Mẫu Điều Khoản Bất khả kháng

Bất khả kháng. Ðiều khoản bất khả kháng của Phòng Thương mại quốc tế ( ICC ấn phẩm số 421) theo hợp đồng này được kết hợp thành 1 bộ phận trong hợp đồng này
Bất khả kháng. Mỗi bên sẽ được miễn trừ từ việc không thực hiện hoặc trì hoãn việc thực hiện gây ra bởi các sự kiện vượt quá sự kiểm soát hợp lý của mình. Bên yêu cầu miễn trừ trách nhiệm do việc không thực hiện phải có những nỗ lực hợp lý để loại bỏ nguyên nhân của tình trạng không đủ khả năng thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện. Bên yêu cầu miễn trừ trách nhiệm phải nhanh chóng thông báo bằng văn bản cho bên còn lại về sự kiện đó, nêu rõ bản chất sự kiện và dự đoán thời gian diễn ra. Nếu Nhà Cung Cấp viện lý do hoặc trì hoãn thực hiện quá 20 ngày dương lịch, Bên Mua có thể chấm dứt Đơn Hàng, bằng việc gửi văn bản thông báo cho Nhà Cung Cấp, và việc chấm dứt như vậy sẽ có hiệu lực ngay khi nhận thông báo đó. Nếu Bên Mua chấm dứt Đơn Hàng, Bên Mua chỉ có trách nhiệm phải thanh toán số tiền còn nợ cho các nghĩa vụ đã được thực hiện bởi Nhà Cung Cấp theo Đơn Hàng này trước khi Nhà Cung Cấp nhận được thông báo chấm dứt của Bên Mua.
Bất khả kháng. Không một bên nào phải chịu trách nhiệm về bất kỳ việc không thực hiện, bao gồm cả không chấp nhận việc thực hiện Dịch Vụ hoặc nhận Hàng Hóa được giao xảy ra trong các trường hợp nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của bên đó, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở thiên tai, chiến tranh, hành động của cơ quan nhà nước hoặc tai nạn, với điều kiện là bên đó phải thông báo ngay cho bên kia và thực hiện những nỗ lực hợp lý để sửa chữa việc không thực hiện của mình.
Bất khả kháng. Không bên nào phải chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện các nghĩa vụ của mình quy định trong Thỏa Thuận này hoặc cho bất kỳ thiệt hại hoặc nghĩa vụ nào khác nếu việc không thực hiện đó là do các lý do nằm ngoài tầm kiểm soát hợp lý của các bên, bao gồm nhưng không giới hạn thiên tai, đình công, hoặc tranh chấp, rối loạn trong ngành công nghệ, lệnh khẩn cấp của chính phủ, hành động của tòa án hoặc chính phủ, các quy chế khẩn cấp, hành động phá hoại, bạo động, đập phá, sự cố điện tử, sự cố lớn về phần cứng và phần mềm máy tính, chậm trễ trong việc chuyển giao thiết bị, các hành động của bên thứ ba, hay hành động khủng bố.
Bất khả kháng. Ðình công, phá hoại có thể xảy ra ở bất cứ nước xuất xứ hàng hoá sẽ được xem như trường hợp bất khả kháng
Bất khả kháng. Guardian sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm đối với Khách hàng, và cũng không bị coi là vi phạm Thỏa thuận đối với bất kỳ việc không thực hiện hoặc chậm trễ trong việc hoàn thành hoặc thực hiện bất kỳ điều khoản nào của Thỏa thuận khi và trong phạm vi việc không thực hiện hoặc chậm trễ đó là do hoặc là kết quả của các hành động nằm ngoài tầm kiểm soát của Guardian, bao gồm nhưng không giới hạn ở: (a) thiên tai (bao gồm động đất, bão, lốc xoáy, tố lốc hoặc cuồng phong); (b) lũ lụt, cháy nổ;
Bất khả kháng. Covid 19 có phải là sự kiện bất khả kháng đối với hợp đồng không? Hoàn cảnh thay đổi cơ bản
Bất khả kháng. Công Ty sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào xảy ra cho hàng hóa, sự trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ theo Điền Kiện này vì lý do thiên tai, chính quyền dân sự hoặc quân sự, kẻ thù quốc gia, hỏa hoạn, lũ lụt, mùi hôi, rò rỉ vòi nước, gió, bão, con nhậy, chuột, hoặc các loại động vật gây hại khác, bạo loạn, đình công, bãi công hoặc các vấn đề, nhiễu loạn hoặc can thiệp về lao động khác do bất kỳ nguyên nhân nào hoặc ở bất kỳ mức độ nào dù là mức độ một, hai hoặc ba .v.v, hoặc tại nạn, bạo loạn, bạo đông dân sự, cấm đường, sự can thiệp của chính phủ hoặc các quy định của chính phủ hoặc các sự kiện bất ngờ khác tương tự hoặc không tương tự với các sự kiện đã nêu, hoặc bất kỳ sự kiện nào vượt quá sự kiểm soát của Công Ty. Công Ty phải thông báo cho Khách Hàng sớm nhất có thể về bất kỳ sự trì hoãn hoặc việc không thể thực hiện nghĩa vụ nào được tiên liệu do bất kỳ sự kiện nào nêu trên gây ra. Việc thực hiện những nghĩa vụ bị ảnh hưởng sẽ được hoãn trong thời gian trì hoãn mà sự kiện đó gây ra.
Bất khả kháng. Expeditors không chịu trách nhiệm đối với tổn thất, thiệt hại, chi phí, sự chậm trễ hoặc không tuân thủ phát sinh do toàn bộ hoặc một phần tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của Expeditors, bao gồm: (i) thiên tai, bao gồm lũ lụt, động đất, bão, mất điện hoặc thiên tai khác; (ii) chiến tranh, không tặc, đánh cướp, trộm cắp hoặc các hoạt động khủng bố; (iii) các sự cố hoặc tình trạng xuống cấp xảy ra cho phương tiện vận tải;
Bất khả kháng. Trong mọi trường hợp, không bên nào phải chịu trách nhiệm hoặc chịu trách nhiệm pháp lý cho việc không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ của mình theo tài liệu này phát sinh từ hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp có nguyên nhân từ những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, bao gồm nhưng không giới hạn ở đình công, lãn công, tai nạn, hành động chiến tranh hoặc khủng bố, bất ổn dân sự hoặc quân sự, thảm họa hạt nhân hoặc thiên nhiên hoặc thiên tai (“Sự kiện Bất Khả kháng”), với điều kiện là, bên bị ảnh hưởng gửi văn bản thông báo cho bên còn lại về Sự kiện Bất Khả kháng trong thời hạn hai (2) ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện Bất Khả kháng. Nếu là thông báo do Nhà cung cấp gửi, thông báo sẽ ghi rõ: (i) thời gian ước tính diễn ra Sự kiện Bất Khả kháng; (ii) nguyên nhân của Sự kiện Bất Khả kháng; (iii) (các) Sản phẩm bị ảnh hưởng; (iv) (các) Đơn Đặt hàng bị ảnh hưởng; (v) mức tồn kho sẵn có tại (các) cơ sở của Nhà cung cấp để có thể sẵn sàng cung ứng; (vi) phương án dự phòng triển khai sản xuất ngay bên ngoài khu vực bị ảnh hưởng, nếu có thể; (vii) mức nguyên liệu sẵn có phục vụ sản xuất (các) Sản phẩm; (viii) chiến lược phân phối hàng tồn kho hiện có; và