Sự kiện bất khả kháng. 1. Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng vẫn trực tiếp cản trở việc thực hiện nghĩa vụ trong Điều khoản điều kiện, làm cho bên gặp phải trường hợp bất khả kháng không thể hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ đã thoả thuận. Các trường hợp bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như thiên tai, động đất, hoả hoạn, bạo động, chiến tranh, sự thay đổi của pháp luật, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền không do lỗi của các bên.
2. Bên do gặp phải sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện được các quy định trong Điều khoản điều kiện có nghĩa vụ thông báo ngay cho Bên kia biết trong vòng 24 tiếng kể từ khi gặp phải sự kiện bất khả kháng. Trong trường hợp này, Xxx gặp phải trường hợp bất khả kháng không bị coi là vi phạm Điều khoản điều kiện. Tuy nhiên, nếu không thông báo kịp thời cho Bên kia hoặc không tìm mọi biện pháp để hạn chế, khắc phục thì vẫn bị coi là vi phạm Điều khoản điều kiện.
Sự kiện bất khả kháng. 18.1 Sự kiện Bất khả kháng bao gồm nhưng không hạn chế ở: Thiên tai, động đất, lũ lụt, bão lụt, hỏa hoạn, cháy nổ, gió lốc, chiến tranh, tin tặc tấn công, dịch bệnh, phong tỏa, cách ly xã hội, đình công, hành động của bất kỳ Cơ quan có thẩm quyền nào, mất điện trên diện rộng hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác vượt ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các hoặc mỗi bên trong Thỏa thuận này và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
18.2 Thông báo sự kiện Bất khả kháng:
a. Nếu một trong hai Bên vì điều kiện bắt buộc không thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm, công việc của mình do sự kiện Bất khả kháng thì trong vòng mười bốn
b. Bên gặp phải sự cố sẽ được miễn cho việc thực hiện công việc thuộc nghĩa vụ trong thời gian mà sự kiện Bất khả kháng cản trở công việc thực hiện của mình.
18.3 Trách nhiệm của hai Bên khi có sự kiện Bất khả kháng
a. Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện Bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia Chấm dứt Thỏa thuận, trừ khi pháp luật Việt Nam có quy định khác. Trong trường hợp xảy ra sự kiện Bất khả kháng, thời gian thực hiện Thỏa thuận sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện Bất khả kháng.
b. Các tình huống và hoàn cảnh khác có ảnh hưởng tới việc thực hiện Thỏa thuận này không coi là sự kiện Bất khả kháng ngoại trừ khi cả hai bên cùng bàn bạc và đồng thuận
c. Việc một bên Chấm dứt Thỏa thuận do sự kiện Bất khả kháng không miễn trừ nghĩa vụ của bên đó đã phát sinh trước thời điểm có sự kiện Bất khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng. (a) Trong trường hợp Ngân hàng không thể thực hiện bất kỳ điều nào trong các Điều khoản và Điều kiện này do các sự kiện ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng hoặc các sự kiện mà Ngân hàng không thể lường trước một cách hợp lý để ngăn ngừa và đề phòng, Ngân hàng sẽ không phải chịu trách nhiệm cho việc không thực hiện được các Điều khoản và Điều kiện này trong thời gian của các sự kiện bất khả kháng đó. CIMB sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự chậm trễ, tổn thất, thiệt hại hoặc bất tiện nào gây ra hoặc phát sinh từ hoặc liên quan đến các sự kiện bất khả kháng.
Sự kiện bất khả kháng. 1. Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
2. Những trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi: động đất, lũ lụt, hạn hán, cháy nổ, dịch bệnh, thảm họa, thiên tai, chiến tranh, khủng bố, đình công, phá sản, cấm vận... hoặc những sự kiện không thể lường trước được và không có nghĩa vụ phải biết trước dẫn đến việc không thể tiếp tục thực hiện hay có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu lực của Hợp đồng.
3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng xảy ra, tùy từng trường hợp các bên sẽ xử lý như sau:
a) Trường hợp sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc cung cấp dịch vụ của VRB bị ảnh hưởng, VRB có quyền quyết định tạm ngưng một phần hoặc toàn bộ dịch vụ cung cấp cho khách hàng. VRB sẽ thông báo tới khách hàng chi tiết về nguyên nhân và ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng, bằng các phương thức mà VRB cho là phù hợp. Trong vòng 07 ngày kể từ khi xảy ra sự kiện, trường hợp chủ thẻ không đồng ý với các nội dung VRB đưa ra, Chủ thẻ có trách nhiệm thông báo với VRB để thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ này. Nếu không có phản hồi, sẽ coi như đồng ý với các nội dung điều chỉnh của VRB.
b) Trường hợp sự kiện bất khả kháng dẫn đến Chủ thẻ không thể tiếp tục sử dụng được dịch vụ thì trong vòng 07 ngày chủ thẻ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho VRB và trong vòng 30 ngày phải gửi văn bản cho VRB mô tả chi tiết về nguyên nhân của sự kiện, ảnh hưởng của sự kiện đối với việc thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng và gửi kèm các chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xảy ra sự kiện bất khả kháng. Ngay sau khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt, Chủ thẻ có trách nhiệm tích cực khắc phục hậu quả (nếu có) và tiếp tục thực hiện Hợp đồng.
4. Trong thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng, bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình do trường hợp bất khả kháng sẽ không bị phạt vi phạm, bồi thường theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.
5. Nếu có sự kiện bất khả kháng kéo dài hơn 01 tháng thì Hợp đồng có thể được chấm dứt theo đề nghị của một bên.
Sự kiện bất khả kháng. 11.1 Không bên nào phải chịu trách nhiệm đối với bất kỳ thiệt hại, tổn thất, phí hoặc chi phí phát sinh từ hoặc liên quan đến bất kỳ việc chậm trễ, hạn chế, cản trở hoặc không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào đối với bên kia bị gây nên bởi các tình huống ngoài tầm kiểm soát hợp lý của bên đó, bao gồm nhưng không giới hạn ở thiên tai, luật pháp và qui định, biện pháp hành chính, lệnh hoặc chỉ thị của bất kỳ tòa án nào, động đất, lụt, cháy, nổ, chiến tranh, khủng bố, bạo loạn, phá hoại, tai nạn, dịch bệnh, đại dịch, đình công, đóng cửa nhà máy, kinh tế trì trệ, công nhân nổi loạn, bế tắc trong việc tìm kiếm nhân sự hoặc nguyên liệu cần thiết, thiếu hoặc không có phương tiện vận chuyển, nhà máy hoặc máy móc thiết yếu bị hỏng, sửa chữa hoặc bảo trì khẩn cấp, hỏng hóc hoặc thiếu hệ thống cấp điện nước, chậm trễ giao hàng hoặc khuyết tật của hàng hóa do các nhà cung ứng hoặc thầu phụ cung cấp (“Sự Kiện Bất Khả Kháng”).
11.2 Ngay khi xảy ra Sự Kiện Bất Khả Kháng, bên bị ảnh hưởng theo đó phải nhanh chóng thông báo bằng văn bản cho bên kia về sự việc nêu rõ nguyên nhân của sự việc và điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến việc thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Đơn Đặt Hàng Được Xác Nhận. Trong trường hợp có bất kỳ sự chậm trễ nào, nghĩa vụ giao hàng sẽ được tạm ngưng trong một khoảng thời gian tương ứng với thời gian bị mất do Sự Kiện Bất Khả Kháng. Tuy nhiên, nếu một Sự Kiện Bất Khả Kháng tiếp tục hoặc được dự tính tiếp tục trong một khoảng thời gian dài hơn 60 (sáu mươi) ngày sau ngày giao hàng đã thỏa thuận, mỗi Bên đều có quyền hủy bỏ phần việc bị ảnh hưởng trong Đơn Đặt Hàng Được Xác Nhận mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với Bên kia.
Sự kiện bất khả kháng. 7.1 Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép.
7.2 Những trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn bởi: động đất, lũ lụt, hạn hán, cháy nổ, dịch bệnh, thảm họa, thiên tai, chiến tranh, khủng bố, đình công, phá sản,... hoặc những sự kiện không thể lường trước được và không có nghĩa vụ phải biết trước dẫn
7.3 Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng cho một bên thì trong vòng 07 ngày bên đó có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên còn lại và trong vòng 30 ngày phải gửi văn bản cho bên còn lại mô tả chi tiết về nguyên nhân của sự kiện, ảnh hưởng của sự kiện đối với việc thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng và gửi kèm các chứng nhận của chính quyền địa phương về việc xảy ra sự kiện bất khả kháng. Ngay sau khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt, các bên có trách nhiệm tích cực khắc phục hậu quả (nếu có) và tiếp tục thực hiện Hợp đồng.
7.4 Nếu có sự kiện bất khả kháng kéo dài hơn 01 tháng, thì các bên sẽ xem xét và quyết định một cách hợp lý về nội dung các điều khoản tại Hợp đồng. Trong trường hợp các bên không thống nhất được phương án thực hiện, các bên đồng ý giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Sự kiện bất khả kháng. Bên Mua và Bên Bán sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ sự chậm trễ hoặc không thực hiện nghĩa vụ do đình công, đóng cửa hoặc tranh chấp lao động khác, hỏa hoạn, thiên tai hoặc các nguyên nhân khác ngoài tầm kiểm soát hợp lý của bên bị ảnh hưởng; với điều kiện, bên bị ảnh hưởng phải thông báo cho bên không bị ảnh hưởng về bất kỳ nguyên nhân nào đã gây ra sự chậm trễ hoặc sự chậm trễ dự kiến ngay sau khi sự kiện đó bắt đầu và bên bị ảnh hưởng phải nỗ lực tối đa để gửi hoặc nhận thông báo, tùy từng trường hợp, càng nhanh càng tốt. Nếu Bên Mua cho rằng sự chậm trễ hoặc sự chậm trễ dự kiến trong việc giao hàng của Bên Bán có thể làm giảm khả năng của Bên Mua trong việc đáp ứng lịch trình sản xuất của mình hoặc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Bên Mua và sự chậm trễ đó có thể kéo dài trong một khoảng thời gian vượt quá mười (10) ngày, thì Bên Mua có thể lựa chọn ngay lập tức chấm dứt Đơn Đặt Hàng này mà không chịu trách nhiệm pháp lý đối với Bên Bán. Trong trường hợp thiếu hụt hàng hóa, Bên Bán đồng ý phân bổ tổng nguồn cung Sản phẩm sẵn có của mình cho Bên Mua và các khách hàng khác của mình, nếu có, trên cơ sở công bằng và bình đẳng.
Sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp và khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện như: thiên tai, khủng bố, chiến tranh, dịch bệnh,… Bên gặp phải sự kiện Bất khả kháng dẫn đến vi phạm Hợp đồng thì được miễn trách nhiệm do vi phạm Hợp đồng và không phải chịu các chế tài do vi phạm bởi gặp phải sự kiện Bất khả kháng.Trong suốt thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các Bên được hoãn lại. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, các Bên cam kết thông báo cho nhau sớm nhất để hạn chế tối đa thiệt hại cho các Bên. Các Bên có nghĩa vụ nỗ lực khắc phục hậu quả của sự kiện bất khả kháng. Nếu sự kiện bất khả kháng dẫn đến phải chấm dứt Hợp đồng thì sẽ bàn bạc, quyết định việc chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn.