Bên không thể dự liệu một cách hợp lý trước khi ký kết hoặc trong thời gian triển khai thực hiện Hợp đồng này, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở các sự kiện sau đây: dịch bệnh, hỏa hoạn, bão, lũ lụt, động đất hoặc thiên tai khác, bạo loạn, khủng bố, cháy nổ nghiêm trọng, chiến tranh, bạo động dân sự, chính biến, các quyết định, chỉ thị của cơ quan nhà nước, thay đổi của pháp luật và chính sách của nhà nước.
Sự kiện bất khả kháng là chiến tranh, trường hợp khẩn cấp, tai nạn, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt, bão, đình công hoặc bất kỳ những trở ngại nào khác mà bên bị ảnh hưởng chứng minh được rằng nó vượt quá tầm kiểm soát của bên đó và không thể dự đoán được tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc không thể tránh hoặc vượt qua được sự kiện đó hoặc các hệ quả của nó một cách hợp lý. Một bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng hay phải chịu trách nhiệm với bên kia về bất kỳ sự chậm thực hiện, hay không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của hợp đồng này với điều kiện sự chậm trễ hay không thực hiện này có nguyên nhân từ sự kiện bất khả kháng đã được thông báo cho bên kia theo Điều 10.3. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ sẽ được gia hạn tương ứng, tuân thủ Điều 10.4. Nếu một sự kiện bất khả kháng xảy ra liên quan đến một trong hai bên ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào theo hợp đồng, bên này phải thông báo trong một thời gian hợp lý cho bên kia về tính chất của sự kiện này và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên này. Nếu việc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào theo hợp đồng này bởi một trong hai bên bị trì hoãn hoặc cản trở bởi sự kiện bất khả kháng trong một thời gian liên tục vượt qua ba [có thể đưa ra số khác] tháng, bên kia được quyền chấm dứt hủy hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng có nghĩa là bất kỳ sự kiện hoặc tình huống nào xảy ra mà không thể lường trước được một cách hợp lý vào ngày của sự kiện này và nằm ngoài tầm kiểm soát hợp lý của các bên (bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng) và không thể tránh khỏi hoặc ngăn ngừa một cách thận trọng và với chi phí hợp lý và điều này có thể dẫn đến việc không thể và/ hoặc trái luật của việc triển khai và thực hiện tất cả hoặc một phần nghĩa vụ của Bên bị ảnh hưởng.

Examples of Sự kiện bất khả kháng in a sentence

  • Khi xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng, Bên viện dẫn lý do bất khả kháng sẽ không phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại, chi phí tăng thêm hoặc tổn thất mà các Bên khác có thể phải chịu do việc không thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện như nêu trên.

  • Trong trường hợp có bất kỳ sự chậm trễ nào, nghĩa vụ giao hàng sẽ được tạm ngưng trong một khoảng thời gian tương ứng với thời gian bị mất do Sự Kiện Bất Khả Kháng.

  • Bên bị ảnh hưởng bởi bởi sự kiện bất khả kháng sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp để giảm thiểu hoặc loại bỏ các ảnh hưởng của bất khả kháng và trong thời gian ngắn nhất có thể, nỗ lực để tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ của mình đã bị ảnh hưởng bởi Sự Kiện Bất Khả Kháng.

  • Tuy nhiên, nếu một Sự Kiện Bất Khả Kháng tiếp tục hoặc được dự tính tiếp tục trong một khoảng thời gian dài hơn 60 (sáu mươi) ngày sau ngày giao hàng đã thỏa thuận, mỗi Bên đều có quyền hủy bỏ phần việc bị ảnh hưởng trong Đơn Đặt Hàng Được Xác Nhận mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với Bên kia.

  • Trường hợp một Bên mong muốn viện dẫn lý do bất khả kháng, Bên đó sẽ gửi văn bản thông báo sự việc cho Bên còn lại trong vòng bảy ngày sau khi biết được về Sự Kiện Bất Khả Kháng đó xảy ra.


More Definitions of Sự kiện bất khả kháng

Sự kiện bất khả kháng có nghĩa là bất kỳ sự kiện nào nằm ngoài tầm kiểm soát hợp lý của Ngân Hàng mà ngăn cản Ngân Hàng thực hiện nghĩa vụ theo GTC, bao gồm nhưng không giới hạn ở động đất, bão lụt, thời tiết khắc nghiệt, khủng bố, chiến tranh, đình công, bãi việc, nổi loạn, dịch bệnh, cách ly, sự trục trặc hoặc hư hỏng hệ thống máy tính hoặc việc bất kỳ bên thứ ba gây trở ngại đối với hoạt động của hệ thống máy tính, lệnh của tòa án hoặc cơ quan tư pháp có thẩm quyền, hoặc bất kỳ hành động nào của chính phủ hoặc chính sách nào ảnh hưởng đến việc thực hiện GTC.
Sự kiện bất khả kháng có nghĩa là bất kỳ sự kiện nào vượt quá khả năng kiểm soát hợp lý của một bên nhằm ngăn chặn hoặc trì hoãn việc thực hiện hoặc tuân thủ nghĩa vụ của bên đó theo Điều khoản và Điều kiện này bao gồm nhưng không giới hạn thiên tai, chiến tranh, thù địch, xâm lược, ngoại xâm, nổi loạn, cách mạng, nội chiến, đình công, thay đổi pháp luật, hành động hay yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Sự kiện bất khả kháng có nghĩa là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép dẫn đến không thể tiếp tục thực hiện hay có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu lực của hợp đồng.
Sự kiện bất khả kháng có ý nghĩa như được quy định tại Điều 17.1.
Sự kiện bất khả kháng là bất kỳ sự kiện nào sau đây ảnh hưởng đến nhiều Khách và nhiều Chỗ Nghỉ/tài sản, bao gồm nhưng không giới hạn như: các hiện tượng thiên tai, hoả hoạn, chiến tranh tại bất kỳ địa phương hoặc quốc gia như tính trạng khẩn cấp, xâm lănghoặc yêu cầu của bất kỳ quốc giahoặc các cơ quan công quyền khác.v.v.,hoặc tình huống khẩn cấp khiến Khách Hàng không thể di chuyển đếnChỗ Nghỉ như dự định trước đó hoặc khiến Đối Tác không thể cung cấp dịch vụ như cam kết.
Sự kiện bất khả kháng là chiến tranh, trường hợp khẩn cấp, tai nạn, hỏa hoan động đất, lũ lụt, bão, đình công hoặc bất kỳ những trở ngại nào khác mà bên bị ảnh hưởng chứng minh được rằng nó vượt quá tầm kiểm soát của bên đó và không thể dự đoán được tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc không thể tránh hoặc vượt qua được sự kiện đó hoặc các hệ quả của nó một cách hợp lý. Một bên bị tác động bởi sự kiện bất khả kháng sẽ không bị coi là vi phạm hợp đồng hay phải chịu trách nhiệm với bên kia về bất kỳ sự chậm thực hiện, hay không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của hợp đồng này với điều kiện sự chậm trễ hay không thực hiện này có nguyên nhân từ sự kiện bất khả kháng đã được thông báo cho bên kia theo Điều [16.3]. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ sẽ được gia hạn tương ứng tuân thủ Điều [16.4]. Nếu một sự kiện bất khả kháng xảy ra liên quan đến một trong hai bên ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào theo hợp đồng, bên này phải thông báo trong một thời gian hợp lý cho bên kia về tính chất của sự kiện này và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên này. Nếu việc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào theo hợp đồng này bởi một trong hai bên bị trì hoãn hoặc cản trở bởi sự kiện bất khả kháng trong một thời gian liên tục vượt quá ba [có thể đưa ra số khác] tháng, bên kia được quyền chấm dứt hủy hợp đồng bằng cách thông báo bằng văn bản cho bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng. [Tùy chọn: “16.4 Nếu việc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào theo hợp đồng này bởi một trong hai bên bị trì hoãn hoặc cản trở bởi sự kiện bất khả kháng trong một thời gian liên tục vượt quá ba [nêu một số khác, nếu muốn] tháng, các Bên phải thương lượng một cách thiện chí và nỗ lực hết sức để đạt được thống nhất về những sửa đổi đối với hợp đồng này hoặc các thu xếp khác công bằng và hợp lý với mục tiêu nhằm giảm bớt các tác động của sự kiện bất khả kháng. Những nếu các Bên không đạt được thỏa thuận về những sửa đổi hay thu xếp như vậy trong vòng 30 [nêu một số khác, nếu muốn] ngày tiếp theo, Bên kia có quyền chấm dứt hợp đồng này bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng.”.]
Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của Ngân Hàng, không thể nhìn thấy trước, không thể ngăn cản, là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất, thiệt hại cho Ngân Hàng và cản trở khả năng của Ngân Hàng trong việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Khách Hàng. Ngân Hàng sẽ không chịu trách nhiệm về các Sự Kiện Bất Khả Kháng, bao gồm nhưng không giới hạn trường hợp không có sẵn tiền hoặc bất kỳ tổn thất nào mà Khách Hàng phải chịu do các hạn chế về khả năng chuyển đổi hoặc chuyển ngân, các trường hợp khiếu nại, chuyển tiền bắt buộc, thay đổi về luật (bao gồm nhưng không giới hạn các quy định về quản lý ngoại hối), việc ngưng hoạt động, bị trưng thu, chiến tranh hoặc nội chiến, thiên tai, dịch bệnh, đình công, bãi công hoặc các nguyên nhân khác, bất kể phát sinh trong hoặc ngoài Việt Nam hoặc tại bất cứ nơi nào có các khoản tiền được ký thác hoặc có thể được chuyển đi.